Theo dự báo của CBRE, thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có sự sụt giảm rất lớn về số căn hộ chung cư chào bán và số căn hộ bán được trong 3 tháng cuối năm.
Mục Lục
Bức tranh thị trường nhuốm màu u ám
Trong một chia sẻ mới đây, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, tình hình của thị trường đã xấu hơn rất nhiều so với các dự báo lạc quan hồi đầu quý III.
Cụ thể, theo bà Dương Thùy Dung, dịch bệnh đã tác động đến quyết định xuống tiền của người mua. Giãn cách xã hội kéo dài, rất nhiều người dân phải làm việc ở nhà, thậm chí mất việc khiến họ suy nghĩ thận trọng hơn trước việc mua nhà, kể cả là mua để ở hay mua để đầu tư.
Bà Dung cho biết, ngay chính bản thân các chủ đầu tư khi chào bán dự án cũng phải thăm dò kỹ lưỡng nhu cầu trên thị trường trước khi đưa ra những sản phẩm với quy mô lớn.
Theo bà Dương Thùy Dung, trước thời điểm xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 4, cả doanh nghiệp đầu tư bất động sản và khách hàng đều rất lạc quan về những diễn biến của thị trường bởi các tín hiệu lạc quan như tỷ lệ hấp thụ của thị trường căn hộ vẫn ở ngưỡng trên 80% ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Giá bán trung bình căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm khoảng 2.260 USD/m2, mức tăng giá bình quân tại TP. Hồ Chí Minh khá cao, đạt 15-16%; tại Hà Nội, mức tăng giá đạt 3-9%.
“Trước đó, CBRE từng dự báo con số tiêu thụ 13.000-15.000, thậm chí 17.000 căn hộ cho năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng với tình hình thực tại như hiện nay, những dự báo về diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm 2021 cần thận trọng hơn rất nhiều” – bà Dung chia sẻ.
Đồng quan điểm, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cũng chia sẻ, quyết định mua nhà của người dân hiện tại rất dè dặt, phần lớn người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập sụt giảm, nhà đầu tư cũng đang phải gồng mình trả lãi ngân hàng nên dù nhu cầu lớn nhưng chưa chắc đã có thể mua được.
Vị chuyên gia cho biết, thực tế các sàn giao dịch, chủ đầu tư đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 30-40% so với thời điểm trước dịch, chủ yếu là đặt cọc, đặt chỗ với khoản tiền rất nhỏ. Kèm theo đó, chủ đầu phải có những chính sách khuyến mãi hoặc giảm giá, ưu đãi, tặng thưởng hoặc giãn cách thời gian thanh toán.
Còn ở thời điểm này, thị trường bất động sản nửa cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kịch bản mở cửa của TP. Hồ Chí Minh.
Yếu tố thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.
2 kịch bản thị trường căn hộ chung cư
Kịch bản thứ nhất, dự báo về thị trường căn hộ chung cư trong 3 tháng cuối năm, đại diện CBRE cho biết, nếu chính sách mở cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh được nới lỏng dần dần vào tháng 9 và bước sang tháng 10 được đi làm lại và các hoạt động được mở trở lại dần dần thì tổng số căn hộ được mở bán tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021 là khoảng 13.000 căn và tại Hà Nội là khoảng 17.000 căn.
Tương ứng với số căn hộ mở bán thì lượng tiêu thụ cũng ở mức khoảng 12.000 căn cho TP. Hồ Chí Minh và 17.000 căn cho Hà Nội. Đây là kịch bản lạc quan nhất, nhưng những con số này vẫn thấp hơn nhiều so với số liệu những năm trước đó, kể cả năm 2020.
Kịch bản thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa mở cửa dần dần vào tháng 10 mà phải tận đến cuối năm 2021, thì con số căn hộ ra thị trường của TP.HCM còn giảm nữa.
Khi đó, số căn hộ chào bán tại TP.HCM trong năm 2021 chỉ còn 8.000 căn và tại Hà Nội là 14.000 căn. Đây là những con số chỉ bằng 20 – 25% so với những thời điểm cao điểm trước đó.
Trong hai kịch bản, bà Dung cho hay, CBRE nghiêng về kịch bản thứ 2 vì nếu được mở cửa dần dần vào tháng 10/2021, thì những sự kiện tập trung đông người vẫn chưa được phép triển khai.
Có thể những sự kiện ngoài trời hoặc được phép tụ tập cũng không được quá 30 người. Với mức độ tập trung ít người như vậy, những chủ đầu tư có dự án quy mô lớn muốn chào bán phải bán theo giai đoạn với số lượng vừa và nhỏ.
“Mặc dù khá lạc quan về nhu cầu của người dân, về tỷ lệ hấp thụ của một số dự án cá biệt nhưng bản thân người mua cũng phải rất thận trọng” – bà Dung lưu ý.
2 kịch bản thị trường căn hộ chung cư cuối năm
Theo dự báo của CBRE, thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có sự sụt giảm rất lớn về số căn hộ chung cư chào bán và số căn hộ bán được trong 3 tháng cuối năm.
Mục Lục
Bức tranh thị trường nhuốm màu u ám
Trong một chia sẻ mới đây, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, tình hình của thị trường đã xấu hơn rất nhiều so với các dự báo lạc quan hồi đầu quý III.
Cụ thể, theo bà Dương Thùy Dung, dịch bệnh đã tác động đến quyết định xuống tiền của người mua. Giãn cách xã hội kéo dài, rất nhiều người dân phải làm việc ở nhà, thậm chí mất việc khiến họ suy nghĩ thận trọng hơn trước việc mua nhà, kể cả là mua để ở hay mua để đầu tư.
Bà Dung cho biết, ngay chính bản thân các chủ đầu tư khi chào bán dự án cũng phải thăm dò kỹ lưỡng nhu cầu trên thị trường trước khi đưa ra những sản phẩm với quy mô lớn.
Theo bà Dương Thùy Dung, trước thời điểm xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 4, cả doanh nghiệp đầu tư bất động sản và khách hàng đều rất lạc quan về những diễn biến của thị trường bởi các tín hiệu lạc quan như tỷ lệ hấp thụ của thị trường căn hộ vẫn ở ngưỡng trên 80% ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Giá bán trung bình căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm khoảng 2.260 USD/m2, mức tăng giá bình quân tại TP. Hồ Chí Minh khá cao, đạt 15-16%; tại Hà Nội, mức tăng giá đạt 3-9%.
“Trước đó, CBRE từng dự báo con số tiêu thụ 13.000-15.000, thậm chí 17.000 căn hộ cho năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng với tình hình thực tại như hiện nay, những dự báo về diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm 2021 cần thận trọng hơn rất nhiều” – bà Dung chia sẻ.
Đồng quan điểm, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cũng chia sẻ, quyết định mua nhà của người dân hiện tại rất dè dặt, phần lớn người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập sụt giảm, nhà đầu tư cũng đang phải gồng mình trả lãi ngân hàng nên dù nhu cầu lớn nhưng chưa chắc đã có thể mua được.
Vị chuyên gia cho biết, thực tế các sàn giao dịch, chủ đầu tư đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 30-40% so với thời điểm trước dịch, chủ yếu là đặt cọc, đặt chỗ với khoản tiền rất nhỏ. Kèm theo đó, chủ đầu phải có những chính sách khuyến mãi hoặc giảm giá, ưu đãi, tặng thưởng hoặc giãn cách thời gian thanh toán.
Còn ở thời điểm này, thị trường bất động sản nửa cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kịch bản mở cửa của TP. Hồ Chí Minh.
Yếu tố thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.
2 kịch bản thị trường căn hộ chung cư
Kịch bản thứ nhất, dự báo về thị trường căn hộ chung cư trong 3 tháng cuối năm, đại diện CBRE cho biết, nếu chính sách mở cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh được nới lỏng dần dần vào tháng 9 và bước sang tháng 10 được đi làm lại và các hoạt động được mở trở lại dần dần thì tổng số căn hộ được mở bán tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021 là khoảng 13.000 căn và tại Hà Nội là khoảng 17.000 căn.
Tương ứng với số căn hộ mở bán thì lượng tiêu thụ cũng ở mức khoảng 12.000 căn cho TP. Hồ Chí Minh và 17.000 căn cho Hà Nội. Đây là kịch bản lạc quan nhất, nhưng những con số này vẫn thấp hơn nhiều so với số liệu những năm trước đó, kể cả năm 2020.
Kịch bản thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa mở cửa dần dần vào tháng 10 mà phải tận đến cuối năm 2021, thì con số căn hộ ra thị trường của TP.HCM còn giảm nữa.
Khi đó, số căn hộ chào bán tại TP.HCM trong năm 2021 chỉ còn 8.000 căn và tại Hà Nội là 14.000 căn. Đây là những con số chỉ bằng 20 – 25% so với những thời điểm cao điểm trước đó.
Trong hai kịch bản, bà Dung cho hay, CBRE nghiêng về kịch bản thứ 2 vì nếu được mở cửa dần dần vào tháng 10/2021, thì những sự kiện tập trung đông người vẫn chưa được phép triển khai.
Có thể những sự kiện ngoài trời hoặc được phép tụ tập cũng không được quá 30 người. Với mức độ tập trung ít người như vậy, những chủ đầu tư có dự án quy mô lớn muốn chào bán phải bán theo giai đoạn với số lượng vừa và nhỏ.
“Mặc dù khá lạc quan về nhu cầu của người dân, về tỷ lệ hấp thụ của một số dự án cá biệt nhưng bản thân người mua cũng phải rất thận trọng” – bà Dung lưu ý.
Nguồn: Tạp chí tài chính