VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% và góc nhìn chuyên gia
Mục Lục
VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0%
Theo VAFI, lãi suất tiền gửi của Việt Nam vẫn ở mức cao so với khu vực dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.
Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có đề xuất gửi Chính phủ đưa lãi suất tiền gửi VND dần về mức 0%.
Theo VAFI, hiện nay các nước Âu Mỹ, Đông Âu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nền kinh tế phát triển đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm.
Thậm chí, một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2% – 5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay) nhằm kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà ở và chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.
Cùng với đó, các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2% – 0,7%/năm.
“Còn tại Việt Nam, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5% – 6,2%/năm là rất cao so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình”, VAFI nhận định.
Theo hiệp hội VAFI, nền kinh tế Việt Nam có những tiền đề vững chắc như các nước trong khu vực để thực hiện đưa lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển tốc độ cao, xuất khẩu tăng trưởng ở mức hai con số, lượng kiều hối hàng năm đổ về lớn…
Song, VAFI cho rằng Việt Nam vẫn có lãi suất tiền gửi cao so với các nước trong khu vực và khó có thể hạ nhanh lãi suất tiền gửi do chưa có hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi. Đồng thời cũng chưa ngặn chặn dòng tiền này chảy vào các kênh không có lợi cho nền kinh tế như bất động sản hay ngoại tệ.
Theo đó, VAFI đã hiến kế Chính phủ ban hành các giải pháp để đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0% như sau.
Thứ nhất, hiệp hội VAFI cho rằng cần hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản; đồng thời kiểm soát để không cho tăng giá đất, áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu có thể ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ sau đó tăng dần như thông lệ các nước.
Thứ hai, hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2 %/năm và như vậy hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm.
Thứ ba, khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, để phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ, VAFI cho rằng NHNN cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, cần kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách hàng năm và tiếp tục củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng loại bỏ các ngân hàng yếu kém, cải thiện cơ cấu cổ đông bằng việc tăng cường cổ đông tổ chức, cổ đông chiến lược thực sự, hạn chế tình trạng ngân hàng thuộc sở hữu của một tập đoàn….
Chuyên gia nói gì?
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0% của VAFI là thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Ý kiến của VAFI nhận được nhiều quan điểm trái chiều, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển để có thể hiểu rõ hơn về bản chất hoạt động của các mức lãi suất trên thị trường.
Chuyên gia chỉ ra ba vấn đề trong đề xuất của VAFI, đồng thời cho rằng đây là một đề xuất mang tính kỳ khôi, không có cơ sở và thiếu khoa học.
Thứ nhất, đề xuất được đưa ra mang nhiều tính chủ quan của VAFI. Khi hiệp hội VAFI đưa ra nhận định lãi suất cao là chưa chắc đúng, muốn đánh giá lãi suất cao hay thấp giữa các quốc gia phải có sự đánh giá tương đương về GDP và CPI.
Đối với những nước kém phát triển, đang tăng trưởng mạnh thường có tăng trưởng GDP và CPI cao thì lãi suất tiền gửi và vay luôn luôn cao hơn so với các nước phát triển thường có tăng trưởng GDP và CPI thấp. Khi so sánh mà không giữa trên mối tương quan giữa GDP và CPI thì việc so sánh là khập khiễng khiến nhận định không chính xác.
Thứ hai, mức lãi suất 0% được đưa ra không dựa trên lý thuyết hoặc quan sát nào từ thế giới. Trên thực tế mức lãi suất 0% chỉ có ở góc độ của các ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia trong những giai đoạn thuộc về suy thoái, lạm phát âm, chẳng hạn như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, GDP tăng trưởng âm, lạm phát âm, từ đó để kích thích dòng tiền đi vào sản xuất kinh doanh thì một số NHTW như Fed, ECB hay BOJ mới đưa ra một giai đoạn ngắn là lãi suất tái chiết khấu 0%.
Lãi suất này là lãi suất của NHTW chứ không phải lãi suất của ngân hàng thương mại (NHTM) để khuyến khích người dân, tổ chức đưa tiền vào hoạt động đầu tư.
Ở đây dường như VAFI đang lấy lãi suất này làm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại và đưa vào bối cảnh của Việt Nam khi GDP dự kiến tăng trưởng 5,5%, thấp nhất cũng trên 3%, hiện nay GDP 6 tháng đã đạt 5,8% cùng với lạm phát ước đạt 4%.
Trên thế giới không có NHTM nào lãi suất 0%, đã có sự nhầm lẫn giữa chính sách của NHTW và lãi suất của NHTM. Sự đánh đồng này là hoàn toàn sai khi hai hệ thống có chức năng hoàn toàn khác nhau.
Thứ ba, nếu xét về lý thuyết về kinh doanh tiền tệ, lãi suất là giá cả của thị trường mua bán vốn. Hệ thống NHTM bản chất là những tổ chức kinh doanh trong thị trường vốn, có người mua và người bán. NHTM sẽ mua vốn từ những người có tiền gửi và bán vốn cho những người có nhu cầu vay (huy động và tín dụng) và đã là mua bán thì phải có giá mà ở đây là lãi suất.
Hiện nay, bản thân những người đi vay như nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 10% để đi vay mà có chưa chắc đã vay được, trong khi đó trên thực tế trên thị trường vốn có nhiều nơi lãi suất cao hơn. Khi đã bán vốn 10% thì làm sao mua vốn 0% được, bản thân lý thuyết nó đã sai.
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Mua bán chuyển nhượng chung cư, nhà đất , đất đai (quy trình, thủ tục, chi phí)
Sang tên sổ đỏ nhà – đất
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Thừa kế nhà – đất
Xin phép xây dựng
Và một số dịch vụ pháp lý khác.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% và góc nhìn chuyên gia
Mục Lục
VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0%
Theo VAFI, lãi suất tiền gửi của Việt Nam vẫn ở mức cao so với khu vực dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.
Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có đề xuất gửi Chính phủ đưa lãi suất tiền gửi VND dần về mức 0%.
Theo VAFI, hiện nay các nước Âu Mỹ, Đông Âu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nền kinh tế phát triển đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm.
Thậm chí, một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2% – 5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay) nhằm kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà ở và chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.
Cùng với đó, các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2% – 0,7%/năm.
“Còn tại Việt Nam, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5% – 6,2%/năm là rất cao so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình”, VAFI nhận định.
Theo hiệp hội VAFI, nền kinh tế Việt Nam có những tiền đề vững chắc như các nước trong khu vực để thực hiện đưa lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển tốc độ cao, xuất khẩu tăng trưởng ở mức hai con số, lượng kiều hối hàng năm đổ về lớn…
Song, VAFI cho rằng Việt Nam vẫn có lãi suất tiền gửi cao so với các nước trong khu vực và khó có thể hạ nhanh lãi suất tiền gửi do chưa có hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi. Đồng thời cũng chưa ngặn chặn dòng tiền này chảy vào các kênh không có lợi cho nền kinh tế như bất động sản hay ngoại tệ.
Theo đó, VAFI đã hiến kế Chính phủ ban hành các giải pháp để đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0% như sau.
Thứ nhất, hiệp hội VAFI cho rằng cần hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản; đồng thời kiểm soát để không cho tăng giá đất, áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu có thể ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ sau đó tăng dần như thông lệ các nước.
Thứ hai, hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2 %/năm và như vậy hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm.
Thứ ba, khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, để phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ, VAFI cho rằng NHNN cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, cần kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách hàng năm và tiếp tục củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng loại bỏ các ngân hàng yếu kém, cải thiện cơ cấu cổ đông bằng việc tăng cường cổ đông tổ chức, cổ đông chiến lược thực sự, hạn chế tình trạng ngân hàng thuộc sở hữu của một tập đoàn….
Chuyên gia nói gì?
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, đề xuất đưa lãi suất tiền gửi về 0% của VAFI là thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Ý kiến của VAFI nhận được nhiều quan điểm trái chiều, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển để có thể hiểu rõ hơn về bản chất hoạt động của các mức lãi suất trên thị trường.
Chuyên gia chỉ ra ba vấn đề trong đề xuất của VAFI, đồng thời cho rằng đây là một đề xuất mang tính kỳ khôi, không có cơ sở và thiếu khoa học.
Thứ nhất, đề xuất được đưa ra mang nhiều tính chủ quan của VAFI. Khi hiệp hội VAFI đưa ra nhận định lãi suất cao là chưa chắc đúng, muốn đánh giá lãi suất cao hay thấp giữa các quốc gia phải có sự đánh giá tương đương về GDP và CPI.
Đối với những nước kém phát triển, đang tăng trưởng mạnh thường có tăng trưởng GDP và CPI cao thì lãi suất tiền gửi và vay luôn luôn cao hơn so với các nước phát triển thường có tăng trưởng GDP và CPI thấp. Khi so sánh mà không giữa trên mối tương quan giữa GDP và CPI thì việc so sánh là khập khiễng khiến nhận định không chính xác.
Thứ hai, mức lãi suất 0% được đưa ra không dựa trên lý thuyết hoặc quan sát nào từ thế giới. Trên thực tế mức lãi suất 0% chỉ có ở góc độ của các ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia trong những giai đoạn thuộc về suy thoái, lạm phát âm, chẳng hạn như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, GDP tăng trưởng âm, lạm phát âm, từ đó để kích thích dòng tiền đi vào sản xuất kinh doanh thì một số NHTW như Fed, ECB hay BOJ mới đưa ra một giai đoạn ngắn là lãi suất tái chiết khấu 0%.
Lãi suất này là lãi suất của NHTW chứ không phải lãi suất của ngân hàng thương mại (NHTM) để khuyến khích người dân, tổ chức đưa tiền vào hoạt động đầu tư.
Ở đây dường như VAFI đang lấy lãi suất này làm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại và đưa vào bối cảnh của Việt Nam khi GDP dự kiến tăng trưởng 5,5%, thấp nhất cũng trên 3%, hiện nay GDP 6 tháng đã đạt 5,8% cùng với lạm phát ước đạt 4%.
Trên thế giới không có NHTM nào lãi suất 0%, đã có sự nhầm lẫn giữa chính sách của NHTW và lãi suất của NHTM. Sự đánh đồng này là hoàn toàn sai khi hai hệ thống có chức năng hoàn toàn khác nhau.
Thứ ba, nếu xét về lý thuyết về kinh doanh tiền tệ, lãi suất là giá cả của thị trường mua bán vốn. Hệ thống NHTM bản chất là những tổ chức kinh doanh trong thị trường vốn, có người mua và người bán. NHTM sẽ mua vốn từ những người có tiền gửi và bán vốn cho những người có nhu cầu vay (huy động và tín dụng) và đã là mua bán thì phải có giá mà ở đây là lãi suất.
Hiện nay, bản thân những người đi vay như nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 10% để đi vay mà có chưa chắc đã vay được, trong khi đó trên thực tế trên thị trường vốn có nhiều nơi lãi suất cao hơn. Khi đã bán vốn 10% thì làm sao mua vốn 0% được, bản thân lý thuyết nó đã sai.
Nguồn: CafeF
__________________________________________________________________________________________
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Và một số dịch vụ pháp lý khác.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Xem thêm: