Thị trường hậu Covid-19: Động thái “đi trước đón đầu” của doanh nghiệp địa ốc
Mục Lục
Với kì vọng thị trường BĐS sẽ bật dậy mạnh mẽ hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp BĐS đã sẵn sàng chuẩn bị sản phẩm để “đón sóng” thị trường khi dịch được kiểm soát. Trong đó, phân khúc đất nền tỉnh lân cận Sài Gòn vốn khan hiếm nguồn cung trong thời gian qua đang chờ những tín hiệu tích cực của thị trường để “bung hàng”.
Doanh nghiệp BĐS “bắt tín hiệu” của thị trường
Theo dữ liệu thống kê của Remaps.vn trong 2 tuần trở lại đây, số lượng người tìm kiếm thông tin về bất động sản đã tăng khoảng 27% so với các tuần trước đó. Xu hướng này cũng đang duy trì với các website chuyên về bất động sản. Cùng với việc người mua quay trở lại, nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn triển khai dự án mới ra thị trường.
Trong báo cáo chuyên đề về ngành bất động sản vừa mới công bố, các chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý 3/2021, do dịch Covid-19 đang bùng phát, song sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.
“Chúng tôi quan sát thấy nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển. Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường bất động sản có thể sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý 4/2021”, nhóm phân tích cho hay.
Ghi nhận cho thấy, những tháng đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều địa phương đã xảy ra sốt đất nền cục bộ. Điều này được nhiều chuyên gia được lý giải là thị trường bị kìm nén quá lâu do dịch bệnh, sẽ bùng nổ trở lại như “lò xo bị nén”.
Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS, có khoảng 80% nhà đầu tư có sẵn tiền và đang nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để tìm sản phẩm mua vào. Lực cầu này sẽ tạo thanh khoản tốt khi mọi hoạt động được nới lỏng. Trong đó, sản phẩm đất nền ở vùng ven, có kết nối giao thông tốt… đặc biệt là của những chủ đầu tư uy tín tiếp tục là phân khúc được nhà đầu tư quan tâm.
Nhiều doanh nghiệp đã có động thái sẵn sàng chờ dịch được kiểm soát để bung hàng. Chẳng hạn như mới đây, Hưng Vượng Holdings đã công bố sắp đưa ra thị trường 3.000 sản phẩm đất nền ven Sài Gòn trong thời gian tới. Các dự án được công ty này phát triển chủ yếu tọa lạc tại các thị trường trọng điểm như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bảo Lộc, Đồng Nai và Phan Thiết… Điểm chung dễ nhận thấy là các thị trường này đều gắn với các tuyến cao tốc đã hoặc đang triển khai các bước từ quy hoạch đến thi công.
Theo kế hoạch, dự án đầu tiên của doanh nghiệp này là The Fusion với trên 400 sản phẩm, sẽ được đưa ra thị trường trong quý 4/2021. Đây là khu biệt thự cao cấp dành cho chuyên gia, liền kề khu công nghiệp Sonadezi (khu công nghiệp lớn nhất Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay, với quy mô 2.200ha). Được biết, đây là một trong 2 dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vừa được Hưng Vượng Holdings mua lại từ Công ty TNHH MTV Lan Anh.
Cũng “bắt tín hiệu” của thị trường BĐS, Nam Long Group đang “manh nha” các sản phẩm nhà phố, biệt thự tại dự án Izumi City (Tp.Biên Hoà, Đồng Nai). Được biết, dự án này có quy mô 170ha với 3.000 sản phẩm (trong đó đất ở dân dụng là 72 ha, đất thương mại là 40 ha, còn lại khoảng 58 ha được dùng cho mục đích giáo dục và cảnh quan cây xanh).
Cũng tại khu ven Sài Gòn, đại diện Phú Đông Group cho biết, doanh nghiệp đang “canh thời điểm”, dự kiến cuối năm năm nay đơn vị này sẽ giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ Phú Đông Sky Garden với nguồn cung hơn 600 căn hộ tại thị trường Bình Dương. Doanh nghiệp vẫn kiên định với phân khúc dành cho khách hàng trẻ, giá bán của dự án dự kiến từ 2,2 tỷ/ căn 2 phòng ngủ, diện tích 70m2.
Các doanh nghiệp khác như An Gia, Thắng Lợi Group, Danh Khôi… cũng đang tích cực “nghe ngóng” thị trường, chuẩn bị sẵn nguồn hàng để đón sóng thị trường khi dịch được kiểm soát.
Ghi nhận cho thấy, khá nhiều doanh nghiệp BĐS đã có sẵn nguồn hàng mới trước thời điểm dịch nhưng do dịch nên hoãn lại hoạt động. Khi tình hình dịch được kiểm soát tốt các doanh nghiệp đã chủ động trong bài toán kinh doanh của mình. Mặc dù kế hoạch bị lùi lại so với dự kiến nhưng theo các doanh nghiệp độ trễ này cũng là cách thử độ bền của mỗi doanh nghiệp, “lấy đà” để bật dậy sau thời điểm khó khăn chung.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, khi độ nén của doanh nghiệp có cơ hội bung ra thì rất có thể thị trường sẽ vấp phải sự cạnh tranh về nguồn hàng, khách hàng. Hậu Covid-19 nhiều doanh nghiệp sẽ cùng lúc chào sản phẩm ra thị trường, điều này có nghĩa là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ lớn lên trong thời gian tới.
Phân khúc nào “bật dậy” mạnh hậu Covid-19?
Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là hai phân khúc “sống khoẻ” trước và sau đại dịch.
Theo các chuyên gia, hiện nay tiền đầu tư trong dân còn khá lớn, chỉ vì dịch diễn biến phức tạp nên một số nhà đầu tư có tâm lý chần chừ “xuống tiền”. Nếu dịch được kiểm soát tốt vào cuối năm thì chắc chắn BĐS vẫn sẽ là phân khúc được đa số lựa chọn. Dự báo, sau dịch nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời từ chứng khoán chuyển sang BĐS, trong đó có phân khúc đất nền – phân khúc mà đã từng “tạo sóng” vào thời điểm đầu năm 2021. Với giới đầu tư địa ốc, theo các chuyên gia, đất nền vẫn là “món hời” được quan tâm.
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nếu dịch được kiểm soát tốt, vào cuối năm rất có thể sẽ diễn ra “đợt sốt nhẹ” ở phân khúc đất nền tại các tỉnh lân cận Tp.HCM. Khi đó, giá đất sẽ tăng lại, ít nhất là 10-20% hoặc hơn nữa. Sẽ có làn sóng đầu tư đất nền sau khi dịch được kiểm soát.
Theo vị chuyên gia này, hiện lãi suất ngân hàng thấp, dòng tiền trong dân còn lớn, họ cũng không biết đầu tư vào đâu, tâm lý an toàn vẫn là bỏ vào BĐS. Cho nên, sau dịch Covid-19 nhiều người muốn mua mảnh đất xa thành phố để đó sau này làm secondhome, nhà vườn, hay của để dành…là xu hướng dễ thấy. Hơn nữa, dịch kiểm soát tốt, kinh tế phát triển trở lại theo ông Quang dĩ nhiên kéo theo thị trường BĐS tăng theo.
Chỉ ra những khu vực dễ sốt đất khi dịch đi qua, vị chuyên gia này cho rằng, đó là đất nền khu công nghiệp (Long An, Đồng Nai, Bình Dương); đất nền khu nghỉ dưỡng (Bà Rịa –Vũng Tàu, Lâm Đồng); ngoài ra, địa phương nào có CĐT có dự án quy mô, phát triển dài hạn thì đất nền cũng phát triển nóng theo.
Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm tới bất động sản luôn tăng mạnh sau mỗi đợt Covid-19. Cụ thể, sau đợt dịch đợt 1, mức độ quan tâm tới thị trường tăng 306%, sau đợt 2 tăng 62% và sau đợt 3 tăng mạnh tới 378%.
Trong khi đó, mặt bằng giá BĐS vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu ở thực lớn và nguồn cung khan hiếm. Mặt khác, nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất cho vay đưa mặt bằng lãi suất về mức 4% một năm – mức thấp nhất trong vòng hai năm qua. Thậm chí, một số ngân hàng còn giảm lãi suất huy động tiết kiệm thêm 0,1 – 0,2% khiến nhà đầu tư “cá mập” đang ngầm trở lại thị trường bất động sản.
Nghiên cứu của Propzy cũng chỉ ra, từ trước đến nay, người Việt rất chuộng đầu tư đất nền vì nhiều lý do. Trong đó, quan niệm đất đai là tài nguyên không sinh thêm trong khi dân số ngày càng tăng mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhà phố và đất nền trong đô thị được xem là dòng sản phẩm có thể khan hiếm theo thời gian. Cứ nhìn vào nhu cầu nhà đất ở, sự tăng trưởng dân số, sự phát triển của các khu công nghiệp, dân cư… thì đây chắc chắn vẫn là lựa chọn đầu tư an toàn trong dài hạn.
Chính sự khan hiếm này khiến giá đất luôn tăng dần theo thời gian. Với nhiều người Việt, ngôi nhà phải gắn liền đất mới được gọi là tài sản có giá trị. Chứng kiến sự tăng giá qua nhiều chu kỳ khiến nhiều nhà đầu tư mua và chờ đợi cơ hội tăng giá hoặc làm của để dành. Sở hữu đất nền cũng giúp nhà đầu tư chủ động phương án sử dụng như xây để ở, cho thuê hoặc để không cũng sinh lời mà không tốn công quản lý.
Tuy nhiên, theo những người trong cuộc, ngoài việc chọn đúng phân khúc, nhà đầu tư cần chọn đúng thị trường có tiềm năng phát triển về hạ tầng và khả năng thu hút dân cư, dịch vụ.
Ông Phạm Việt Anh, Tổng Giám đốc Hưng Vượng Holdings cho rằng, với phân khúc đất nền, yếu tố tác động mạnh nhất là hạ tầng, sau đó là khả năng thu hút dân cư. Về hạ tầng, đặc biệt là cao tốc sẽ có tác động mạnh đến giá trị bất động sản. xung quanh các điểm đến của tuyến đường. Còn về khả năng thu hút dân cư thì ở các thị trường ven Sài Gòn chủ yếu ăn theo các khu công nghiệp lớn.
Còn theo VNDirect, có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Thứ nhất, thị trường phục hồi diện rộng giúp thúc đẩy ngành bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Theo quan sát của công ty chứng khoán trên, tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2021.
Thứ hai, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong nửa đầu năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Lãi suất cho vay thế chấp dự báo sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp trong năm 2021, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu bất động sản.
Yếu tố thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.
Thị trường hậu Covid-19: Động thái “đi trước đón đầu” của doanh nghiệp địa ốc
Mục Lục
Với kì vọng thị trường BĐS sẽ bật dậy mạnh mẽ hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp BĐS đã sẵn sàng chuẩn bị sản phẩm để “đón sóng” thị trường khi dịch được kiểm soát. Trong đó, phân khúc đất nền tỉnh lân cận Sài Gòn vốn khan hiếm nguồn cung trong thời gian qua đang chờ những tín hiệu tích cực của thị trường để “bung hàng”.
Doanh nghiệp BĐS “bắt tín hiệu” của thị trường
Theo dữ liệu thống kê của Remaps.vn trong 2 tuần trở lại đây, số lượng người tìm kiếm thông tin về bất động sản đã tăng khoảng 27% so với các tuần trước đó. Xu hướng này cũng đang duy trì với các website chuyên về bất động sản. Cùng với việc người mua quay trở lại, nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn triển khai dự án mới ra thị trường.
Trong báo cáo chuyên đề về ngành bất động sản vừa mới công bố, các chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý 3/2021, do dịch Covid-19 đang bùng phát, song sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.
“Chúng tôi quan sát thấy nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển. Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường bất động sản có thể sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ quý 4/2021”, nhóm phân tích cho hay.
Ghi nhận cho thấy, những tháng đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều địa phương đã xảy ra sốt đất nền cục bộ. Điều này được nhiều chuyên gia được lý giải là thị trường bị kìm nén quá lâu do dịch bệnh, sẽ bùng nổ trở lại như “lò xo bị nén”.
Theo ông Trần Khánh Quang, chuyên gia BĐS, có khoảng 80% nhà đầu tư có sẵn tiền và đang nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để tìm sản phẩm mua vào. Lực cầu này sẽ tạo thanh khoản tốt khi mọi hoạt động được nới lỏng. Trong đó, sản phẩm đất nền ở vùng ven, có kết nối giao thông tốt… đặc biệt là của những chủ đầu tư uy tín tiếp tục là phân khúc được nhà đầu tư quan tâm.
Nhiều doanh nghiệp đã có động thái sẵn sàng chờ dịch được kiểm soát để bung hàng. Chẳng hạn như mới đây, Hưng Vượng Holdings đã công bố sắp đưa ra thị trường 3.000 sản phẩm đất nền ven Sài Gòn trong thời gian tới. Các dự án được công ty này phát triển chủ yếu tọa lạc tại các thị trường trọng điểm như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bảo Lộc, Đồng Nai và Phan Thiết… Điểm chung dễ nhận thấy là các thị trường này đều gắn với các tuyến cao tốc đã hoặc đang triển khai các bước từ quy hoạch đến thi công.
Theo kế hoạch, dự án đầu tiên của doanh nghiệp này là The Fusion với trên 400 sản phẩm, sẽ được đưa ra thị trường trong quý 4/2021. Đây là khu biệt thự cao cấp dành cho chuyên gia, liền kề khu công nghiệp Sonadezi (khu công nghiệp lớn nhất Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay, với quy mô 2.200ha). Được biết, đây là một trong 2 dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vừa được Hưng Vượng Holdings mua lại từ Công ty TNHH MTV Lan Anh.
Cũng “bắt tín hiệu” của thị trường BĐS, Nam Long Group đang “manh nha” các sản phẩm nhà phố, biệt thự tại dự án Izumi City (Tp.Biên Hoà, Đồng Nai). Được biết, dự án này có quy mô 170ha với 3.000 sản phẩm (trong đó đất ở dân dụng là 72 ha, đất thương mại là 40 ha, còn lại khoảng 58 ha được dùng cho mục đích giáo dục và cảnh quan cây xanh).
Cũng tại khu ven Sài Gòn, đại diện Phú Đông Group cho biết, doanh nghiệp đang “canh thời điểm”, dự kiến cuối năm năm nay đơn vị này sẽ giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ Phú Đông Sky Garden với nguồn cung hơn 600 căn hộ tại thị trường Bình Dương. Doanh nghiệp vẫn kiên định với phân khúc dành cho khách hàng trẻ, giá bán của dự án dự kiến từ 2,2 tỷ/ căn 2 phòng ngủ, diện tích 70m2.
Các doanh nghiệp khác như An Gia, Thắng Lợi Group, Danh Khôi… cũng đang tích cực “nghe ngóng” thị trường, chuẩn bị sẵn nguồn hàng để đón sóng thị trường khi dịch được kiểm soát.
Ghi nhận cho thấy, khá nhiều doanh nghiệp BĐS đã có sẵn nguồn hàng mới trước thời điểm dịch nhưng do dịch nên hoãn lại hoạt động. Khi tình hình dịch được kiểm soát tốt các doanh nghiệp đã chủ động trong bài toán kinh doanh của mình. Mặc dù kế hoạch bị lùi lại so với dự kiến nhưng theo các doanh nghiệp độ trễ này cũng là cách thử độ bền của mỗi doanh nghiệp, “lấy đà” để bật dậy sau thời điểm khó khăn chung.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, khi độ nén của doanh nghiệp có cơ hội bung ra thì rất có thể thị trường sẽ vấp phải sự cạnh tranh về nguồn hàng, khách hàng. Hậu Covid-19 nhiều doanh nghiệp sẽ cùng lúc chào sản phẩm ra thị trường, điều này có nghĩa là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ lớn lên trong thời gian tới.
Phân khúc nào “bật dậy” mạnh hậu Covid-19?
Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, đất nền và căn hộ giá vừa túi tiền vẫn là hai phân khúc “sống khoẻ” trước và sau đại dịch.
Theo các chuyên gia, hiện nay tiền đầu tư trong dân còn khá lớn, chỉ vì dịch diễn biến phức tạp nên một số nhà đầu tư có tâm lý chần chừ “xuống tiền”. Nếu dịch được kiểm soát tốt vào cuối năm thì chắc chắn BĐS vẫn sẽ là phân khúc được đa số lựa chọn. Dự báo, sau dịch nhiều nhà đầu tư sẽ chốt lời từ chứng khoán chuyển sang BĐS, trong đó có phân khúc đất nền – phân khúc mà đã từng “tạo sóng” vào thời điểm đầu năm 2021. Với giới đầu tư địa ốc, theo các chuyên gia, đất nền vẫn là “món hời” được quan tâm.
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nếu dịch được kiểm soát tốt, vào cuối năm rất có thể sẽ diễn ra “đợt sốt nhẹ” ở phân khúc đất nền tại các tỉnh lân cận Tp.HCM. Khi đó, giá đất sẽ tăng lại, ít nhất là 10-20% hoặc hơn nữa. Sẽ có làn sóng đầu tư đất nền sau khi dịch được kiểm soát.
Theo vị chuyên gia này, hiện lãi suất ngân hàng thấp, dòng tiền trong dân còn lớn, họ cũng không biết đầu tư vào đâu, tâm lý an toàn vẫn là bỏ vào BĐS. Cho nên, sau dịch Covid-19 nhiều người muốn mua mảnh đất xa thành phố để đó sau này làm secondhome, nhà vườn, hay của để dành…là xu hướng dễ thấy. Hơn nữa, dịch kiểm soát tốt, kinh tế phát triển trở lại theo ông Quang dĩ nhiên kéo theo thị trường BĐS tăng theo.
Chỉ ra những khu vực dễ sốt đất khi dịch đi qua, vị chuyên gia này cho rằng, đó là đất nền khu công nghiệp (Long An, Đồng Nai, Bình Dương); đất nền khu nghỉ dưỡng (Bà Rịa –Vũng Tàu, Lâm Đồng); ngoài ra, địa phương nào có CĐT có dự án quy mô, phát triển dài hạn thì đất nền cũng phát triển nóng theo.
Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm tới bất động sản luôn tăng mạnh sau mỗi đợt Covid-19. Cụ thể, sau đợt dịch đợt 1, mức độ quan tâm tới thị trường tăng 306%, sau đợt 2 tăng 62% và sau đợt 3 tăng mạnh tới 378%.
Trong khi đó, mặt bằng giá BĐS vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu ở thực lớn và nguồn cung khan hiếm. Mặt khác, nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất cho vay đưa mặt bằng lãi suất về mức 4% một năm – mức thấp nhất trong vòng hai năm qua. Thậm chí, một số ngân hàng còn giảm lãi suất huy động tiết kiệm thêm 0,1 – 0,2% khiến nhà đầu tư “cá mập” đang ngầm trở lại thị trường bất động sản.
Nghiên cứu của Propzy cũng chỉ ra, từ trước đến nay, người Việt rất chuộng đầu tư đất nền vì nhiều lý do. Trong đó, quan niệm đất đai là tài nguyên không sinh thêm trong khi dân số ngày càng tăng mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhà phố và đất nền trong đô thị được xem là dòng sản phẩm có thể khan hiếm theo thời gian. Cứ nhìn vào nhu cầu nhà đất ở, sự tăng trưởng dân số, sự phát triển của các khu công nghiệp, dân cư… thì đây chắc chắn vẫn là lựa chọn đầu tư an toàn trong dài hạn.
Chính sự khan hiếm này khiến giá đất luôn tăng dần theo thời gian. Với nhiều người Việt, ngôi nhà phải gắn liền đất mới được gọi là tài sản có giá trị. Chứng kiến sự tăng giá qua nhiều chu kỳ khiến nhiều nhà đầu tư mua và chờ đợi cơ hội tăng giá hoặc làm của để dành. Sở hữu đất nền cũng giúp nhà đầu tư chủ động phương án sử dụng như xây để ở, cho thuê hoặc để không cũng sinh lời mà không tốn công quản lý.
Tuy nhiên, theo những người trong cuộc, ngoài việc chọn đúng phân khúc, nhà đầu tư cần chọn đúng thị trường có tiềm năng phát triển về hạ tầng và khả năng thu hút dân cư, dịch vụ.
Ông Phạm Việt Anh, Tổng Giám đốc Hưng Vượng Holdings cho rằng, với phân khúc đất nền, yếu tố tác động mạnh nhất là hạ tầng, sau đó là khả năng thu hút dân cư. Về hạ tầng, đặc biệt là cao tốc sẽ có tác động mạnh đến giá trị bất động sản. xung quanh các điểm đến của tuyến đường. Còn về khả năng thu hút dân cư thì ở các thị trường ven Sài Gòn chủ yếu ăn theo các khu công nghiệp lớn.
Còn theo VNDirect, có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Thứ nhất, thị trường phục hồi diện rộng giúp thúc đẩy ngành bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022. Theo quan sát của công ty chứng khoán trên, tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2021.
Thứ hai, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5% trong nửa đầu năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Lãi suất cho vay thế chấp dự báo sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp trong năm 2021, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu bất động sản.
Yếu tố thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.
Nguồn: CafeF