Thị trường bất động sản vừa trải qua giai đoạn điều chỉnh
Dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, song thị trường bất động sản được đánh giá chỉ đang trải qua giai đoạn điều chỉnh để thanh lọc, chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thị trường bất động sản đã trải qua gần 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sự suy giảm của thị trường là điều tất yếu khi chính sách giãn cách xã hội được áp dụng cộng với tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư.
Đặc biệt, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 được đánh giá là tác động mạnh đến thị trường bất động sản Việt Nam. Nhiều dự đang triển khai phải dừng thi công vì lệnh giãn cách. Những dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư khó triển khai vì “sự đứt đoạn” liên quan đến thủ tục hành chính. Ngay cả hoạt động giao dịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi người mua – người bán không thể đàm phán trực tiếp, thực hiện chuyển nhượng đất đai.
Báo cáo mới đây nhất của Hội Môi giới BĐS Việt Nam còn ghi nhận, lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiện cải thiện và gần như thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Dẫu vậy, tín hiệu tích cực đó là tỷ lệ hấp thụ sản phẩm trên toàn thị trường đạt tới 40,9%. Trong đó, phân khúc nhà ở chung cư số lượng lớn nhất với 7.120 sản phẩm (chiếm 48,6%), tiếp theo là đất nền 5.349 sản phẩm (chiếm 36,5%) và nhà ở thấp tầng 2.178 sản phẩm (chiếm 14,9%).
Đánh giá về diễn biến của thị trường địa ốc trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh, TS. Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sụt giảm tăng trưởng kinh tế, nhưng về cơ bản, nội tại ngành bất động sản không bị khủng hoảng mà chỉ cản trở bởi những tác động bên ngoài. Ông Đính còn thẳng thắn cho rằng, thị trường bất động sản không suy thoái, không chững lại.
Nhìn lại diễn biến trong năm 2020, cứ sau dịch, bất động sản lại phát triển trở lại, đặc biệt có thời điểm đầu năm 2021 còn xảy ra sốt đất. Điều này cho thấy lực cầu bất động sản rất mạnh mẽ. Lực cầu mua nhà có thể giảm, nhưng lực cầu đầu tư sẽ tăng rất mạnh mẽ vì các nhà đầu tư luôn phải đi trước thị trường.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, tác động chung từ nền kinh tế đã khiến thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng. Một số phân khúc điển hình như bất động sản nghỉ dưỡng gần như “đóng băng”. Lượng giao dịch sụt giảm so với thời điểm trước dịch.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu,dù giao dịch giảm, thị trường trầm lắng nhưng giá bất động sản không giảm. Các nhà đầu tư vẫn rất mong muốn và kỳ vọng thị trường nhanh chóng phục hồi, thành ra họ không sẵn sàng giảm giá.
Đánh giá về thị trường, ông Hiếu cho rằng: “Có thể thấy một bức tranh là thị trường bất động sản đang trong trạng thái co cụm lại chứ không sa sút hay suy thoái, khủng hoảng”.
Theo ông Hiếu, đây cũng là thực tế ở nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực liên quan đến tài chính như chứng khoán, bất động sản không những không giảm giá mà lại tăng lên. Ở các nước khi đã kiểm soát được dịch bệnh, tình hình kinh tế phục hồi trở lại thì thị trường bất động sản bật lên rất nhanh. Tình trạng này diễn ra tương tự ở Việt Nam. Cụ thể, dòng tiền vẫn đang tích cực đổ vào bất động sản.
“Thị trường bất động sản đang tương đối trầm lắng nhưng chắc chắn khi dịch bệnh được kiểm soát thì thị trường bất động sản là một trong những lĩnh vực có một sức hồi phục rất nhanh. Bởi nhu cầu về nhà ở, về các phân khúc trên thị trường từ thương mại cho đến công nghiệp, đến du lịch, nghỉ dưỡng đều rất lớn”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc DKRA Việt Nam cho rằng: “Khó có thể gọi đây là giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, bản chất sự suy giảm đã có từ năm 2019, yếu tố dịch bệnh, giãn cách xã hội chỉ bổ sung và thúc đẩy mạnh thêm. Dù suy giảm mạnh so với năm 2019 trở về trước nhưng thị trường vẫn có những điểm khác biệt tích cực, vẫn có giao dịch và những nhà đầu tư xuống tiền như đã nói ở trên. Đây chính là giai đoạn phù hợp để điều chỉnh thị trường bền vững hơn”.
Thị trường bất động sản vừa trải qua giai đoạn điều chỉnh
Dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, song thị trường bất động sản được đánh giá chỉ đang trải qua giai đoạn điều chỉnh để thanh lọc, chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thị trường bất động sản đã trải qua gần 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sự suy giảm của thị trường là điều tất yếu khi chính sách giãn cách xã hội được áp dụng cộng với tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư.
Đặc biệt, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 được đánh giá là tác động mạnh đến thị trường bất động sản Việt Nam. Nhiều dự đang triển khai phải dừng thi công vì lệnh giãn cách. Những dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư khó triển khai vì “sự đứt đoạn” liên quan đến thủ tục hành chính. Ngay cả hoạt động giao dịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi người mua – người bán không thể đàm phán trực tiếp, thực hiện chuyển nhượng đất đai.
Báo cáo mới đây nhất của Hội Môi giới BĐS Việt Nam còn ghi nhận, lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiện cải thiện và gần như thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Dẫu vậy, tín hiệu tích cực đó là tỷ lệ hấp thụ sản phẩm trên toàn thị trường đạt tới 40,9%. Trong đó, phân khúc nhà ở chung cư số lượng lớn nhất với 7.120 sản phẩm (chiếm 48,6%), tiếp theo là đất nền 5.349 sản phẩm (chiếm 36,5%) và nhà ở thấp tầng 2.178 sản phẩm (chiếm 14,9%).
Đánh giá về diễn biến của thị trường địa ốc trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh, TS. Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sụt giảm tăng trưởng kinh tế, nhưng về cơ bản, nội tại ngành bất động sản không bị khủng hoảng mà chỉ cản trở bởi những tác động bên ngoài. Ông Đính còn thẳng thắn cho rằng, thị trường bất động sản không suy thoái, không chững lại.
Nhìn lại diễn biến trong năm 2020, cứ sau dịch, bất động sản lại phát triển trở lại, đặc biệt có thời điểm đầu năm 2021 còn xảy ra sốt đất. Điều này cho thấy lực cầu bất động sản rất mạnh mẽ. Lực cầu mua nhà có thể giảm, nhưng lực cầu đầu tư sẽ tăng rất mạnh mẽ vì các nhà đầu tư luôn phải đi trước thị trường.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, tác động chung từ nền kinh tế đã khiến thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng. Một số phân khúc điển hình như bất động sản nghỉ dưỡng gần như “đóng băng”. Lượng giao dịch sụt giảm so với thời điểm trước dịch.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu,dù giao dịch giảm, thị trường trầm lắng nhưng giá bất động sản không giảm. Các nhà đầu tư vẫn rất mong muốn và kỳ vọng thị trường nhanh chóng phục hồi, thành ra họ không sẵn sàng giảm giá.
Đánh giá về thị trường, ông Hiếu cho rằng: “Có thể thấy một bức tranh là thị trường bất động sản đang trong trạng thái co cụm lại chứ không sa sút hay suy thoái, khủng hoảng”.
Theo ông Hiếu, đây cũng là thực tế ở nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực liên quan đến tài chính như chứng khoán, bất động sản không những không giảm giá mà lại tăng lên. Ở các nước khi đã kiểm soát được dịch bệnh, tình hình kinh tế phục hồi trở lại thì thị trường bất động sản bật lên rất nhanh. Tình trạng này diễn ra tương tự ở Việt Nam. Cụ thể, dòng tiền vẫn đang tích cực đổ vào bất động sản.
“Thị trường bất động sản đang tương đối trầm lắng nhưng chắc chắn khi dịch bệnh được kiểm soát thì thị trường bất động sản là một trong những lĩnh vực có một sức hồi phục rất nhanh. Bởi nhu cầu về nhà ở, về các phân khúc trên thị trường từ thương mại cho đến công nghiệp, đến du lịch, nghỉ dưỡng đều rất lớn”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc DKRA Việt Nam cho rằng: “Khó có thể gọi đây là giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, bản chất sự suy giảm đã có từ năm 2019, yếu tố dịch bệnh, giãn cách xã hội chỉ bổ sung và thúc đẩy mạnh thêm. Dù suy giảm mạnh so với năm 2019 trở về trước nhưng thị trường vẫn có những điểm khác biệt tích cực, vẫn có giao dịch và những nhà đầu tư xuống tiền như đã nói ở trên. Đây chính là giai đoạn phù hợp để điều chỉnh thị trường bền vững hơn”.
Nguồn: CafeF