Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản của các địa phương những tháng cuối năm 2021
Mục Lục
Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà mỗi địa phương có những lợi thế và tiềm lực hồi phục thị trường bất động sản (BĐS) khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường BĐS vẫn sẽ vực dậy ngay trong quý IV/2021.
Làn sóng COVID-19 tái bùng phát lần thứ 4 đã phân hoá rõ các thị trường bất động sản trên cả nước. Những khu vực, địa phương chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh với các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội lâu ngày hiển nhiên thị trường bất động sản nơi đây sẽ gặp phải “tổn thương” và ngược lại.
Vì vậy, khi nhìn nhận vào khả năng hồi phục của từng thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021, các chuyên gia trong giới đều dựa vào mức độ ảnh hưởng trong đợt dịch vừa qua.
Hà Nội sẽ là địa phương có tốc độ hồi phục nhanh nhất
Trong quý III/2021, dù không nằm ngoài những ảnh hưởng của dịch bệnh, phải thực hiện nhiều đợt giãn cách kéo dài, thị trường bất động sản Hà Nội vẫn được đánh giá là khả quan so với nhiều địa phương, thành phố khác. Cụ thể, theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, lượng tin đăng bán các loại hình chung cư, nhà riêng và đất nền tại Hà Nội ghi nhận mức giảm thấp hơn so với nhiều thị trường chủ lực, lần lượt là 38%, 40% và 42%, nhu cầu tìm mua 3 phân khúc này giảm 26%, 27% và 40%.
Giá nhà sơ cấp tại Hà Nội cũng không ngừng tăng lên. Theo Savills, giá sơ cấp tại quận Từ Liêm đã tăng 10% mỗi năm kể từ năm 2017, giá sơ cấp ở quận Cầu Giấy cũng tăng 17% mỗi năm. Do đó, Hà Nội được xem là thị trường chịu tác động nhẹ nhất trong đợt dịch vừa qua.
Hơn hết, công tác phủ rộng mạng lưới tiêm phòng vắc-xin COVID-19 nhằm đạt miễn dịch cộng đồng sớm được triển khai khiến nhiều chuyên gia cho rằng, TP. Hà Nội là địa phương có tốc độ hồi phục nhanh nhất trong quý IV tiếp theo.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, bắt đầu từ trung tuần tháng 9/2021, mức độ quan tâm bất động sản của người dùng trên cả nước sẽ có dấu hiệu phục hồi trở lại. Xu hướng tìm mua nhà đất tăng trưởng gần 55% so với tháng 8 trước đó, riêng Hà Nội sẽ ghi nhận mức quan tâm tăng hơn 50%.
“TP. Hà Nội sẽ là địa phương có tốc độ phục hồi giao dịch và nguồn cung bất động sản nhanh và sớm nhất cả nước. Dự kiến cuối tháng 10/2021, mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất tại Hà Hội sẽ đạt mức 100% so với thời điểm trước dịch”, ông Nguyễn Quốc Anh đánh giá.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu cũng nhìn nhận: “Nếu so thị trường Hà Nội với các thị trường khác, đặc biệt là khu vực phía Nam thì mức độ ảnh hưởng COVID-19 trong 3 tháng vừa qua là nhẹ hơn. Do đó, Hà Nội có nhiều cơ hội hơn để hồi phục nhanh chóng trong những tháng cuối năm 2021. Các doanh nghiệp bất động sản tại đây sẽ sớm trở lại thị trường, có những hoạt động, chính sách nhằm kích cầu, tạo lực đẩy mạnh cho thị trường bất động sản”.
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ hồi phục chậm hơn
Khác với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là thị trường chịu tác động mạnh nhất trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Gần như toàn bộ thị trường bất động sản tại thành phố này cùng các địa phương liền kề phía Nam đều phải tạm ngưng giao dịch trong suốt 3 tháng vừa qua. Đơn cử, lượng tin đăng bán chung cư, nhà phố, đất nền ở TP. Hồ Chí Minh trong quý III/2021 giảm kỷ lục, lần lượt giảm 78%, 86%, 87%; nhu cầu tìm mua những sản phẩm thuộc các phân khúc này cũng giảm lần lượt 41%, 55%, 62%. Như vậy, các chỉ số về thị trường bất động sản tại đây đều giảm một nửa so với thị trường Hà Nội.
Bước sang tháng 10, TP. Hồ Chí Minh cơ bản đã khống chế được dịch bệnh và phần nào hướng đến mục tiêu tiêm vắc-xin toàn dân. Nếu những thành quả chống dịch của thành phố được duy trì, việc mở cửa lại nền kinh tế thuận lợi, nhiều chuyên gia dự báo TP. Hồ Chí Minh có thể phục hồi hoàn toàn nhu cầu giao dịch nhà đất trong thời điểm tháng 11/2021 tới đây. Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn sẽ chậm hơn so với thị trường Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc.
Ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận: “TP. Hồ Chí Minh là “tâm bão” COVID-19 trong quý III vừa qua. Những ảnh hưởng của dịch là quá nặng nề, tác động đến toàn bộ đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế của người dân.
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng tại đây gần như “chết đứng” do giao dịch đình trệ, toà nhà văn phòng đóng cửa, công trình dừng thi công… Vì vậy, khi bước sang quý IV, TP. Hồ Chí Minh cần nhiều thời gian hơn cho quá trình tái khởi động, vực dậy của các doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản”.
Vị Chủ tịch HoREA cũng đề xuất, một trong những lực đẩy giúp thị trường TP. Hồ Chí Minh hồi phục nhanh hơn là tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Nên tạo điều kiện để doanh nghiệp bất động sản được các ngân hàng quan tâm xem xét tiếp tục cấp tín dụng, đảm bảo dòng tiền.
Ngành bất động sản là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Bất động sản đang đóng góp khoảng 11% GDP và có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau. Song, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn coi hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nên không được hưởng những ưu đãi lãi vay, cấp tín dụng. Điều này đang cản trở rất lớn đến sự hồi phục của thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung.
Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản của các địa phương những tháng cuối năm 2021
Mục Lục
Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà mỗi địa phương có những lợi thế và tiềm lực hồi phục thị trường bất động sản (BĐS) khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường BĐS vẫn sẽ vực dậy ngay trong quý IV/2021.
Làn sóng COVID-19 tái bùng phát lần thứ 4 đã phân hoá rõ các thị trường bất động sản trên cả nước. Những khu vực, địa phương chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh với các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội lâu ngày hiển nhiên thị trường bất động sản nơi đây sẽ gặp phải “tổn thương” và ngược lại.
Vì vậy, khi nhìn nhận vào khả năng hồi phục của từng thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021, các chuyên gia trong giới đều dựa vào mức độ ảnh hưởng trong đợt dịch vừa qua.
Hà Nội sẽ là địa phương có tốc độ hồi phục nhanh nhất
Trong quý III/2021, dù không nằm ngoài những ảnh hưởng của dịch bệnh, phải thực hiện nhiều đợt giãn cách kéo dài, thị trường bất động sản Hà Nội vẫn được đánh giá là khả quan so với nhiều địa phương, thành phố khác. Cụ thể, theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, lượng tin đăng bán các loại hình chung cư, nhà riêng và đất nền tại Hà Nội ghi nhận mức giảm thấp hơn so với nhiều thị trường chủ lực, lần lượt là 38%, 40% và 42%, nhu cầu tìm mua 3 phân khúc này giảm 26%, 27% và 40%.
Giá nhà sơ cấp tại Hà Nội cũng không ngừng tăng lên. Theo Savills, giá sơ cấp tại quận Từ Liêm đã tăng 10% mỗi năm kể từ năm 2017, giá sơ cấp ở quận Cầu Giấy cũng tăng 17% mỗi năm. Do đó, Hà Nội được xem là thị trường chịu tác động nhẹ nhất trong đợt dịch vừa qua.
Hơn hết, công tác phủ rộng mạng lưới tiêm phòng vắc-xin COVID-19 nhằm đạt miễn dịch cộng đồng sớm được triển khai khiến nhiều chuyên gia cho rằng, TP. Hà Nội là địa phương có tốc độ hồi phục nhanh nhất trong quý IV tiếp theo.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, bắt đầu từ trung tuần tháng 9/2021, mức độ quan tâm bất động sản của người dùng trên cả nước sẽ có dấu hiệu phục hồi trở lại. Xu hướng tìm mua nhà đất tăng trưởng gần 55% so với tháng 8 trước đó, riêng Hà Nội sẽ ghi nhận mức quan tâm tăng hơn 50%.
“TP. Hà Nội sẽ là địa phương có tốc độ phục hồi giao dịch và nguồn cung bất động sản nhanh và sớm nhất cả nước. Dự kiến cuối tháng 10/2021, mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất tại Hà Hội sẽ đạt mức 100% so với thời điểm trước dịch”, ông Nguyễn Quốc Anh đánh giá.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu cũng nhìn nhận: “Nếu so thị trường Hà Nội với các thị trường khác, đặc biệt là khu vực phía Nam thì mức độ ảnh hưởng COVID-19 trong 3 tháng vừa qua là nhẹ hơn. Do đó, Hà Nội có nhiều cơ hội hơn để hồi phục nhanh chóng trong những tháng cuối năm 2021. Các doanh nghiệp bất động sản tại đây sẽ sớm trở lại thị trường, có những hoạt động, chính sách nhằm kích cầu, tạo lực đẩy mạnh cho thị trường bất động sản”.
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ hồi phục chậm hơn
Khác với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là thị trường chịu tác động mạnh nhất trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Gần như toàn bộ thị trường bất động sản tại thành phố này cùng các địa phương liền kề phía Nam đều phải tạm ngưng giao dịch trong suốt 3 tháng vừa qua. Đơn cử, lượng tin đăng bán chung cư, nhà phố, đất nền ở TP. Hồ Chí Minh trong quý III/2021 giảm kỷ lục, lần lượt giảm 78%, 86%, 87%; nhu cầu tìm mua những sản phẩm thuộc các phân khúc này cũng giảm lần lượt 41%, 55%, 62%. Như vậy, các chỉ số về thị trường bất động sản tại đây đều giảm một nửa so với thị trường Hà Nội.
Bước sang tháng 10, TP. Hồ Chí Minh cơ bản đã khống chế được dịch bệnh và phần nào hướng đến mục tiêu tiêm vắc-xin toàn dân. Nếu những thành quả chống dịch của thành phố được duy trì, việc mở cửa lại nền kinh tế thuận lợi, nhiều chuyên gia dự báo TP. Hồ Chí Minh có thể phục hồi hoàn toàn nhu cầu giao dịch nhà đất trong thời điểm tháng 11/2021 tới đây. Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn sẽ chậm hơn so với thị trường Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc.
Ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận: “TP. Hồ Chí Minh là “tâm bão” COVID-19 trong quý III vừa qua. Những ảnh hưởng của dịch là quá nặng nề, tác động đến toàn bộ đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế của người dân.
Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng tại đây gần như “chết đứng” do giao dịch đình trệ, toà nhà văn phòng đóng cửa, công trình dừng thi công… Vì vậy, khi bước sang quý IV, TP. Hồ Chí Minh cần nhiều thời gian hơn cho quá trình tái khởi động, vực dậy của các doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản”.
Vị Chủ tịch HoREA cũng đề xuất, một trong những lực đẩy giúp thị trường TP. Hồ Chí Minh hồi phục nhanh hơn là tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Nên tạo điều kiện để doanh nghiệp bất động sản được các ngân hàng quan tâm xem xét tiếp tục cấp tín dụng, đảm bảo dòng tiền.
Ngành bất động sản là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Bất động sản đang đóng góp khoảng 11% GDP và có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau. Song, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn coi hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nên không được hưởng những ưu đãi lãi vay, cấp tín dụng. Điều này đang cản trở rất lớn đến sự hồi phục của thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế nói chung.
Nguồn: Tạp chí tài chính