6 dự án nhà ở xã hội được cấp phép trong vòng 9 tháng trên cả nước
Bộ Xây dựng cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, trên cả nước có 6 dự án nhà ở xã hội với 2.402 căn được cấp phép mới và 11 dự án với 1.352 căn đã hoàn thành.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III/2021, tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương cho thấy, trên cả nước chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 41 căn tại Lạng Sơn.
Như vậy, hiện cả nước có 83 dự án với 112.733 căn nhà ở xã hội đang triển khai; 3 dự án với 458 căn hoàn thành; 4 dự án với 1.810 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
“9 tháng đầu năm 2021, trên cả nước có 6 dự án nhà ở xã hội với 2.402 căn được cấp phép mới; 11 dự án với 1.352 căn hoàn thành”, Bộ Xây dựng cho biết.
Đối với nhà ở công nhân, đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, với tổng diện tích 2.700.000 m2; 100 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000 m2.
Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đến hết năm 2020 cần xây dựng 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới hoàn thành 249 dự án (khoảng 5,21 triệu m2 sàn), bằng 41,7% so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích nhà ở xã hội không đạt chỉ tiêu đề ra. Một là, nhiều địa phương chưa xác định rõ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở các vị trí không thuận lợi… Hai là, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế.
Trước lý do trên, mới đây để thúc đẩy việc phát triển các dự án nhà xã hội, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, đặc biệt là từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay, các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất của đại dịch do tập trung đông lao động.
Đặc biệt, các tỉnh thành phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…) là các địa phương có nhiều khu công nghiệp, đã chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe người dân, về kinh tế… dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm của người lao động.
Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế.
Trên cơ sở trên, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất với các nội dung:
Gói tín dụng 65.000 tỷ đồng, gồm: Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, trong đó cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định. Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.
Cùng với đó là gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho các đối tượng sau được vay ưu đãi: Công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.
6 dự án nhà ở xã hội được cấp phép trong vòng 9 tháng trên cả nước
Bộ Xây dựng cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, trên cả nước có 6 dự án nhà ở xã hội với 2.402 căn được cấp phép mới và 11 dự án với 1.352 căn đã hoàn thành.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III/2021, tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương cho thấy, trên cả nước chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 41 căn tại Lạng Sơn.
Như vậy, hiện cả nước có 83 dự án với 112.733 căn nhà ở xã hội đang triển khai; 3 dự án với 458 căn hoàn thành; 4 dự án với 1.810 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
“9 tháng đầu năm 2021, trên cả nước có 6 dự án nhà ở xã hội với 2.402 căn được cấp phép mới; 11 dự án với 1.352 căn hoàn thành”, Bộ Xây dựng cho biết.
Đối với nhà ở công nhân, đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, với tổng diện tích 2.700.000 m2; 100 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000 m2.
Theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đến hết năm 2020 cần xây dựng 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới hoàn thành 249 dự án (khoảng 5,21 triệu m2 sàn), bằng 41,7% so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích nhà ở xã hội không đạt chỉ tiêu đề ra. Một là, nhiều địa phương chưa xác định rõ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở các vị trí không thuận lợi… Hai là, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế.
Trước lý do trên, mới đây để thúc đẩy việc phát triển các dự án nhà xã hội, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, đặc biệt là từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đến nay, các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất của đại dịch do tập trung đông lao động.
Đặc biệt, các tỉnh thành phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…) là các địa phương có nhiều khu công nghiệp, đã chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe người dân, về kinh tế… dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm của người lao động.
Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế.
Trên cơ sở trên, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất với các nội dung:
Gói tín dụng 65.000 tỷ đồng, gồm: Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, trong đó cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định. Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.
Cùng với đó là gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho các đối tượng sau được vay ưu đãi: Công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.
Nguồn: Tạp chí tài chính