Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp BĐS đổ bộ Lâm Đồng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt 2021
Mục Lục
Trước sức nóng của làn sóng các doanh nghiệp đổ bộ để khảo sát, đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đầu tư dự án, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã chỉ đạo rà soát kỹ.
Sân chơi mới của doanh nghiệp địa ốc?
Báo cáo mới đây của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, giá đất tại địa bàn TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đang có xu hướng đi lên do có rất nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh khác đến. Trong đó, giá đất khu vực trung tâm Đà Lạt dao động 200 – 500 triệu đồng/m2, còn trong bán kính 5 – 10 km giá dao động 10 – 100 triệu/m2.
Trong đó, đất nền tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà (những huyện có thông tin quy hoạch sáp nhập vào TP Đà Lạt mở rộng) đang được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhỏ đua nhau tìm về mảnh đất này đề xuất lập quy hoạch và đầu tư các dự án quy mô từ hàng trăm đến hàng nghìn ha.
Mới đây nhất, CTCP Sacom Tuyền Lâm (thành viên thuộc SAM Holdings) đã có hai công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị được tài trợ khảo sát, lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án trên khu đất khoảng 1.430 ha tại xã Lộc Phát, Lộc Thắng (TP Bảo Lộc) và khu đất khoảng 2.115 ha tại xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm).
Ông lớn ngành vận tải hành khách CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) hồi tháng 9 đã có văn bản đề nghị nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập quy hoạch Khu đô thị phức hợp – Công viên chủ đề – Đông Đà Lạt (diện tích khoảng 2.048 ha) tại xã Xuân Thọ và một phần của các phường 3, 10, 11, TP Đà Lạt.
Hay hồi tháng 8, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã đề xuất nghiên cứu, khảo sát và thực hiện dự án Khu đô thị – du lịch – phim trường quy mô khoảng 2.000 ha tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.
CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh vừa qua cũng được chấp thuận nghiên cứu, khảo sát và tài trợ lập quy hoạch tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm với quy mô khoảng 5.985 ha.
Một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường địa ốc là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) cũng đang tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị Liên Khương – Prenn (huyện Đức Trọng) quy mô khoảng 2.700 ha.
Ngoài ra, CTCP Tập đoàn Crystal Bay là đơn vị tài trợ lập quy hoạch khu Khu du lịch hồ Prenn, TP Đà Lạt với diện tích khoảng 1.000 ha (trong đó đất rừng khoảng 679,6 ha). CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (công ty con của Tập đoàn Ecopark) cũng đang tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp rộng 207 ha.
Trước đó, CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (Đại Quang Minh) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận nghiên cứu khảo sát, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông TP Đà Lạt rộng 530 ha. Cụ thể, gồm một phần phường 9 (quy hoạch phân khu A9, B3), phường 11 (quy hoạch phân khu Ca, C2, C3) và phường 12 (khu vực hồ Than Thở).
Hay Liên danh CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh – CTCP Tập đoàn Đèo Cả – CTCP Tập đoàn Nam Miền Trung Group hồi tháng 6 đã có văn bản đề xuất tài trợ lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án 15.000 ha tại huyện Lâm Hà – Lâm Đồng.
Cuộc đua này còn xuất hiện một số cái tên khá mới trên thị trường bất động sản. Đơn cử, CTCP Đầu tư Lightland mới đây đã đề nghị tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tại TP Bảo Lộc.
Công ty TNHH Phước Lộc Thành LĐ đề xuất nghiên cứu và tài trợ sản phẩm đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và đầu tư dự án Khu dân cư, tái định cư Lộc Thắng rộng 182 ha tại huyện Bảo Lâm.
CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia đề nghị nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng Khu đô thị, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái dã ngoại có diện tích khoảng 625 ha tại phường 7 và 8, TP Đà Lạt.
Hay Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Kỹ thuật VP Home vừa qua đã đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu dân cư xã Hòa Ninh, huyện Di Linh quy mô khoảng 198 ha,…
Sẽ rà soát kỹ các đề xuất
Liên quan đến các đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch, đầu tư dự án trên địa bàn các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã có ý kiến chỉ đạo rà soát.
Theo UBND tỉnh này, qua kiểm tra, theo dõi còn một số đơn vị tài trợ chưa đảm bảo về điều kiện năng lực, kinh nghiệm, uy tín. Diện tích quy hoạch còn nhỏ, manh mún và có chủ ý tài trợ quy hoạch để thực hiện đối với chính phần diện tích đất đó hoặc một số tổ chức, cá nhân có liên quan đan quản lý, sử dụng một phần diện tích đất nằm trong khu vực đề nghị tài trợ quy hoạch,…
Hậu quả là việc tổ chức không gian, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chung không đồng bộ, mất cân bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch,…
Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan khi tham mưu đề xuất việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch của các doanh nghiệp cần kiểm tra, rà soát và làm rõ những nội dung nêu trên.
Bên cạnh đó, kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch, danh mục các khu vực cần lập quy hoạch để kêu gọi tài trợ kinh phí từ nguồn xã hội hóa và tổ chức lập quy hoạch. Đối với các khu vực không thu hút được kinh phí hoặc đơn vị tài trợ không có năng lực, kinh nghiệm, uy tín và thương hiệu thì sử dụng ngân sách Nhà nước để lập quy hoạch theo quy định.
Sở Xây dựng Lâm Đồng sau đó đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc rà soát, đề xuất danh mục các khu vực cần lập quy hoạch để kêu gọi tài trợ kinh phí từ nguồn xã hội hóa để tổ chức lập quy hoạch; tổng hợp, gửi báo cáo về Sở để xây dựng Kế hoạch, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp BĐS đổ bộ Lâm Đồng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt 2021
Mục Lục
Trước sức nóng của làn sóng các doanh nghiệp đổ bộ để khảo sát, đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đầu tư dự án, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã chỉ đạo rà soát kỹ.
Sân chơi mới của doanh nghiệp địa ốc?
Báo cáo mới đây của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, giá đất tại địa bàn TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đang có xu hướng đi lên do có rất nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh khác đến. Trong đó, giá đất khu vực trung tâm Đà Lạt dao động 200 – 500 triệu đồng/m2, còn trong bán kính 5 – 10 km giá dao động 10 – 100 triệu/m2.
Trong đó, đất nền tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà (những huyện có thông tin quy hoạch sáp nhập vào TP Đà Lạt mở rộng) đang được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Trên thực tế, Lâm Đồng đang được rất nhiều ông lớn trên thị trường bất động sản nhắm đến.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhỏ đua nhau tìm về mảnh đất này đề xuất lập quy hoạch và đầu tư các dự án quy mô từ hàng trăm đến hàng nghìn ha.
Mới đây nhất, CTCP Sacom Tuyền Lâm (thành viên thuộc SAM Holdings) đã có hai công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị được tài trợ khảo sát, lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án trên khu đất khoảng 1.430 ha tại xã Lộc Phát, Lộc Thắng (TP Bảo Lộc) và khu đất khoảng 2.115 ha tại xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm).
Ông lớn ngành vận tải hành khách CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) hồi tháng 9 đã có văn bản đề nghị nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập quy hoạch Khu đô thị phức hợp – Công viên chủ đề – Đông Đà Lạt (diện tích khoảng 2.048 ha) tại xã Xuân Thọ và một phần của các phường 3, 10, 11, TP Đà Lạt.
Hay hồi tháng 8, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã đề xuất nghiên cứu, khảo sát và thực hiện dự án Khu đô thị – du lịch – phim trường quy mô khoảng 2.000 ha tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.
CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh vừa qua cũng được chấp thuận nghiên cứu, khảo sát và tài trợ lập quy hoạch tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm với quy mô khoảng 5.985 ha.
Một doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường địa ốc là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) cũng đang tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị Liên Khương – Prenn (huyện Đức Trọng) quy mô khoảng 2.700 ha.
Ngoài ra, CTCP Tập đoàn Crystal Bay là đơn vị tài trợ lập quy hoạch khu Khu du lịch hồ Prenn, TP Đà Lạt với diện tích khoảng 1.000 ha (trong đó đất rừng khoảng 679,6 ha). CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (công ty con của Tập đoàn Ecopark) cũng đang tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp rộng 207 ha.
Trước đó, CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (Đại Quang Minh) đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận nghiên cứu khảo sát, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch khu đô thị phía Đông TP Đà Lạt rộng 530 ha. Cụ thể, gồm một phần phường 9 (quy hoạch phân khu A9, B3), phường 11 (quy hoạch phân khu Ca, C2, C3) và phường 12 (khu vực hồ Than Thở).
Hay Liên danh CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh – CTCP Tập đoàn Đèo Cả – CTCP Tập đoàn Nam Miền Trung Group hồi tháng 6 đã có văn bản đề xuất tài trợ lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án 15.000 ha tại huyện Lâm Hà – Lâm Đồng.
Cuộc đua này còn xuất hiện một số cái tên khá mới trên thị trường bất động sản. Đơn cử, CTCP Đầu tư Lightland mới đây đã đề nghị tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tại TP Bảo Lộc.
Công ty TNHH Phước Lộc Thành LĐ đề xuất nghiên cứu và tài trợ sản phẩm đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và đầu tư dự án Khu dân cư, tái định cư Lộc Thắng rộng 182 ha tại huyện Bảo Lâm.
CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia đề nghị nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng Khu đô thị, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái dã ngoại có diện tích khoảng 625 ha tại phường 7 và 8, TP Đà Lạt.
Hay Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Kỹ thuật VP Home vừa qua đã đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu dân cư xã Hòa Ninh, huyện Di Linh quy mô khoảng 198 ha,…
Sẽ rà soát kỹ các đề xuất
Liên quan đến các đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch, đầu tư dự án trên địa bàn các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc, UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã có ý kiến chỉ đạo rà soát.
Theo UBND tỉnh này, qua kiểm tra, theo dõi còn một số đơn vị tài trợ chưa đảm bảo về điều kiện năng lực, kinh nghiệm, uy tín. Diện tích quy hoạch còn nhỏ, manh mún và có chủ ý tài trợ quy hoạch để thực hiện đối với chính phần diện tích đất đó hoặc một số tổ chức, cá nhân có liên quan đan quản lý, sử dụng một phần diện tích đất nằm trong khu vực đề nghị tài trợ quy hoạch,…
Hậu quả là việc tổ chức không gian, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chung không đồng bộ, mất cân bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch,…
Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan khi tham mưu đề xuất việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch của các doanh nghiệp cần kiểm tra, rà soát và làm rõ những nội dung nêu trên.
Bên cạnh đó, kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch, danh mục các khu vực cần lập quy hoạch để kêu gọi tài trợ kinh phí từ nguồn xã hội hóa và tổ chức lập quy hoạch. Đối với các khu vực không thu hút được kinh phí hoặc đơn vị tài trợ không có năng lực, kinh nghiệm, uy tín và thương hiệu thì sử dụng ngân sách Nhà nước để lập quy hoạch theo quy định.
Sở Xây dựng Lâm Đồng sau đó đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc rà soát, đề xuất danh mục các khu vực cần lập quy hoạch để kêu gọi tài trợ kinh phí từ nguồn xã hội hóa để tổ chức lập quy hoạch; tổng hợp, gửi báo cáo về Sở để xây dựng Kế hoạch, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Nguồn: Vietnambiz