Việt Nam có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh về du lịch rất lớn, kéo theo sự phát triển nóng của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thế nhưng việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản du lịch tại Việt Nam lại chưa được khuyến khích để tạo đà cho sự phát triển của thị trường này.
Pháp luật còn lúng túng
Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch, đánh giá bất động sản du lịch của Việt Nam trong vài năm trở lại đây phát triển rất nhanh với nhiều loại hình mới. Về cơ bản, chúng ta có 7 loại hình bất động sản du lịch từ lâu nhưng thời gian gần đây lại nóng do vấn đề sở hữu.
Ví dụ như vấn đề mua bán khách sạn. Theo bà Bình, do nhiều nhà đầu tư quan tâm đến du lịch, nhiều người có thể mua chung một bất động sản, dẫn đến thực tế từ một chủ đầu tư thì bây giờ đã có 100 chủ đầu tư sở hữu chung một mô hình bất động sản du lịch. Từ đó đặt ra vấn đề quyền sở hữu của chủ đầu tư trong vấn đề bất động sản du lịch.
“Khi sở hữu chung các mô hình bất động sản du lịch, lợi thế sẽ được chia sẻ, rủi ro sẽ được chia đều. Như vậy, rõ ràng điều này cũng đem đến những mặt lợi và mặt hại nhất định”, bà Bình cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho rằng chúng ta chưa thực sự đặt bất động sản du lịch song song với các mô hình bất động sản khác để phát triển. Vì vậy, hệ thống pháp luật giai đoạn 2015 của chúng ta chưa nêu rõ, dẫn đến cách hiểu, cách triển khai có sự khác nhau.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, hiện nay bất động sản du lịch chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống quy định khác nhau, từ hoạt động đầu tư, kinh doanh đến việc quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật đất đai hay pháp luật kinh doanh bất động sản hiện hành không có các khái niệm riêng cho loại hình bất động sản du lịch, trong đó có condotel, resort villa, farmhouse… mà chỉ có khái niệm chung. Đó là nhà, công trình xây dựng với mục đích thương mại, dịch vụ.
Cũng theo ông Khởi, chỉ có pháp luật về du lịch mới có khái niệm riêng, gọi là cơ sở lưu trú du lịch và phân định thành các loại hình như khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.
Đối chiếu chức năng của loại hình bất động sản mới như condotel, resort villa… với pháp luật về du lịch thì đây là một trong những loại hình cơ sở lưu trú du lịch và được quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về du lịch. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành không dùng các khái niệm tiếng Anh như đã nêu trên để điều chỉnh.
“Do đó dễ gây lúng túng trong quá trình thực hiện của cả chủ đầu tư, nhà đầu tư và chính quyền địa phương, phát sinh những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, mua bán loại hình bất động sản này. Cũng có trường hợp địa phương xác định đây là loại hình nhà ở nhưng không phải là đơn vị ở”, ông Khởi nói.
Chưa xứng với tiềm năng
TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, cho rằng lĩnh vực bất động sản du lịch đang gặp rất nhiều vấn đề, mà theo cách nói của ông thì lĩnh vực du lịch cũng đang đối mặt với cả “núi” vấn đề.
Ông kể, cách đây 2 năm, ông có tham gia vào việc góp ý sửa đổi chính sách đối với condotel. Tuy nhiên, Việt Nam không dùng từ tiếng Anh nên gọi nó là sản phẩm của dịch vụ lưu trú.
“Tháng 4.2019, chúng tôi có gửi văn bản lên Thủ tướng nhưng vấn đề về định danh cho sản phẩm này vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, cuộc sống vẫn đang diễn ra, hàng tỷ USD vẫn được đổ về thị trường condotel nhưng hành lang pháp lý vẫn chưa rõ ràng. Các tranh luận mất nhiều thời gian khiến chúng ta mất các cơ hội phát triển”, ông Nam cho biết.
Chuyên gia này đặt ra một loạt câu hỏi, tại sao một năm người Việt Nam có thể chi ra hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng để mang ra nước ngoài mua bất động sản? Tại sao các quốc gia đều khuyến khích thu hút mua bất động sản của nước họ mà không có vướng mắc gì cả? Tại sao người nước ngoài mua bất động sản ở Việt Nam lại khó như vậy? Tại sao họ vào Việt Nam xây biệt thự, du lịch, đem dòng khách vào Việt Nam mà chúng ta không khuyến khích?
“Tôi cho rằng, cần có sự cân bằng lại giữa đưa dòng tiền Việt Nam ra nước ngoài và hút dòng tiền vào bất động sản Việt Nam. Một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư nhưng tại sao chúng ta cũng không tăng thời gian sở hữu để thu hút nhà đầu tư nước ngoài?” ông Nam đặt vấn đề.
Theo ông Nam, Việt Nam cần có tầm nhìn du lịch biển, hướng đến giới siêu giàu. Chúng ta không cạnh tranh với các quốc gia Thái Lan, Malaysia bởi điều này chưa xứng đáng với tài nguyên nước ta. Việt Nam có quá nhiều tài nguyên về du lịch biển, du lịch núi… nên cần có tầm nhìn du lịch xứng đáng với tiềm năng. Bên cạnh đó, tầm nhìn này cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp bất động sản để phát triển các sản phẩm lưu trú xứng tầm.
Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho rằng lĩnh vực bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng đang là nội dung quan trọng, là ngành có nhiều sự sáng tạo và tạo ra nhiều giá trị nhất.
Vì vậy để tối ưu những điểm mạnh và giá trị đó, chúng ta cần có những chính sách, pháp lý phù hợp để tạo đà cho sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch.
Ông Khởi cho biết, từ năm 2018, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư xây dựng các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, các khó khăn, vướng mắc về đất đai, đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý vận hành có liên quan đến các loại hình công trình này.
Ông Khởi cho rằng để bảo đảm điều chỉnh đầy đủ hơn, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương, các chủ đầu tư dễ dàng thực hiện thì các cơ quan liên quan cần tiếp tục hoàn thiện một số quy định có liên quan về quy chuẩn, tiêu chuẩn, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quản lý kinh doanh loại hình này.
Bất động sản du lịch và những câu hỏi tại sao
Mục Lục
Việt Nam có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh về du lịch rất lớn, kéo theo sự phát triển nóng của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thế nhưng việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản du lịch tại Việt Nam lại chưa được khuyến khích để tạo đà cho sự phát triển của thị trường này.
Pháp luật còn lúng túng
Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch, đánh giá bất động sản du lịch của Việt Nam trong vài năm trở lại đây phát triển rất nhanh với nhiều loại hình mới. Về cơ bản, chúng ta có 7 loại hình bất động sản du lịch từ lâu nhưng thời gian gần đây lại nóng do vấn đề sở hữu.
Ví dụ như vấn đề mua bán khách sạn. Theo bà Bình, do nhiều nhà đầu tư quan tâm đến du lịch, nhiều người có thể mua chung một bất động sản, dẫn đến thực tế từ một chủ đầu tư thì bây giờ đã có 100 chủ đầu tư sở hữu chung một mô hình bất động sản du lịch. Từ đó đặt ra vấn đề quyền sở hữu của chủ đầu tư trong vấn đề bất động sản du lịch.
“Khi sở hữu chung các mô hình bất động sản du lịch, lợi thế sẽ được chia sẻ, rủi ro sẽ được chia đều. Như vậy, rõ ràng điều này cũng đem đến những mặt lợi và mặt hại nhất định”, bà Bình cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho rằng chúng ta chưa thực sự đặt bất động sản du lịch song song với các mô hình bất động sản khác để phát triển. Vì vậy, hệ thống pháp luật giai đoạn 2015 của chúng ta chưa nêu rõ, dẫn đến cách hiểu, cách triển khai có sự khác nhau.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, hiện nay bất động sản du lịch chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống quy định khác nhau, từ hoạt động đầu tư, kinh doanh đến việc quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật đất đai hay pháp luật kinh doanh bất động sản hiện hành không có các khái niệm riêng cho loại hình bất động sản du lịch, trong đó có condotel, resort villa, farmhouse… mà chỉ có khái niệm chung. Đó là nhà, công trình xây dựng với mục đích thương mại, dịch vụ.
Cũng theo ông Khởi, chỉ có pháp luật về du lịch mới có khái niệm riêng, gọi là cơ sở lưu trú du lịch và phân định thành các loại hình như khách sạn, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch.
Đối chiếu chức năng của loại hình bất động sản mới như condotel, resort villa… với pháp luật về du lịch thì đây là một trong những loại hình cơ sở lưu trú du lịch và được quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về du lịch. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành không dùng các khái niệm tiếng Anh như đã nêu trên để điều chỉnh.
“Do đó dễ gây lúng túng trong quá trình thực hiện của cả chủ đầu tư, nhà đầu tư và chính quyền địa phương, phát sinh những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, mua bán loại hình bất động sản này. Cũng có trường hợp địa phương xác định đây là loại hình nhà ở nhưng không phải là đơn vị ở”, ông Khởi nói.
Chưa xứng với tiềm năng
TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, cho rằng lĩnh vực bất động sản du lịch đang gặp rất nhiều vấn đề, mà theo cách nói của ông thì lĩnh vực du lịch cũng đang đối mặt với cả “núi” vấn đề.
Ông kể, cách đây 2 năm, ông có tham gia vào việc góp ý sửa đổi chính sách đối với condotel. Tuy nhiên, Việt Nam không dùng từ tiếng Anh nên gọi nó là sản phẩm của dịch vụ lưu trú.
“Tháng 4.2019, chúng tôi có gửi văn bản lên Thủ tướng nhưng vấn đề về định danh cho sản phẩm này vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, cuộc sống vẫn đang diễn ra, hàng tỷ USD vẫn được đổ về thị trường condotel nhưng hành lang pháp lý vẫn chưa rõ ràng. Các tranh luận mất nhiều thời gian khiến chúng ta mất các cơ hội phát triển”, ông Nam cho biết.
Chuyên gia này đặt ra một loạt câu hỏi, tại sao một năm người Việt Nam có thể chi ra hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng để mang ra nước ngoài mua bất động sản? Tại sao các quốc gia đều khuyến khích thu hút mua bất động sản của nước họ mà không có vướng mắc gì cả? Tại sao người nước ngoài mua bất động sản ở Việt Nam lại khó như vậy? Tại sao họ vào Việt Nam xây biệt thự, du lịch, đem dòng khách vào Việt Nam mà chúng ta không khuyến khích?
“Tôi cho rằng, cần có sự cân bằng lại giữa đưa dòng tiền Việt Nam ra nước ngoài và hút dòng tiền vào bất động sản Việt Nam. Một số quốc gia quy định sở hữu bất động sản lên tới 99 năm để thu hút đầu tư nhưng tại sao chúng ta cũng không tăng thời gian sở hữu để thu hút nhà đầu tư nước ngoài?” ông Nam đặt vấn đề.
Theo ông Nam, Việt Nam cần có tầm nhìn du lịch biển, hướng đến giới siêu giàu. Chúng ta không cạnh tranh với các quốc gia Thái Lan, Malaysia bởi điều này chưa xứng đáng với tài nguyên nước ta. Việt Nam có quá nhiều tài nguyên về du lịch biển, du lịch núi… nên cần có tầm nhìn du lịch xứng đáng với tiềm năng. Bên cạnh đó, tầm nhìn này cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp bất động sản để phát triển các sản phẩm lưu trú xứng tầm.
Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho rằng lĩnh vực bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng đang là nội dung quan trọng, là ngành có nhiều sự sáng tạo và tạo ra nhiều giá trị nhất.
Vì vậy để tối ưu những điểm mạnh và giá trị đó, chúng ta cần có những chính sách, pháp lý phù hợp để tạo đà cho sự phát triển của thị trường bất động sản du lịch.
Ông Khởi cho biết, từ năm 2018, Bộ Xây dựng đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư xây dựng các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, các khó khăn, vướng mắc về đất đai, đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý vận hành có liên quan đến các loại hình công trình này.
Ông Khởi cho rằng để bảo đảm điều chỉnh đầy đủ hơn, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương, các chủ đầu tư dễ dàng thực hiện thì các cơ quan liên quan cần tiếp tục hoàn thiện một số quy định có liên quan về quy chuẩn, tiêu chuẩn, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quản lý kinh doanh loại hình này.
Nguồn: CafeLand