Bất động sản – ngành kinh doanh chưa bao giờ giảm độ “hot”
Mục Lục
1.Những thông tin cơ bản về bất động sản
Bất động sản là ngành kinh doanh chưa bao giờ giảm độ hot trên thị trường hiện nay. Người ta vẫn thường bảo nhau rằng, nếu muốn giàu “nhanh”, hãy đi “buôn”đất. Quả thực, bất động sản là ngành sẽ giúp bạn “hái ra tiền” nếu có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Kinh doanh bất động sản có thể đem lại cho bạn những khoản lợi nhuận khổng lồ, gấp 3 hay thậm chí là n lần số vốn bạn đã bỏ ra đầu tư ban đầu. Trước khi trở thành một nhà đầu tư bất động sản chính hiệu, trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu và trang bị cho mình những thông tin cơ bản nhất về ngành kinh doanh siêu hot này nhé!
1.1 Bất động sản là gì?
Chắc hẳn bạn đã rất quen tai với cụm từ “bất động sản”, nhưng liệu bạn có thể tự mình định nghĩa được một cách chi tiết và chính xác về cụm từ này?
Theo Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm BĐS (hoặc được biết đến với tên gọi địa ốc, nhà đất) bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với mảnh đất đó. Những tài sản gắn liền với mảnh đất có thể kể đến như: các công trình kiến trúc, nhà cửa hoặc dầu khí và khoáng chất ở sâu trong lòng đất. Những tài sản có thể tháo dỡ và di dời thì không được coi là bất động sản.
Giá trị của một khối bất động sản bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố phong thủy (phong thủy BĐS) do yếu tố văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam trong kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy, phong thủy BĐS đóng một vai trò vô cùng quan trọng để hình thành nên giá trị của một khối bất động sản bất kỳ.
1.2 Thị trường bất động sản là gì?
Để bắt đầu bước chân vào ngành BĐS, đầu tiên bạn cần nắm được định nghĩa chi tiết về khái niệm thị trường BĐS. Khái niệm này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau theo đặc thù của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường BĐS được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, trao đổi, thế chấp quyền sử dụng loại tài sản là bất động sản theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường kinh tế Việt Nam; bởi đặc thù kinh doanh là những sản phẩm có giá trị lớn về kinh tế.
1.3 Ngành kinh doanh bất động sản là gì?
Nếu bạn vẫn lầm tưởng kinh doanh bất động sản là việc mua bán, chuyển nhượng BĐS thì có lẽ bạn vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm này. Kinh doanh BĐS thực chất là việc đầu tư một khoản vốn ban đầu để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau; có thể kể đến như: xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, mở ra các dịch vụ môi giới, giao dịch, … để gia tăng giá trị BĐS và sinh lời.
1.4 Đầu tư bất động sản là gì?
Đầu tư bất động sản là hình thức đầu tư liên quan đến các hoạt động mua bán, quản lý, sở hữu, cho thuê, … các tài sản BĐS để kiếm lợi nhuận. Hiểu một cách đơn giản hơn, đầu tư BĐS là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức sở hữu một hoặc nhiều khối bất động sản (căn hộ, nhà đất, đất nền, …) có thể có hoặc không các hoạt động đầu tư, tu sửa, quy hoạch, … với hy vọng sau một khoảng thời gian nhất định, khối bất động sản của mình có thể tăng thêm giá trị lợi nhuận.
1.5 Một số thuật ngữ trong bất động sản
Trong mỗi ngành nghề cụ thể đều có các khái niệm mà chỉ những người làm việc trong ngành hoặc những người có hiểu biết, am hiểu về ngành mới hiểu được gọi là thuật ngữ chuyên ngành. Đối với ngành BĐS, có nhiều thuật ngữ bạn cũng cần nắm rõ để tham gia đầu tư, kinh doanh vào thị trường này:
Đất nền: những lô đất thô, gần như chưa có bất kỳ tác động nào của con người (đào bới, san lấp, …), giữ nguyên được hiện trạng như ban đầu. Loại hình BĐS này có thể được dùng để phục vụ xây nhà ở của hộ dân hoặc phục vụ cho các dự án.
BĐS nghỉ dưỡng: các diện tích đất phục vụ xây dựng các khu du lịch hoặc các biệt thự nhằm mục đích vui chơi, nghỉ dưỡng.
BĐS ven biển: các diện tích đất ở hoặc các nhà đất được xây dựng ở khu vực ven biển.
Shophouse: Khu nhà phố thương mại, kết hợp giữa mục đích kinh doanh và nhà ở; thường có trong quy hoạch các dự án khu đô thị hoặc trung tâm thương mại.
Biệt thự đơn lập: BĐS dạng nhà ở riêng, có chiều rộng tối thiểu là 8m; và có sân vườn bao quanh.
Condotel: BĐS dạng căn hộ – khách sạn.
Căn hộ Loft: dạng căn hộ có thiết kế gác lửng bên trong nhà.
Bong bóng BĐS: Hiện tượng giá của BĐS tăng nhanh theo cấp số nhân đến chóng mặt, vượt xa giá trị thực tế của BĐS.
2.Có phải 90% các nhà đầu tư bất động sản chỉ là “kền kền ăn xác thối”?
Một lần nữa, câu chuyện Kim Tứ Đồ trong BĐS lại được đặt ra khi tâm lý đám đông chi phối đến 90% những nhà đầu tư hiện nay khi quyết định dốc vốn vào một thị trường BĐS ở khu vực nào đó; để rồi nhận về những cái kết đắng và những khối bất động sản “chết”.
Nhận định “90% các nhà đầu tư chỉ là “kền kền ăn xác thối” cũng từ đó xuất hiện. Và chỉ 10% là những nhà đầu tư thông thái, luôn sẵn sàng học hỏi để mở rộng khối óc của mình; sẵn sàng về cả tâm thế và tài chính để đón nhận những cơ hội mới và làm chủ cuộc đầu tư.
Tâm lý đám đông là một hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống; và trong BĐS, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hiện tượng này. Từ đó tạo nên hiện tượng một “đàn kền kền” đông đúc cùng tranh nhau từng miếng “xác thối”, để rồi nhận được một cái kết đắng về sự đóng băng BĐS và thua lỗ nặng nề.
Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể nhìn lại thị trường BĐS phía Nam vào thời kỳ bong bóng BĐS năm 2008 vừa qua. Từ Bắc tới Nam, các nhà đầu tư thi nhau thanh khoản ồ ạt những khối bất động sản của mình, giảm giá trị BĐS mình nắm giữ xuống 50% hoặc thậm chí nhiều hơn thế.
Điển hình như câu chuyện về thành phố mới Bình Dương mà dư chấn vẫn còn cho tới ngày hôm nay. Vào giai đoạn đó, Bình Dương được quy hoạch về cơ sở hạ tầng để trở thành một tỉnh công nghiệp, thu hút nhiều nhân lực lao động trên toàn quốc. 90% các nhà đầu tư đều tập trung sự chú ý của mình về miền đất hứa này với hy vọng sẽ sở hữu những khối bất động sản có thể “đẻ ra tiền”.
Trong khi đó, giai đoạn này cũng là lúc các tỉnh từ Bắc vào Nam đang đẩy mạnh phát triển thu hút đầu tư vào công nghiệp, xây dựng thêm hàng ngàn nhà máy để thúc đẩy phát triển kinh tế. Và kết quả cho thấy, hầu hết các tỉnh ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có khu công nghiệp.
Điều này khiến cho làn sóng di cư vào Đông Nam Bộ đặc biệt là Bình Dương ngày càng giảm đi. “Thành Phố Mới” Bình Dương dù có phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại đến mấy, nhưng không có yếu tố con người để lấp đầy thì những khối bất động sản ở nơi đây chỉ là BĐS “chết” mà thôi.
3.Chu kỳ 10 năm trong thị trường bất động sản
Chu kỳ phát triển của thị trường BĐS cũng tương tự như một đồ thị hình Sin, có khi thăng, cũng có khi chạm đáy. Mỗi chu kỳ BĐS diễn ra trong 10 năm và được chia ra làm 4 thời kỳ: sốt giá, suy thoái, đóng băng và phục hồi. Ở mỗi thời kỳ, giá trị của BĐS có thể bị đẩy lên rất cao, có lúc vượt xa giá trị thực gấp 4-5 lần; và cũng có lúc chính những khối bất động sản đó có thể giảm giá trị từ 40-50%.
Đứng dưới góc độ của người tiêu dùng, khi giá tăng thì cầu sẽ giảm. Nhưng với BĐS, khi giá tăng vẫn có rất nhiều người chấp nhận mua. Từ đó dẫn đến tình trạng mua đầu cơ, mua đi bán lại và tìm cơ hội để bán được giá, sinh lợi nhuận.
Khi thị trường gia tăng nhu cầu quá nhanh sẽ tạo ra phản ứng ngược, nguồn cung giảm đi dẫn đến hiện tượng khan hiếm giả. Khi tình trạng cung và cầu diễn ra song song ngang nhau, thị trường BĐS sốt đẩy giá quá cao so với giá thị thực; và chuẩn bị rơi vào giai đoạn suy thoái.
Khi tình trạng cung vượt quá cầu diễn ra, những người đầu cơ sẽ có xu hướng rút khỏi thị trường, ngừng việc tài trợ và nhanh chóng thu hồi vốn. Thị trường BĐS khi đó sẽ có tình trạng ứ đọng nguồn vốn và bế tắc tài chính; dẫn đến nhiều dự án “đắp chăn”, cung cầu tắc nghẽn, thị trường đóng băng. Sau khi trải qua giai đoạn này, thị trường mới bắt đầu có thể hồi phục trở lại.
Bất động sản – ngành kinh doanh chưa bao giờ giảm độ “hot”
Mục Lục
1.Những thông tin cơ bản về bất động sản
Bất động sản là ngành kinh doanh chưa bao giờ giảm độ hot trên thị trường hiện nay. Người ta vẫn thường bảo nhau rằng, nếu muốn giàu “nhanh”, hãy đi “buôn”đất. Quả thực, bất động sản là ngành sẽ giúp bạn “hái ra tiền” nếu có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Kinh doanh bất động sản có thể đem lại cho bạn những khoản lợi nhuận khổng lồ, gấp 3 hay thậm chí là n lần số vốn bạn đã bỏ ra đầu tư ban đầu. Trước khi trở thành một nhà đầu tư bất động sản chính hiệu, trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu và trang bị cho mình những thông tin cơ bản nhất về ngành kinh doanh siêu hot này nhé!
1.1 Bất động sản là gì?
Chắc hẳn bạn đã rất quen tai với cụm từ “bất động sản”, nhưng liệu bạn có thể tự mình định nghĩa được một cách chi tiết và chính xác về cụm từ này?
Theo Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm BĐS (hoặc được biết đến với tên gọi địa ốc, nhà đất) bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với mảnh đất đó. Những tài sản gắn liền với mảnh đất có thể kể đến như: các công trình kiến trúc, nhà cửa hoặc dầu khí và khoáng chất ở sâu trong lòng đất. Những tài sản có thể tháo dỡ và di dời thì không được coi là bất động sản.
Giá trị của một khối bất động sản bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố phong thủy (phong thủy BĐS) do yếu tố văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam trong kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy, phong thủy BĐS đóng một vai trò vô cùng quan trọng để hình thành nên giá trị của một khối bất động sản bất kỳ.
1.2 Thị trường bất động sản là gì?
Để bắt đầu bước chân vào ngành BĐS, đầu tiên bạn cần nắm được định nghĩa chi tiết về khái niệm thị trường BĐS. Khái niệm này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau theo đặc thù của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường BĐS được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, trao đổi, thế chấp quyền sử dụng loại tài sản là bất động sản theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường kinh tế Việt Nam; bởi đặc thù kinh doanh là những sản phẩm có giá trị lớn về kinh tế.
1.3 Ngành kinh doanh bất động sản là gì?
Nếu bạn vẫn lầm tưởng kinh doanh bất động sản là việc mua bán, chuyển nhượng BĐS thì có lẽ bạn vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm này. Kinh doanh BĐS thực chất là việc đầu tư một khoản vốn ban đầu để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau; có thể kể đến như: xây dựng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, mở ra các dịch vụ môi giới, giao dịch, … để gia tăng giá trị BĐS và sinh lời.
1.4 Đầu tư bất động sản là gì?
Đầu tư bất động sản là hình thức đầu tư liên quan đến các hoạt động mua bán, quản lý, sở hữu, cho thuê, … các tài sản BĐS để kiếm lợi nhuận. Hiểu một cách đơn giản hơn, đầu tư BĐS là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức sở hữu một hoặc nhiều khối bất động sản (căn hộ, nhà đất, đất nền, …) có thể có hoặc không các hoạt động đầu tư, tu sửa, quy hoạch, … với hy vọng sau một khoảng thời gian nhất định, khối bất động sản của mình có thể tăng thêm giá trị lợi nhuận.
1.5 Một số thuật ngữ trong bất động sản
Trong mỗi ngành nghề cụ thể đều có các khái niệm mà chỉ những người làm việc trong ngành hoặc những người có hiểu biết, am hiểu về ngành mới hiểu được gọi là thuật ngữ chuyên ngành. Đối với ngành BĐS, có nhiều thuật ngữ bạn cũng cần nắm rõ để tham gia đầu tư, kinh doanh vào thị trường này:
2.Có phải 90% các nhà đầu tư bất động sản chỉ là “kền kền ăn xác thối”?
Một lần nữa, câu chuyện Kim Tứ Đồ trong BĐS lại được đặt ra khi tâm lý đám đông chi phối đến 90% những nhà đầu tư hiện nay khi quyết định dốc vốn vào một thị trường BĐS ở khu vực nào đó; để rồi nhận về những cái kết đắng và những khối bất động sản “chết”.
Nhận định “90% các nhà đầu tư chỉ là “kền kền ăn xác thối” cũng từ đó xuất hiện. Và chỉ 10% là những nhà đầu tư thông thái, luôn sẵn sàng học hỏi để mở rộng khối óc của mình; sẵn sàng về cả tâm thế và tài chính để đón nhận những cơ hội mới và làm chủ cuộc đầu tư.
Tâm lý đám đông là một hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống; và trong BĐS, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hiện tượng này. Từ đó tạo nên hiện tượng một “đàn kền kền” đông đúc cùng tranh nhau từng miếng “xác thối”, để rồi nhận được một cái kết đắng về sự đóng băng BĐS và thua lỗ nặng nề.
Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể nhìn lại thị trường BĐS phía Nam vào thời kỳ bong bóng BĐS năm 2008 vừa qua. Từ Bắc tới Nam, các nhà đầu tư thi nhau thanh khoản ồ ạt những khối bất động sản của mình, giảm giá trị BĐS mình nắm giữ xuống 50% hoặc thậm chí nhiều hơn thế.
Điển hình như câu chuyện về thành phố mới Bình Dương mà dư chấn vẫn còn cho tới ngày hôm nay. Vào giai đoạn đó, Bình Dương được quy hoạch về cơ sở hạ tầng để trở thành một tỉnh công nghiệp, thu hút nhiều nhân lực lao động trên toàn quốc. 90% các nhà đầu tư đều tập trung sự chú ý của mình về miền đất hứa này với hy vọng sẽ sở hữu những khối bất động sản có thể “đẻ ra tiền”.
Trong khi đó, giai đoạn này cũng là lúc các tỉnh từ Bắc vào Nam đang đẩy mạnh phát triển thu hút đầu tư vào công nghiệp, xây dựng thêm hàng ngàn nhà máy để thúc đẩy phát triển kinh tế. Và kết quả cho thấy, hầu hết các tỉnh ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có khu công nghiệp.
Điều này khiến cho làn sóng di cư vào Đông Nam Bộ đặc biệt là Bình Dương ngày càng giảm đi. “Thành Phố Mới” Bình Dương dù có phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại đến mấy, nhưng không có yếu tố con người để lấp đầy thì những khối bất động sản ở nơi đây chỉ là BĐS “chết” mà thôi.
3.Chu kỳ 10 năm trong thị trường bất động sản
Chu kỳ phát triển của thị trường BĐS cũng tương tự như một đồ thị hình Sin, có khi thăng, cũng có khi chạm đáy. Mỗi chu kỳ BĐS diễn ra trong 10 năm và được chia ra làm 4 thời kỳ: sốt giá, suy thoái, đóng băng và phục hồi. Ở mỗi thời kỳ, giá trị của BĐS có thể bị đẩy lên rất cao, có lúc vượt xa giá trị thực gấp 4-5 lần; và cũng có lúc chính những khối bất động sản đó có thể giảm giá trị từ 40-50%.
Đứng dưới góc độ của người tiêu dùng, khi giá tăng thì cầu sẽ giảm. Nhưng với BĐS, khi giá tăng vẫn có rất nhiều người chấp nhận mua. Từ đó dẫn đến tình trạng mua đầu cơ, mua đi bán lại và tìm cơ hội để bán được giá, sinh lợi nhuận.
Khi thị trường gia tăng nhu cầu quá nhanh sẽ tạo ra phản ứng ngược, nguồn cung giảm đi dẫn đến hiện tượng khan hiếm giả. Khi tình trạng cung và cầu diễn ra song song ngang nhau, thị trường BĐS sốt đẩy giá quá cao so với giá thị thực; và chuẩn bị rơi vào giai đoạn suy thoái.
Khi tình trạng cung vượt quá cầu diễn ra, những người đầu cơ sẽ có xu hướng rút khỏi thị trường, ngừng việc tài trợ và nhanh chóng thu hồi vốn. Thị trường BĐS khi đó sẽ có tình trạng ứ đọng nguồn vốn và bế tắc tài chính; dẫn đến nhiều dự án “đắp chăn”, cung cầu tắc nghẽn, thị trường đóng băng. Sau khi trải qua giai đoạn này, thị trường mới bắt đầu có thể hồi phục trở lại.
Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Ngoan