“Người có tiền vẫn lựa chọn bất động sản để đầu tư”
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam tại Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản sau dịch Covid-19” do báo Tiền Phong tổ chức.
Theo ông Nguyễn Hoàng, tâm lý tích cực phục hồi trên thị trường trong một tháng qua, các chủ đầu tư đang cố gắng giành giật lại những gì đã mất trong thời gian giãn cách xã hội. Trong thời gian giãn cách nhiều người lo lắng thị trường bị đóng băng nhưng chỉ trong tháng 7, sang tháng 8, tháng 9 doanh nghiệp đã chuyển sang bán hàng online… thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc.
“Điều đó cho thấy thị trường BĐS có những suy giảm đáng kể nhưng vẫn có những chuyển biến tích cực, người có tiền vẫn lựa chọn BĐS là kênh đầu tư”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Hoàng, từ nửa cuối quý 2/2021 đến nay, có một số điểm đáng chú ý có thể tác động đến mặt bằng giá bất động sản. Tuy nhiên, nhìn chung giá bất động sản không có nhiều biến động. Xu hướng căn hộ hạng C (nhà ở vừa túi tiền) gần như bị biến mất trong hai năm qua. Bên cạnh đó, thị trường BDS du lịch nghỉ dưỡng cũng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Xu hướng trong quý 4/2021, từ đầu tháng 10 đến nay, việc giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng, các hoạt động kinh tế – xã hội cũng dần trở về trạng thái bình thường mới. Thị trường bất động sản luôn nhanh nhạy phản ứng trước những thông tin chỉ đạo tích cực của chính quyền địa phương về mọi khía cạnh đời sống.
Dự báo về thị trường BĐS cuối năm, ông Nguyễn Hoàng cho biết, nguồn cung mới và sức mua về cơ bản sẽ tích cực hơn quý 3, không chỉ ở Tp.HCM mà cả các địa phương lân cận khác. Nguồn cung mới trong phân khúc căn hộ có thể sẽ tăng nhẹ trong quý 4 tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với quý 2, 3 (khoảng 4.000 căn hộ). Sức mua chung trong quý 4, về cơ bản sẽ diễn biến tương tự hoặc tăng nhẹ so với quý 3, nhưng vẫn suy giảm so với quý 1 hoặc cùng kì năm 2020.
Nguyên nhân theo vị chuyên gia này, do người mua bị ảnh hưởng về thu nhập, một số khác cũng đang thận trọng quan sát. Ngoài ra, thị trường thứ cấp chưa tích cực và việc này cũng tác động đến sức mua của thị trường sơ cấp. Điểm sáng của quý 4 vẫn dựa vào những người có tiềm lực tài chính lựa chọn bất động sản là kênh hàng đầu để đầu tư lâu dài và đa dạng hoá, bảo toàn giá trị tài sản.
Cùng với đó, đất nền các tỉnh giáp ranh vẫn là dòng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu. Có thể tuy không sôi động như giai đoạn đầu năm 2021 nhưng vẫn sẽ có lượng giao dịch đáng kể, đặc biệt tại các địa phương có các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.
Trong khi, phân khúc căn hộ, đặc biệt căn hộ tầm trung sẽ luôn được những người có kế hoạch mua nhà tìm kiếm và lựa chọn. Tuy nhiên, nguồn cung mới ở phân khúc căn hộ có thể tiếp tục hạn chế, chủ yếu là những dự án đã có sự chuẩn bị từ trước.
Dự báo nguồn cung mới quý 4, theo ông Hoàng, toàn bộ khu vực Tp.HCM và vùng phụ cận có thể có 3.500 – 4.500 căn hộ được đưa ra thị trường. Trong đó, Tp.HCM và Bình Dương vẫn dẫn đầu với khoảng 2.000 – 3.500 căn, tuỳ điều kiện thị trường mà các chủ đầu tư đưa ra lượng hàng phù hợp. Dự kiến, nguồn cung căn hộ của Tp.HCM và vùng phụ cận cả năm 2021 tương đương 55% so với năm 2020.
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực do các hoạt động du lịch vẫn chưa thể phục hồi mạnh cho đến hết năm 2021, ngoại trừ một vài địa phương có kế hoạch áp dụng hộ chiếu xanh.
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho biết, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng, tác động đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị.
Đồng thời các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như: tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch…nên thị trường bất động sản tuy có bị suy giảm nhưng không rơi vào trạng thái “trầm lắng”, “đóng băng” toàn diện mà chỉ giảm phát ở một số phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê…so với các năm trước đó.
Các số liệu trong 6 tháng đầu năm 2021 của thị trường bất động sản đã cho thấy dấu hiệu dần phục hồi khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát, có một số chỉ số tương đối khả quan. Về nguồn cung, có 180 dự án với 55.576 căn (tăng 23%) so với cùng kỳ năm 2020. Về lượng giao dịch, có 55.335 giao dịch thành công (tăng 29%) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong các tháng cuối quý I, thị trường có hiện tượng sốt giá cục bộ ở một số phân khúc và một số địa phương nhưng đã được kiểm soát kịp thời. Sang đến quý 32021, khi nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM thực hiện cách ly, giãn cách triệt để, nghiêm ngặt thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng, thiệt hại lớn. Thị trường bất động sản trong quý 3 gặp nhiều khó khăn hơn so với quý 2.
“Người có tiền vẫn lựa chọn bất động sản để đầu tư”
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam tại Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản sau dịch Covid-19” do báo Tiền Phong tổ chức.
Theo ông Nguyễn Hoàng, tâm lý tích cực phục hồi trên thị trường trong một tháng qua, các chủ đầu tư đang cố gắng giành giật lại những gì đã mất trong thời gian giãn cách xã hội. Trong thời gian giãn cách nhiều người lo lắng thị trường bị đóng băng nhưng chỉ trong tháng 7, sang tháng 8, tháng 9 doanh nghiệp đã chuyển sang bán hàng online… thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc.
“Điều đó cho thấy thị trường BĐS có những suy giảm đáng kể nhưng vẫn có những chuyển biến tích cực, người có tiền vẫn lựa chọn BĐS là kênh đầu tư”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Hoàng, từ nửa cuối quý 2/2021 đến nay, có một số điểm đáng chú ý có thể tác động đến mặt bằng giá bất động sản. Tuy nhiên, nhìn chung giá bất động sản không có nhiều biến động. Xu hướng căn hộ hạng C (nhà ở vừa túi tiền) gần như bị biến mất trong hai năm qua. Bên cạnh đó, thị trường BDS du lịch nghỉ dưỡng cũng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Xu hướng trong quý 4/2021, từ đầu tháng 10 đến nay, việc giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng, các hoạt động kinh tế – xã hội cũng dần trở về trạng thái bình thường mới. Thị trường bất động sản luôn nhanh nhạy phản ứng trước những thông tin chỉ đạo tích cực của chính quyền địa phương về mọi khía cạnh đời sống.
Dự báo về thị trường BĐS cuối năm, ông Nguyễn Hoàng cho biết, nguồn cung mới và sức mua về cơ bản sẽ tích cực hơn quý 3, không chỉ ở Tp.HCM mà cả các địa phương lân cận khác. Nguồn cung mới trong phân khúc căn hộ có thể sẽ tăng nhẹ trong quý 4 tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với quý 2, 3 (khoảng 4.000 căn hộ). Sức mua chung trong quý 4, về cơ bản sẽ diễn biến tương tự hoặc tăng nhẹ so với quý 3, nhưng vẫn suy giảm so với quý 1 hoặc cùng kì năm 2020.
Nguyên nhân theo vị chuyên gia này, do người mua bị ảnh hưởng về thu nhập, một số khác cũng đang thận trọng quan sát. Ngoài ra, thị trường thứ cấp chưa tích cực và việc này cũng tác động đến sức mua của thị trường sơ cấp. Điểm sáng của quý 4 vẫn dựa vào những người có tiềm lực tài chính lựa chọn bất động sản là kênh hàng đầu để đầu tư lâu dài và đa dạng hoá, bảo toàn giá trị tài sản.
Cùng với đó, đất nền các tỉnh giáp ranh vẫn là dòng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu. Có thể tuy không sôi động như giai đoạn đầu năm 2021 nhưng vẫn sẽ có lượng giao dịch đáng kể, đặc biệt tại các địa phương có các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.
Trong khi, phân khúc căn hộ, đặc biệt căn hộ tầm trung sẽ luôn được những người có kế hoạch mua nhà tìm kiếm và lựa chọn. Tuy nhiên, nguồn cung mới ở phân khúc căn hộ có thể tiếp tục hạn chế, chủ yếu là những dự án đã có sự chuẩn bị từ trước.
Dự báo nguồn cung mới quý 4, theo ông Hoàng, toàn bộ khu vực Tp.HCM và vùng phụ cận có thể có 3.500 – 4.500 căn hộ được đưa ra thị trường. Trong đó, Tp.HCM và Bình Dương vẫn dẫn đầu với khoảng 2.000 – 3.500 căn, tuỳ điều kiện thị trường mà các chủ đầu tư đưa ra lượng hàng phù hợp. Dự kiến, nguồn cung căn hộ của Tp.HCM và vùng phụ cận cả năm 2021 tương đương 55% so với năm 2020.
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực do các hoạt động du lịch vẫn chưa thể phục hồi mạnh cho đến hết năm 2021, ngoại trừ một vài địa phương có kế hoạch áp dụng hộ chiếu xanh.
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho biết, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng, tác động đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị.
Đồng thời các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như: tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch…nên thị trường bất động sản tuy có bị suy giảm nhưng không rơi vào trạng thái “trầm lắng”, “đóng băng” toàn diện mà chỉ giảm phát ở một số phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê…so với các năm trước đó.
Các số liệu trong 6 tháng đầu năm 2021 của thị trường bất động sản đã cho thấy dấu hiệu dần phục hồi khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát, có một số chỉ số tương đối khả quan. Về nguồn cung, có 180 dự án với 55.576 căn (tăng 23%) so với cùng kỳ năm 2020. Về lượng giao dịch, có 55.335 giao dịch thành công (tăng 29%) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong các tháng cuối quý I, thị trường có hiện tượng sốt giá cục bộ ở một số phân khúc và một số địa phương nhưng đã được kiểm soát kịp thời. Sang đến quý 32021, khi nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM thực hiện cách ly, giãn cách triệt để, nghiêm ngặt thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng, thiệt hại lớn. Thị trường bất động sản trong quý 3 gặp nhiều khó khăn hơn so với quý 2.
Nguồn: Nhịp sống kinh tế