BĐS hậu giãn cách: Đi xem nhiều, mua chưa bao nhiêu
Tâm lý dè dặt “xuống tiền” mua BĐS vẫn xuất hiện ở thời điểm này, mặc dù số lượng người đi xem BĐS đã nhiều lên đáng kể sau giãn cách.
Ghi nhận cho thấy, thị trường BĐS Tp.HCM và các tỉnh phía Nam đã rục rịch trở lại sau giãn cách nhưng việc quyết định mua bán “xuống tiền” chưa nhiều ở giai đoạn này. Đa phần người đi xem BĐS nhiều hơn người chính thức mua bán.
Theo một môi giới BĐS Đồng Nai, những ngày qua, lượng khách đầu tư đi xem đất đã rộn ràng trở lại nhưng đi xem nhiều còn mua chưa bao nhiêu, giao dịch chỉ mới lác đác. “Hiện khách khứa hỏi về tình hình đất đai đã khá nhiều nhưng chưa chốt. Họ đang xem xét hoặc chờ động thái của người bán, xem có thương lượng được thêm hay không”, môi giới này cho hay.
Tại khu ven Tp.HCM, môi giới BĐS đã hoạt động năng nổ trở lại nhưng việc chốt giao dịch không diễn ra rộng rãi mà phụ thuộc vào từng khu vực, từng môi giới. Theo anh B, môi giới BĐS tự do, hiện nhà đầu tư đã đi xem đất khá tốt nhưng môi giới phải “chăm” thêm, nhiều người mua chưa sẵn sàng “xuống tiền”.
Anh B cho rằng, bên cạnh các nhà đầu tư sẵn dòng tiền, có mối thân quen với môi giới khu vực thì không mấy e ngại xuống cọc, nhưng các nhà đầu tư mới thì thận trọng hơn, họ vẫn lo ngại dịch có thể bùng lại, ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư.
“Thực tế thì thời điểm này đa phần nhà đầu tư đi xem đất là có dòng tài chính ổn, chứ không phải vay ngân hàng. Tuy vậy, họ cũng xem xét cẩn trọng vì do đợt dịch vừa rồi kéo dài quá, khiến tâm lý của nhà đầu tư cũng bị dao động”, anh B cho hay.
Cùng với đó, hiện nhiều người trẻ có dòng tài chính khoảng trên dưới 2 tỉ đồng cũng tranh thủ thời gian sau giãn cách đi tìm mảnh đất nền để đầu tư. Đây đa số là những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường BĐS nên cũng khá cẩn trọng vào thị trường, mặc dù họ nhận biết rằng, BĐS có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
“Có nhiều nhà đầu tư nhận biết được rằng, giá BĐS sẽ có thể có đợt tăng vào cuối năm hoặc đầu năm sau nhưng họ vẫn khá phân vân vì thực tế tình hình dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn. Hoặc cũng có thể, họ quan tâm BĐS nhưng chưa ưng ý, chưa phù hợp với túi tiền nên còn xem xét thêm.
Còn những nhà đầu tư lâu năm, có dòng tiền sẵn gần như đã ngắm được BĐS trong dịch và chỉ chờ xem được đất là xuống cọc. Các nhà đầu tư này thường có tâm lý quyết đoán hơn, chờ chốt lời trong giai đoạn tới”, anh M, một môi giới BĐS Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) chia sẻ.
Trước đó, vào thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cũng đã có dự báo, sẽ có làn sóng mạnh mẽ sau giãn cách. Nhưng, người ta thèm đi xem thôi, chứ chưa chắc đã mua ngay. Bất động sản khó ở chỗ, giữa ý thích và hiện thực khá xa nhau. Họ có thể hỏi bây giờ nhưng quyết định mua hay không thì có thể đi sau hoặc không mua.
“Vì bất động sản có giá trị lớn, không phải muốn mua là mua được, nhưng tâm lý thì ai cũng thích sở hữu bất động sản. Do đó, sau dịch sẽ có làn sóng đi xem bất động sản nhiều hơn đi mua bất động sản”, ông Quang từng khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, nhu cầu đầu tư tại Việt Nam rất lớn, trong đó 2 kênh được yêu thích nhất là chứng khoán và bất động sản. Nhiều người vướng dịch mà ở trong nhà cũng 3-4 tháng rồi, thậm chí có người bị ở nhà cả năm cứ đi loanh quanh trong nhà. Sau giãn cách rất muốn đi ra ngoài, mà đi ra ngoài là đi đâu? Thường là ngắm nghía mua cái gì đó. Bất động sản trở thành một lựa chọn.
Trước đó, ông Quang cũng dành lời khuyên cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cứ quan sát tìm hiểu những chủ đất kẹt tiền, bán giá tốt là có thể mua vào ngay. Thời điểm này, thị trường BĐS cũng đang xuất hiện nhiều chính sách ưu đãi cực kì tốt, hiếm thấy cho khách hàng. Việc chiết khấu cũng là biểu hiện ngầm của việc hỗ trợ về giá (3-5%) là cơ hội để chọn mua trong mùa dịch này.
“Khoảng 70% nhu cầu của nhà đầu tư hướng đến phân khúc đất nền. Đây là phân khúc dễ sốt, và tăng giá mạnh nhất. Hiện dịch kéo dài nên thị trường BĐS cũng trầm lắng lại, định vị lại sản phẩm. Tuy vậy, cơ hội cho thị trường đất nền vùng ven vẫn còn lớn”, ông Quang khẳng định.
Thực tế cho thấy, làn sóng đi xem đất diễn ra mạnh mẽ nhưng giao dịch chưa đột phá ngay cũng là điều dễ hiểu. Trải qua khoảng thời gian khá dài của Covid-19, tâm lý của nhà đầu tư không thể nói là không ảnh hưởng, thậm chí có thể nói là bị “xáo trộn” trong thời gian qua.
Khi nới giãn cách, họ vào thị trường nhưng vẫn mang theo tâm lý e dè, vừa xem đất, vừa nghe ngóng tình hình. Dự báo của các chuyên gia, có thể vào đợt cuối năm hoặc quý 2 của năm 2022, thị trường BĐS sẽ phục hồi, việc mua bán sẽ diễn ra nhộn nhịp hơn, việc quyết định với BĐS cũng dễ dàng hơn với người mua.
BĐS hậu giãn cách: Đi xem nhiều, mua chưa bao nhiêu
Tâm lý dè dặt “xuống tiền” mua BĐS vẫn xuất hiện ở thời điểm này, mặc dù số lượng người đi xem BĐS đã nhiều lên đáng kể sau giãn cách.
Ghi nhận cho thấy, thị trường BĐS Tp.HCM và các tỉnh phía Nam đã rục rịch trở lại sau giãn cách nhưng việc quyết định mua bán “xuống tiền” chưa nhiều ở giai đoạn này. Đa phần người đi xem BĐS nhiều hơn người chính thức mua bán.
Theo một môi giới BĐS Đồng Nai, những ngày qua, lượng khách đầu tư đi xem đất đã rộn ràng trở lại nhưng đi xem nhiều còn mua chưa bao nhiêu, giao dịch chỉ mới lác đác. “Hiện khách khứa hỏi về tình hình đất đai đã khá nhiều nhưng chưa chốt. Họ đang xem xét hoặc chờ động thái của người bán, xem có thương lượng được thêm hay không”, môi giới này cho hay.
Tại khu ven Tp.HCM, môi giới BĐS đã hoạt động năng nổ trở lại nhưng việc chốt giao dịch không diễn ra rộng rãi mà phụ thuộc vào từng khu vực, từng môi giới. Theo anh B, môi giới BĐS tự do, hiện nhà đầu tư đã đi xem đất khá tốt nhưng môi giới phải “chăm” thêm, nhiều người mua chưa sẵn sàng “xuống tiền”.
Anh B cho rằng, bên cạnh các nhà đầu tư sẵn dòng tiền, có mối thân quen với môi giới khu vực thì không mấy e ngại xuống cọc, nhưng các nhà đầu tư mới thì thận trọng hơn, họ vẫn lo ngại dịch có thể bùng lại, ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư.
“Thực tế thì thời điểm này đa phần nhà đầu tư đi xem đất là có dòng tài chính ổn, chứ không phải vay ngân hàng. Tuy vậy, họ cũng xem xét cẩn trọng vì do đợt dịch vừa rồi kéo dài quá, khiến tâm lý của nhà đầu tư cũng bị dao động”, anh B cho hay.
Cùng với đó, hiện nhiều người trẻ có dòng tài chính khoảng trên dưới 2 tỉ đồng cũng tranh thủ thời gian sau giãn cách đi tìm mảnh đất nền để đầu tư. Đây đa số là những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường BĐS nên cũng khá cẩn trọng vào thị trường, mặc dù họ nhận biết rằng, BĐS có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
“Có nhiều nhà đầu tư nhận biết được rằng, giá BĐS sẽ có thể có đợt tăng vào cuối năm hoặc đầu năm sau nhưng họ vẫn khá phân vân vì thực tế tình hình dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn. Hoặc cũng có thể, họ quan tâm BĐS nhưng chưa ưng ý, chưa phù hợp với túi tiền nên còn xem xét thêm.
Còn những nhà đầu tư lâu năm, có dòng tiền sẵn gần như đã ngắm được BĐS trong dịch và chỉ chờ xem được đất là xuống cọc. Các nhà đầu tư này thường có tâm lý quyết đoán hơn, chờ chốt lời trong giai đoạn tới”, anh M, một môi giới BĐS Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) chia sẻ.
Trước đó, vào thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cũng đã có dự báo, sẽ có làn sóng mạnh mẽ sau giãn cách. Nhưng, người ta thèm đi xem thôi, chứ chưa chắc đã mua ngay. Bất động sản khó ở chỗ, giữa ý thích và hiện thực khá xa nhau. Họ có thể hỏi bây giờ nhưng quyết định mua hay không thì có thể đi sau hoặc không mua.
“Vì bất động sản có giá trị lớn, không phải muốn mua là mua được, nhưng tâm lý thì ai cũng thích sở hữu bất động sản. Do đó, sau dịch sẽ có làn sóng đi xem bất động sản nhiều hơn đi mua bất động sản”, ông Quang từng khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, nhu cầu đầu tư tại Việt Nam rất lớn, trong đó 2 kênh được yêu thích nhất là chứng khoán và bất động sản. Nhiều người vướng dịch mà ở trong nhà cũng 3-4 tháng rồi, thậm chí có người bị ở nhà cả năm cứ đi loanh quanh trong nhà. Sau giãn cách rất muốn đi ra ngoài, mà đi ra ngoài là đi đâu? Thường là ngắm nghía mua cái gì đó. Bất động sản trở thành một lựa chọn.
Trước đó, ông Quang cũng dành lời khuyên cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cứ quan sát tìm hiểu những chủ đất kẹt tiền, bán giá tốt là có thể mua vào ngay. Thời điểm này, thị trường BĐS cũng đang xuất hiện nhiều chính sách ưu đãi cực kì tốt, hiếm thấy cho khách hàng. Việc chiết khấu cũng là biểu hiện ngầm của việc hỗ trợ về giá (3-5%) là cơ hội để chọn mua trong mùa dịch này.
“Khoảng 70% nhu cầu của nhà đầu tư hướng đến phân khúc đất nền. Đây là phân khúc dễ sốt, và tăng giá mạnh nhất. Hiện dịch kéo dài nên thị trường BĐS cũng trầm lắng lại, định vị lại sản phẩm. Tuy vậy, cơ hội cho thị trường đất nền vùng ven vẫn còn lớn”, ông Quang khẳng định.
Thực tế cho thấy, làn sóng đi xem đất diễn ra mạnh mẽ nhưng giao dịch chưa đột phá ngay cũng là điều dễ hiểu. Trải qua khoảng thời gian khá dài của Covid-19, tâm lý của nhà đầu tư không thể nói là không ảnh hưởng, thậm chí có thể nói là bị “xáo trộn” trong thời gian qua.
Khi nới giãn cách, họ vào thị trường nhưng vẫn mang theo tâm lý e dè, vừa xem đất, vừa nghe ngóng tình hình. Dự báo của các chuyên gia, có thể vào đợt cuối năm hoặc quý 2 của năm 2022, thị trường BĐS sẽ phục hồi, việc mua bán sẽ diễn ra nhộn nhịp hơn, việc quyết định với BĐS cũng dễ dàng hơn với người mua.
Nguồn: CafeF