Có nên “lướt sóng” bất động sản trong giai đoạn cuối năm?
Cuộc chơi đầu tư “lướt sóng” bất động sảntrước đây được cho là dễ hái ra tiền nhưng hiện nay đã bị phá vỡ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng giữ không được mà bán cũng không xong.
Thị trường bất động sản đang dần phục hồi, tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản, từ nay đến đầu năm 2022, thị trường sẽ chưa có nhiều thay đổi lớn. Do đó, việc nhà đầu tư thực hiện các giao dịch “lướt sóng”, ngắn hạn sẽ không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.
Để hiểu thêm về diễn biến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư trong tháng cuối năm 2021, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
PV: Thưa ông, thị trường bất động sản sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng đã có nhiều khởi sắc, liệu đó có phải là những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường đã phục hồi?
Ông Phan Việt Hoàng: Trong thời điểm này, sẽ hơi chủ quan nếu khẳng định thị trường bất động sản đã phục hồi. Mặc dù trên bề nổi, chúng ta nhìn thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang kết nối lại và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi và phát triển trở lại thì gốc rễ vấn đề là cần có sự hoạt động đồng bộ của các ngành kinh tế chủ đạo và hoàn chỉnh chính sách pháp luật có liên quan. Cụ thể là Luật Đất đai 2013 đang được nghiên cứu và sửa đổi theo hướng điều chỉnh một số bất cập so với trước đây có thể sẽ được thông qua vào năm 2022.
Luật Đất đai 2013 sửa đổi sẽ đẩy mạnh vấn đề thu hút đầu tư, khơi thông nguồn vốn của thị trường bất động sản hiệu quả hơn, minh bạch hơn và quyền lời của người dân cũng được nâng cao để có thể hướng về thị trường bất động sản phát triển ổn định và bền vững.
PV: Vậy theo ông, liệu có cơ hội bứt phá cho hoạt động giao dịch bất động sản trong thời gian tới và điều này có làm tăng giá bất động sản hay không?
Ông Phan Việt Hoàng: Nếu trong hoàn cảnh thông thường vào thời điểm cuối kỳ của năm, tài chính các doanh nghiệp sẽ không có nhiều hoạt động sôi nổi nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt thì phải có những hành động đặc biệt để thích ứng.
Trong tình hình thích nghi an toàn mới, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện bùng nổ hơn. Những công việc tồn đọng sớm giải tỏa sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp, thứ cấp và bán lẻ nhộn nhịp hơn. Cơ hội không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà nó di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, nhất là những lúc thị trường có nhiều biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần nhạy bén hơn.
Những năm gần đây, nguồn cung gián đoạn khiến cho mặt bằng giá cả thị trường liên tục gia tăng. Lãi suất tiền gửi không cao nên bất động sản đang là đối thủ nặng ký đối với thị trường chứng khoán, vàng và ngoại tệ trong thu hút đầu tư.
Theo khảo sát, vài năm gần đây tại các đô thị, các khoản đầu tư dài hạn vào bất động sản thời gian từ hơn 1 năm đa số sẽ đem lại hiệu quả sinh lời cao hơn tiền gửi ngân hàng. Đây cũng là thời kỳ đầu của việc lập quy hoạch chung của các tỉnh thành trong giai đoạn 2021 – 2030, do đó sẽ có rất nhiều định hướng phát triển và thu hút đầu tư vào địa phương trong thời gian tới. Khi kinh tế xã hội phát triển thì việc gia tăng tài sản từ đất đai cũng là điều hiển nhiên.
PV: Ông nhận thấy tâm lý của các nhà đầu tư đã thay đổi như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?
Ông Phan Việt Hoàng: Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì tâm lý và hành động gần như ổn định về tài chính và tinh thần không có nhiều thay đổi, các nhà đầu tư vẫn trung thành đối với sản phẩm có pháp lý và thương hiệu uy tín, đồng thời chú trọng vào tính dài hạn.
Việt Nam được quốc tế đánh giá là quốc gia đang phát triển và thị trường bất động sản có rất nhiều cơ hội bứt phá mạnh trong thời gian tới. Ở mỗi địa phương trên dải dất hình chữ S đều có tiềm năng thế mạnh riêng, thị trường đầu tư bất động sản được ví như là “bàn tiệc Buffet” và mỗi chủ đầu tư sẽ là một đầu bếp luôn cố gắng nâng cao tay nghề để giữ chân khách hàng.
Còn đối với nhà đầu tư mới, từ lâu nay đa số vẫn thiên về ăn xổi và nặng tính đám đông nên tâm lý không ổn định, thành bại đều do các sàn bất động sản định đoạt.
PV: Trong giai đoạn bình thường mới, theo ông nhà đầu tư có nên “lướt sóng” bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận?
Ông Phan Việt Hoàng: Trước đây “lướt sóng” ra đời trong những lúc thị trường bất động sản sôi động đã mang lại một số thành công nhất định mang tính ngắn hạn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn bình thường mới và công nghệ thông tin phát triển, việc “lướt sóng” để đi tắt đón đầu đã vướng phải vật thể lạ mang tên Covid-19.
Cuộc chơi đầu tư “lướt sóng” trước đây được cho là dễ hái ra tiền nhưng hiện nay đã bị phá vỡ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng giữ không được mà bán cũng không xong.
Để đầu tư hiệu quả trong giai đoạn chuyển giao mới ngoài vấn đề tài chính còn cần có sự phân tích nguồn thông tin mới hi vọng tìm kiếm được lợi nhuận.
PV: Nếu xét riêng về từng phân khúc, ông dự đoán từng phân khúc sẽ diễn biến ra sao trong giai đoạn tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022?
Ông Phan Việt Hoàng: Trong thời điểm này, mặc dù kinh tế chung còn gặp nhiều thách thức nhưng bất kỳ thời điểm nào nhu cầu nhà ở thật cũng luôn tồn tại và phân khúc nhà ở xã hội luôn được thị trường hấp thụ tốt, tỷ lệ cầu vẫn đang vượt cung và có thể kéo dài sang năm 2022.
Hiện nay tại các đô thị vẫn còn có rất nhiều người dân thuộc diện có thu nhập thấp hoặc trung bình nhưng lại không thuộc diện đối tượng được mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, có tin vui là chương trình phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp không vượt quá 20 triệu đồng/m2 với diện tích dưới 70m2 đã được Chính phủ đưa vào Nghị quyết hiện cũng đang được Bộ xây dựng nghiên cứu để triển khai đưa vào thực tiễn. Đây sẽ là động lực phát triển mới của phân khúc chung cư trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sản phẩm đất nền phân lô ở vùng ven đô thị có pháp lý chuẩn chỉnh vẫn tiếp tục được quan tâm vì yếu tố giá phù hợp và bảo đảm an toàn cho dòng tiền.
Cuối cùng, phân khúc căn hộ du lịch có khả năng sôi động trở lại trong năm 2022 khi hoạt động du lịch đang dần phục hồi và Luật Đất đai 2013 sửa đổi có khả năng được Quốc hội thông qua vào năm 2022 trong đó có về vấn đề pháp lý của condotel.
Có nên “lướt sóng” bất động sản trong giai đoạn cuối năm?
Cuộc chơi đầu tư “lướt sóng” bất động sản trước đây được cho là dễ hái ra tiền nhưng hiện nay đã bị phá vỡ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng giữ không được mà bán cũng không xong.
Thị trường bất động sản đang dần phục hồi, tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản, từ nay đến đầu năm 2022, thị trường sẽ chưa có nhiều thay đổi lớn. Do đó, việc nhà đầu tư thực hiện các giao dịch “lướt sóng”, ngắn hạn sẽ không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.
Để hiểu thêm về diễn biến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư trong tháng cuối năm 2021, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
PV: Thưa ông, thị trường bất động sản sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng đã có nhiều khởi sắc, liệu đó có phải là những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường đã phục hồi?
Ông Phan Việt Hoàng: Trong thời điểm này, sẽ hơi chủ quan nếu khẳng định thị trường bất động sản đã phục hồi. Mặc dù trên bề nổi, chúng ta nhìn thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang kết nối lại và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi và phát triển trở lại thì gốc rễ vấn đề là cần có sự hoạt động đồng bộ của các ngành kinh tế chủ đạo và hoàn chỉnh chính sách pháp luật có liên quan. Cụ thể là Luật Đất đai 2013 đang được nghiên cứu và sửa đổi theo hướng điều chỉnh một số bất cập so với trước đây có thể sẽ được thông qua vào năm 2022.
Luật Đất đai 2013 sửa đổi sẽ đẩy mạnh vấn đề thu hút đầu tư, khơi thông nguồn vốn của thị trường bất động sản hiệu quả hơn, minh bạch hơn và quyền lời của người dân cũng được nâng cao để có thể hướng về thị trường bất động sản phát triển ổn định và bền vững.
PV: Vậy theo ông, liệu có cơ hội bứt phá cho hoạt động giao dịch bất động sản trong thời gian tới và điều này có làm tăng giá bất động sản hay không?
Ông Phan Việt Hoàng: Nếu trong hoàn cảnh thông thường vào thời điểm cuối kỳ của năm, tài chính các doanh nghiệp sẽ không có nhiều hoạt động sôi nổi nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt thì phải có những hành động đặc biệt để thích ứng.
Trong tình hình thích nghi an toàn mới, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện bùng nổ hơn. Những công việc tồn đọng sớm giải tỏa sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp, thứ cấp và bán lẻ nhộn nhịp hơn. Cơ hội không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà nó di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, nhất là những lúc thị trường có nhiều biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần nhạy bén hơn.
Những năm gần đây, nguồn cung gián đoạn khiến cho mặt bằng giá cả thị trường liên tục gia tăng. Lãi suất tiền gửi không cao nên bất động sản đang là đối thủ nặng ký đối với thị trường chứng khoán, vàng và ngoại tệ trong thu hút đầu tư.
Theo khảo sát, vài năm gần đây tại các đô thị, các khoản đầu tư dài hạn vào bất động sản thời gian từ hơn 1 năm đa số sẽ đem lại hiệu quả sinh lời cao hơn tiền gửi ngân hàng. Đây cũng là thời kỳ đầu của việc lập quy hoạch chung của các tỉnh thành trong giai đoạn 2021 – 2030, do đó sẽ có rất nhiều định hướng phát triển và thu hút đầu tư vào địa phương trong thời gian tới. Khi kinh tế xã hội phát triển thì việc gia tăng tài sản từ đất đai cũng là điều hiển nhiên.
PV: Ông nhận thấy tâm lý của các nhà đầu tư đã thay đổi như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?
Ông Phan Việt Hoàng: Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì tâm lý và hành động gần như ổn định về tài chính và tinh thần không có nhiều thay đổi, các nhà đầu tư vẫn trung thành đối với sản phẩm có pháp lý và thương hiệu uy tín, đồng thời chú trọng vào tính dài hạn.
Việt Nam được quốc tế đánh giá là quốc gia đang phát triển và thị trường bất động sản có rất nhiều cơ hội bứt phá mạnh trong thời gian tới. Ở mỗi địa phương trên dải dất hình chữ S đều có tiềm năng thế mạnh riêng, thị trường đầu tư bất động sản được ví như là “bàn tiệc Buffet” và mỗi chủ đầu tư sẽ là một đầu bếp luôn cố gắng nâng cao tay nghề để giữ chân khách hàng.
Còn đối với nhà đầu tư mới, từ lâu nay đa số vẫn thiên về ăn xổi và nặng tính đám đông nên tâm lý không ổn định, thành bại đều do các sàn bất động sản định đoạt.
PV: Trong giai đoạn bình thường mới, theo ông nhà đầu tư có nên “lướt sóng” bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận?
Ông Phan Việt Hoàng: Trước đây “lướt sóng” ra đời trong những lúc thị trường bất động sản sôi động đã mang lại một số thành công nhất định mang tính ngắn hạn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn bình thường mới và công nghệ thông tin phát triển, việc “lướt sóng” để đi tắt đón đầu đã vướng phải vật thể lạ mang tên Covid-19.
Cuộc chơi đầu tư “lướt sóng” trước đây được cho là dễ hái ra tiền nhưng hiện nay đã bị phá vỡ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng giữ không được mà bán cũng không xong.
Để đầu tư hiệu quả trong giai đoạn chuyển giao mới ngoài vấn đề tài chính còn cần có sự phân tích nguồn thông tin mới hi vọng tìm kiếm được lợi nhuận.
PV: Nếu xét riêng về từng phân khúc, ông dự đoán từng phân khúc sẽ diễn biến ra sao trong giai đoạn tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022?
Ông Phan Việt Hoàng: Trong thời điểm này, mặc dù kinh tế chung còn gặp nhiều thách thức nhưng bất kỳ thời điểm nào nhu cầu nhà ở thật cũng luôn tồn tại và phân khúc nhà ở xã hội luôn được thị trường hấp thụ tốt, tỷ lệ cầu vẫn đang vượt cung và có thể kéo dài sang năm 2022.
Hiện nay tại các đô thị vẫn còn có rất nhiều người dân thuộc diện có thu nhập thấp hoặc trung bình nhưng lại không thuộc diện đối tượng được mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, có tin vui là chương trình phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp không vượt quá 20 triệu đồng/m2 với diện tích dưới 70m2 đã được Chính phủ đưa vào Nghị quyết hiện cũng đang được Bộ xây dựng nghiên cứu để triển khai đưa vào thực tiễn. Đây sẽ là động lực phát triển mới của phân khúc chung cư trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sản phẩm đất nền phân lô ở vùng ven đô thị có pháp lý chuẩn chỉnh vẫn tiếp tục được quan tâm vì yếu tố giá phù hợp và bảo đảm an toàn cho dòng tiền.
Cuối cùng, phân khúc căn hộ du lịch có khả năng sôi động trở lại trong năm 2022 khi hoạt động du lịch đang dần phục hồi và Luật Đất đai 2013 sửa đổi có khả năng được Quốc hội thông qua vào năm 2022 trong đó có về vấn đề pháp lý của condotel.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tạp chí tài chính