Đất nền ở miền Tây rao bán rầm rộ nhưng ít người mua
Mục Lục
Các công ty môi giới bất động sản miền Tây liên tục cho nhân viên tìm khách hàng để rao bán đất nền. Tuy nhiên, nhu cầu mua đất của người dân rất ít.
Ba tháng qua, người dân TP Cần Thơ và các tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… liên tục nhận được điện thoại của các nhân viên môi giới bất động sản. Tùy vào quy mô dự án và xa hay gần đô thị, giá nền nhà được chào bán 8-12 triệu hoặc 14 triệu đồng/m2.
Quảng cáo đánh lừa khách hàng
“Làn sóng” rao bán đất nền nhộn nhịp từ hơn một năm trước tại các tỉnh miền Tây. Việc này tạm lắng sau nhiều tháng ảnh hưởng dịch Covid-19 và sôi động trở lại khi các địa phương nới lỏng giãn cách.
Hiện tượng sốt giá và thổi giá đất các tỉnh miền Tây, cộng với việc rao bán đất nền khiến thị trường bất động sản trở nên bát nháo trong những ngày cuối năm Tân Sửu.
Rao bán đất nền trên trụ điện đường Trần Hoàng Na, TP Cần Thơ. Ảnh: Nhật Tân
Trên một tuyến đường trong khu dân cư 91B, TP Cần Thơ, rất nhiều trụ điện dán chi chít tờ quảng cáo đất nền. Tại một trụ điện, ngoài áp phích quảng cáo diệt mối tận gốc còn có 3 tờ rao bán đất nền thổ cư với giá 415, 568 và 750 triệu đồng.
Một trụ điện khác trên đường Nguyễn Hiền, khu dân cư 91B, TP Cần Thơ lại được người môi giới dán giấy bán đất nền trung tâm TP Sóc Trăng với giá 900 triệu đồng, gần khu công nghiệp An Nghiệp. Tờ quảng cáo còn lại bán nền 400 triệu đồng, chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 12% và ngân hàng hỗ trợ vốn 50%.
Trên đường Trần Hoàng Na của phường An Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) cũng có hàng chục trụ điện “mang gông”. Trong 3 tờ giấy quảng cáo bất động sản dán vào một trụ điện, 2 tờ bán nền thổ cư chính chủ 420-780 triệu đồng.
Tại TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), hàng trăm cây xanh trên đường An Dương Vương thuộc phường 10 chạy dài đến huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề đều được cột áp phích rao bán đất nền với giá 722-729 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi liên hệ các số điện thoại rao bán đất nền, các nhân viên mới giới thiệu rõ đây là những dự án tại thị trấn Mái Dầm của huyện Châu Thành (Hậu Giang) và khu dân cư Minh Châu của Sóc Trăng.
Đối với giá được quảng cáo 400-700 triệu một nền, nhân viên tư vấn cho biết đó là giá một nửa mà người mua phải trả trước, số tiền tương đương còn lại sẽ được ngân hàng cho vay.
Nhu cầu đất ở không nhiều
Những ngày này, nhiều quán giải khát tại TP Sóc Trăng mở cửa trở lại khi địa phương được công bố cấp độ 2 của dịch Covid-19 (vùng vàng). Sau nhiều tháng giao dịch qua điện thoại, những môi giới có điều kiện gặp khách hàng tại các quán cà phê để “chốt kèo” rôm rả.
Ông Trang Sĩ Thắng, đại diện một doanh nghiệp bất động sản tại Sóc Trăng cho biết 3 tháng qua thị trường nhà đất có dấu hiệu sôi động nhưng chỉ là sốt đất ảo. Doanh nghiệp của ông Thắng tiếp nhiều khách hàng nhưng họ chỉ yêu cầu đưa đi xem đất, hỏi giá để thăm dò thị trường chứ chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
“Căn nhà cạnh nơi tôi ở trên đường số 8, khu đô thị 5A, TP Sóc Trăng được chủ treo bảng bán nhiều tháng nay nhưng chưa ai mua. Nhà, đất hiện nay rất khó bán”, anh Nguyễn Văn Triết ở phường 4, TP Sóc Trăng nói.
Trao đổi với Zing, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng Ngô Thái Chân cho biết những người dán giấy rao bán đất nền đều đến từ các tỉnh khác. Theo ông Chân, nhu cầu đất nền của người dân Sóc Trăng không nhiều vì thị trường bất động sản gần như bão hòa.
“Họ rao bán đất nền nhiều như vậy nhưng không có người mua. Mua bán chỉ có nhiều ở huyện Trần Đề là do một số doanh nghiệp mua đất đầu tư vì định hướng lâu dài, đón đầu dự án cảng nước sâu”, ông Chân đánh giá.
Liên quan đến việc dán giấy, treo áp phích rao bán đất nền, ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng đã chỉ đạo cơ quan công an trích xuất camera để tìm người thực hiện để xử lý theo pháp luật.
Còn Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển thì cho rằng sau dịch Covid-19, một số người dân khó khăn nên bán nhà, đất. Những trường hợp dán giấy, treo áp phích rao bán đất nền từng được cơ quan chức năng cử lực lượng tháo dỡ vì gây mất mỹ quan đô thị.
“Đoàn thanh niên, phụ nữ ra quân tháo dỡ những tấm quảng cáo bán nhà đất nhưng vẫn còn nhiều người lén dán lên cột điện. Cơ quan chức năng bắt quả tang sẽ xử phạt hành chính những trường hợp này. Đối với đất đai, nhu cầu bán sau dịch bệnh là nhiều, còn người mua rất ít”, ông Hiển nói.
Đất nền ở miền Tây rao bán rầm rộ nhưng ít người mua
Mục Lục
Các công ty môi giới bất động sản miền Tây liên tục cho nhân viên tìm khách hàng để rao bán đất nền. Tuy nhiên, nhu cầu mua đất của người dân rất ít.
Ba tháng qua, người dân TP Cần Thơ và các tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… liên tục nhận được điện thoại của các nhân viên môi giới bất động sản. Tùy vào quy mô dự án và xa hay gần đô thị, giá nền nhà được chào bán 8-12 triệu hoặc 14 triệu đồng/m2.
Quảng cáo đánh lừa khách hàng
“Làn sóng” rao bán đất nền nhộn nhịp từ hơn một năm trước tại các tỉnh miền Tây. Việc này tạm lắng sau nhiều tháng ảnh hưởng dịch Covid-19 và sôi động trở lại khi các địa phương nới lỏng giãn cách.
Hiện tượng sốt giá và thổi giá đất các tỉnh miền Tây, cộng với việc rao bán đất nền khiến thị trường bất động sản trở nên bát nháo trong những ngày cuối năm Tân Sửu.
Rao bán đất nền trên trụ điện đường Trần Hoàng Na, TP Cần Thơ. Ảnh: Nhật Tân
Trên một tuyến đường trong khu dân cư 91B, TP Cần Thơ, rất nhiều trụ điện dán chi chít tờ quảng cáo đất nền. Tại một trụ điện, ngoài áp phích quảng cáo diệt mối tận gốc còn có 3 tờ rao bán đất nền thổ cư với giá 415, 568 và 750 triệu đồng.
Một trụ điện khác trên đường Nguyễn Hiền, khu dân cư 91B, TP Cần Thơ lại được người môi giới dán giấy bán đất nền trung tâm TP Sóc Trăng với giá 900 triệu đồng, gần khu công nghiệp An Nghiệp. Tờ quảng cáo còn lại bán nền 400 triệu đồng, chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 12% và ngân hàng hỗ trợ vốn 50%.
Trên đường Trần Hoàng Na của phường An Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) cũng có hàng chục trụ điện “mang gông”. Trong 3 tờ giấy quảng cáo bất động sản dán vào một trụ điện, 2 tờ bán nền thổ cư chính chủ 420-780 triệu đồng.
Tại TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), hàng trăm cây xanh trên đường An Dương Vương thuộc phường 10 chạy dài đến huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề đều được cột áp phích rao bán đất nền với giá 722-729 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi liên hệ các số điện thoại rao bán đất nền, các nhân viên mới giới thiệu rõ đây là những dự án tại thị trấn Mái Dầm của huyện Châu Thành (Hậu Giang) và khu dân cư Minh Châu của Sóc Trăng.
Đối với giá được quảng cáo 400-700 triệu một nền, nhân viên tư vấn cho biết đó là giá một nửa mà người mua phải trả trước, số tiền tương đương còn lại sẽ được ngân hàng cho vay.
Nhu cầu đất ở không nhiều
Những ngày này, nhiều quán giải khát tại TP Sóc Trăng mở cửa trở lại khi địa phương được công bố cấp độ 2 của dịch Covid-19 (vùng vàng). Sau nhiều tháng giao dịch qua điện thoại, những môi giới có điều kiện gặp khách hàng tại các quán cà phê để “chốt kèo” rôm rả.
Ông Trang Sĩ Thắng, đại diện một doanh nghiệp bất động sản tại Sóc Trăng cho biết 3 tháng qua thị trường nhà đất có dấu hiệu sôi động nhưng chỉ là sốt đất ảo. Doanh nghiệp của ông Thắng tiếp nhiều khách hàng nhưng họ chỉ yêu cầu đưa đi xem đất, hỏi giá để thăm dò thị trường chứ chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
“Căn nhà cạnh nơi tôi ở trên đường số 8, khu đô thị 5A, TP Sóc Trăng được chủ treo bảng bán nhiều tháng nay nhưng chưa ai mua. Nhà, đất hiện nay rất khó bán”, anh Nguyễn Văn Triết ở phường 4, TP Sóc Trăng nói.
Trao đổi với Zing, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng Ngô Thái Chân cho biết những người dán giấy rao bán đất nền đều đến từ các tỉnh khác. Theo ông Chân, nhu cầu đất nền của người dân Sóc Trăng không nhiều vì thị trường bất động sản gần như bão hòa.
“Họ rao bán đất nền nhiều như vậy nhưng không có người mua. Mua bán chỉ có nhiều ở huyện Trần Đề là do một số doanh nghiệp mua đất đầu tư vì định hướng lâu dài, đón đầu dự án cảng nước sâu”, ông Chân đánh giá.
Liên quan đến việc dán giấy, treo áp phích rao bán đất nền, ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng đã chỉ đạo cơ quan công an trích xuất camera để tìm người thực hiện để xử lý theo pháp luật.
Còn Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển thì cho rằng sau dịch Covid-19, một số người dân khó khăn nên bán nhà, đất. Những trường hợp dán giấy, treo áp phích rao bán đất nền từng được cơ quan chức năng cử lực lượng tháo dỡ vì gây mất mỹ quan đô thị.
“Đoàn thanh niên, phụ nữ ra quân tháo dỡ những tấm quảng cáo bán nhà đất nhưng vẫn còn nhiều người lén dán lên cột điện. Cơ quan chức năng bắt quả tang sẽ xử phạt hành chính những trường hợp này. Đối với đất đai, nhu cầu bán sau dịch bệnh là nhiều, còn người mua rất ít”, ông Hiển nói.
Nguồn: Zingnews