Doanh nghiệp bất động sản nhận nhiều tín hiệu tích cực trong năm mới 2022
Mục Lục
Ngay trong tháng 1/2022, doanh nghiệp bất động sản đã ghi nhận nhiều tin vui từ nền kinh tế vĩ mô, chính sách, quy hoạch và đầu tư.
Nền kinh tế vĩ mô khởi sắc
Dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nhưng nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định cùng nhiều quyết sách phòng, chống dịch của Chính phủ rất kịp thời đã tạo dựng tiền đề quan trọng để thị trường bất động sản vững vàng bước vào năm 2022.
Theo nhiều đơn vị dự báo, năm 2022 sẽ là năm lấy lại phong độ của nền kinh tế cả nước khi GDP có thể tăng trưởng trên 6%.
Cụ thể, dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo ở mức 6,5%. ADB nhận định hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương tự do.
Trong khi đó, Ngân hàng HSBC có trụ sở ở London nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh. Trong đó, ngành du lịch vốn đóng góp 8% tăng trưởng GDP (năm 2020) cũng sẽ có nhiều triển vọng khi nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển đang tăng đột biến.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến ngày 23/1, nước ta đã đón được trên 8.500 khách du lịch quốc tế đến ba địa phương Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa và Quảng Nam theo chương trình thí điểm giai đoạn một.
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã có gần 11.000 chuyến bay cất và hạ cánh tại các sân bay trên toàn quốc. Ước tính cả nước đã đón và phục vụ trên 6 triệu lượt khách du lịch nội địa và gần 500 khách quốc tế đã đến Việt Nam theo chương trình “hộ chiếu vắc-xin”. Không chỉ trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng GDP, sự phục hồi của ngành du lịch sẽ giúp bất động sản nghỉ dưỡng vốn “ngủ đông” do COVID-19 có cơ hội trỗi dậy.
Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hàng nghìn doanh nghiệp gia nhập
Trên bối cảnh nền kinh tế vĩ mô dần khởi sắc, hàng nghìn doanh nghiệp đã quay trở lại thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 192.300 tỷ đồng; tăng 15,9% về số doanh nghiệp, tăng 22,6% về vốn đăng ký so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, tăng 28,9% về số doanh nghiệp, tăng 24% về vốn đăng ký.
Không chỉ tăng mạnh về số doanh nghiệp thành lập mới mà vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng 5,8%, đạt mức 14,8 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Nếu tính cả 343.800 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 5.600 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 1/2022 là 536.100 tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 967 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là 610, tăng 304%.
Việc các doanh nghiệp quay trở lại thị trường không chỉ tăng tính sôi động, tính cạnh tranh mà còn cho thấy, tâm lý của các doanh nghiệp cũng đã lạc quan hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp thị trường bất động sản hồi phục và phát triển.
Dòng tiền đổ mạnh vào đầu tư công
Đầu tháng 1/2022, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, với sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.990 tỷ đồng.
Theo nội dung nghị quyết về chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, địa điểm thực hiện dự án là từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến đầu tư 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481ha, giải phóng mặt bằng tất cả các dự án thành phần theo quy mô 6 làn xe, các dự án thành phần trên đoạn Cần Thơ – Cà Mau theo quy mô 4 làn xe.
Giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.
Các dự án hạ tầng, giao thông được coi trọng đầu tư là “thảm đỏ” tốt nhất giúp thị trường bất động sản “nóng” lên sau thời gian dài trầm lắng.
Loạt chính sách hỗ trợ có hiệu lực
Từ tháng 1, hai chính sách hỗ trợ người mua nhà, xây nhà mới đã có hiệu lực. Đầu tiên phải kể đến Thông tư số 20/2021 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Theo đó, khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Khách hàng được vay vốn để xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở theo thời hạn đã thỏa thuận với ngân hàng nhưng không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Tiếp theo là Quyết định 1956 ban hành ngày 3/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ các khoản vay hỗ trợ nhà là 4,8%/năm. Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021 nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.
Đây sẽ là tin vui cho rất nhiều người dân đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản nhà ở trong năm 2022 và góp phần giúp người dân hiện thực hoá giấc mơ an cư của mình.
Việc ban hành các chính sách hỗ trợ nêu trên không chỉ đẩy mạnh giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp mà còn góp phần ổn định đô thị, phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp bất động sản nhận nhiều tín hiệu tích cực trong năm mới 2022
Mục Lục
Ngay trong tháng 1/2022, doanh nghiệp bất động sản đã ghi nhận nhiều tin vui từ nền kinh tế vĩ mô, chính sách, quy hoạch và đầu tư.
Nền kinh tế vĩ mô khởi sắc
Dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nhưng nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định cùng nhiều quyết sách phòng, chống dịch của Chính phủ rất kịp thời đã tạo dựng tiền đề quan trọng để thị trường bất động sản vững vàng bước vào năm 2022.
Theo nhiều đơn vị dự báo, năm 2022 sẽ là năm lấy lại phong độ của nền kinh tế cả nước khi GDP có thể tăng trưởng trên 6%.
Cụ thể, dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo ở mức 6,5%. ADB nhận định hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương tự do.
Trong khi đó, Ngân hàng HSBC có trụ sở ở London nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh. Trong đó, ngành du lịch vốn đóng góp 8% tăng trưởng GDP (năm 2020) cũng sẽ có nhiều triển vọng khi nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển đang tăng đột biến.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến ngày 23/1, nước ta đã đón được trên 8.500 khách du lịch quốc tế đến ba địa phương Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa và Quảng Nam theo chương trình thí điểm giai đoạn một.
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã có gần 11.000 chuyến bay cất và hạ cánh tại các sân bay trên toàn quốc. Ước tính cả nước đã đón và phục vụ trên 6 triệu lượt khách du lịch nội địa và gần 500 khách quốc tế đã đến Việt Nam theo chương trình “hộ chiếu vắc-xin”. Không chỉ trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng GDP, sự phục hồi của ngành du lịch sẽ giúp bất động sản nghỉ dưỡng vốn “ngủ đông” do COVID-19 có cơ hội trỗi dậy.
Tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hàng nghìn doanh nghiệp gia nhập
Trên bối cảnh nền kinh tế vĩ mô dần khởi sắc, hàng nghìn doanh nghiệp đã quay trở lại thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 192.300 tỷ đồng; tăng 15,9% về số doanh nghiệp, tăng 22,6% về vốn đăng ký so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, tăng 28,9% về số doanh nghiệp, tăng 24% về vốn đăng ký.
Không chỉ tăng mạnh về số doanh nghiệp thành lập mới mà vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng 5,8%, đạt mức 14,8 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Nếu tính cả 343.800 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 5.600 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 1/2022 là 536.100 tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 967 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là 610, tăng 304%.
Việc các doanh nghiệp quay trở lại thị trường không chỉ tăng tính sôi động, tính cạnh tranh mà còn cho thấy, tâm lý của các doanh nghiệp cũng đã lạc quan hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp thị trường bất động sản hồi phục và phát triển.
Dòng tiền đổ mạnh vào đầu tư công
Đầu tháng 1/2022, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, với sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.990 tỷ đồng.
Theo nội dung nghị quyết về chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, địa điểm thực hiện dự án là từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến đầu tư 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481ha, giải phóng mặt bằng tất cả các dự án thành phần theo quy mô 6 làn xe, các dự án thành phần trên đoạn Cần Thơ – Cà Mau theo quy mô 4 làn xe.
Giai đoạn 2021 – 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.
Các dự án hạ tầng, giao thông được coi trọng đầu tư là “thảm đỏ” tốt nhất giúp thị trường bất động sản “nóng” lên sau thời gian dài trầm lắng.
Loạt chính sách hỗ trợ có hiệu lực
Từ tháng 1, hai chính sách hỗ trợ người mua nhà, xây nhà mới đã có hiệu lực. Đầu tiên phải kể đến Thông tư số 20/2021 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Theo đó, khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Khách hàng được vay vốn để xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở theo thời hạn đã thỏa thuận với ngân hàng nhưng không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Tiếp theo là Quyết định 1956 ban hành ngày 3/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ các khoản vay hỗ trợ nhà là 4,8%/năm. Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021 nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.
Đây sẽ là tin vui cho rất nhiều người dân đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản nhà ở trong năm 2022 và góp phần giúp người dân hiện thực hoá giấc mơ an cư của mình.
Việc ban hành các chính sách hỗ trợ nêu trên không chỉ đẩy mạnh giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp mà còn góp phần ổn định đô thị, phát triển kinh tế.
Nguồn: Tạp chí tài chính