Làm hạ tầng khu công nghiệp phải kèm theo xây nhà ở công nhân 2021
Mục Lục
Để phát triển nhà ở cho công nhân, chuyên gia cho rằng cần gắn trách nhiệm lên chủ đầu tư làm hạ tầng khu công nghiệp trong việc bố trí quỹ đất và xây dựng.
Ngày 19/11, Bộ Xây dựngtổ chức tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân – Thực trạng và giải pháp” với mong muốn thúc đẩy loại hình nhà ở công nhân trong khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế.
Đồng bộ nhà ở và các thiết kế văn hóa kèm theo
Để đẩy mạnh loại hình nhà ở giá rẻ cho công nhân, theo ông Tăng Bá Bay, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương, khi lập quy hoạch khu công nghiệp, cần tính toán dự báo số lượng công nhân tại khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở (50-60% số lượng công nhân). Từ đó, bố trí đủ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở cho công nhân.
Thứ hai, gắn trách nhiệm bắt buộc chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp có trách nhiệm phải đầu tư khu nhà ở công nhân và được xem khu nhà ở cho công nhân tương tự như hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp mà chủ đầu tư thực hiện.
Thứ ba, về cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư, chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng (nếu có) và được khấu trừ chi phí này khi nộp tiền sử dụng đất kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai để được hưởng ưu đãi tương tự như quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội 20% trong các dự án nhà ở thương mại.
Thứ tư, về vay vốn để xây dựng; mua, thuê mua nhà ở xã hội, cần xem xét quy định tổ chức tín dụng chủ đầu tư vay vốn đồng thời là đơn vị cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại cùng dự án.
Cuối cùng, cho phép chủ đầu tư được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các công tác tư vấn, thi công xây lắp, nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec, cho rằng để xây dựng Luật Nhà ở trong đó có nhà ở xã hội cần tích hợp giữa các luật: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Thuế, các quy định, Nghị định về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp. Đối với Luật Đất đai, Luật Quy hoạch cần quy định rõ ràng, cơ chế thông thoáng.
Theo ông, cần coi chủ thể người lao động là chủ thể quan trọng, không phải dạng lao động thu nhập thấp, vì vậy các quy định về luật pháp, về quy hoạch cần phải nói rõ xây dựng nhà ở công nhân phải có tiện ích hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi họ cần có nguồn vốn thương mại, cần hỗ trợ lãi suất để công nhân được hưởng lợi… Từ đó, chủ đầu tư có lãi, có động lực để phát triển các dự án nhà ở công nhân.
Bộ Xây dựng đề xuất các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cần nghiên cứu dành một phần quỹ đất dịch vụ trong khu công nghiệp làm nhà lưu trú công nhân.
Trong khi đó, ông Đào Công Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang, đề xuất cho phép doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp sử dụng lao động được ký hợp đồng thuê nhà với chủ đầu dự án (hồ sơ kèm theo danh sách dự kiến hợp đồng lao động với công nhân) để cho công nhân mình thuê ở.
Hai là, công nhân lao động trong khu công nghiệp khi thuê nhà ở chỉ cần có hợp đồng lao động tại các doanh nhiệp sản xuất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp phải được Ban Quản lý các khu công nghiệp xác nhận).
Ba là, đối với nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án khi đáp ứng điều kiện năng lực tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bốn là, sửa Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế. Ông đề xuất quy hoạch khu công nghiệp phải quy hoạch đồng bộ khu dịch vụ trong khu công nghiệp để dành đất xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ở (phải đáp ứng tối thiểu chỗ ở cho 50% số công nhân trong khu công nghiệp đó); phải giao trách nhiệm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ở.
Làm hạ tầng khu công nghiệp phải kèm theo xây nhà ở công nhân 2021
Mục Lục
Để phát triển nhà ở cho công nhân, chuyên gia cho rằng cần gắn trách nhiệm lên chủ đầu tư làm hạ tầng khu công nghiệp trong việc bố trí quỹ đất và xây dựng.
Ngày 19/11, Bộ Xây dựngtổ chức tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân – Thực trạng và giải pháp” với mong muốn thúc đẩy loại hình nhà ở công nhân trong khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế.
Đồng bộ nhà ở và các thiết kế văn hóa kèm theo
Để đẩy mạnh loại hình nhà ở giá rẻ cho công nhân, theo ông Tăng Bá Bay, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương, khi lập quy hoạch khu công nghiệp, cần tính toán dự báo số lượng công nhân tại khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở (50-60% số lượng công nhân). Từ đó, bố trí đủ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở cho công nhân.
Thứ hai, gắn trách nhiệm bắt buộc chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp có trách nhiệm phải đầu tư khu nhà ở công nhân và được xem khu nhà ở cho công nhân tương tự như hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp mà chủ đầu tư thực hiện.
Thứ ba, về cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư, chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng (nếu có) và được khấu trừ chi phí này khi nộp tiền sử dụng đất kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai để được hưởng ưu đãi tương tự như quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội 20% trong các dự án nhà ở thương mại.
Thứ tư, về vay vốn để xây dựng; mua, thuê mua nhà ở xã hội, cần xem xét quy định tổ chức tín dụng chủ đầu tư vay vốn đồng thời là đơn vị cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại cùng dự án.
Cuối cùng, cho phép chủ đầu tư được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các công tác tư vấn, thi công xây lắp, nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec, cho rằng để xây dựng Luật Nhà ở trong đó có nhà ở xã hội cần tích hợp giữa các luật: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Thuế, các quy định, Nghị định về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp. Đối với Luật Đất đai, Luật Quy hoạch cần quy định rõ ràng, cơ chế thông thoáng.
Theo ông, cần coi chủ thể người lao động là chủ thể quan trọng, không phải dạng lao động thu nhập thấp, vì vậy các quy định về luật pháp, về quy hoạch cần phải nói rõ xây dựng nhà ở công nhân phải có tiện ích hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi họ cần có nguồn vốn thương mại, cần hỗ trợ lãi suất để công nhân được hưởng lợi… Từ đó, chủ đầu tư có lãi, có động lực để phát triển các dự án nhà ở công nhân.
Bộ Xây dựng đề xuất các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cần nghiên cứu dành một phần quỹ đất dịch vụ trong khu công nghiệp làm nhà lưu trú công nhân.
Trong khi đó, ông Đào Công Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang, đề xuất cho phép doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp sử dụng lao động được ký hợp đồng thuê nhà với chủ đầu dự án (hồ sơ kèm theo danh sách dự kiến hợp đồng lao động với công nhân) để cho công nhân mình thuê ở.
Hai là, công nhân lao động trong khu công nghiệp khi thuê nhà ở chỉ cần có hợp đồng lao động tại các doanh nhiệp sản xuất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp phải được Ban Quản lý các khu công nghiệp xác nhận).
Ba là, đối với nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án khi đáp ứng điều kiện năng lực tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bốn là, sửa Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế. Ông đề xuất quy hoạch khu công nghiệp phải quy hoạch đồng bộ khu dịch vụ trong khu công nghiệp để dành đất xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ở (phải đáp ứng tối thiểu chỗ ở cho 50% số công nhân trong khu công nghiệp đó); phải giao trách nhiệm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân ở.
Nguồn: Zingnews