PGS. TS Trần Đình Thiên: Trong điều kiện bất thường, có thể chấp nhận lạm phát ở mức 5-6% để bơm tiền cứu nền kinh tế
Cho rằng mục tiêu quan trọng nhất ở thời điểm lạm phát hiện tại là “cấp cứu” cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh:
“Không được quên rằng doanh nghiệp còn rất yếu, và trong lúc kinh tế thế giới còn khó khăn, Việt Nam phải tranh thủ thời cơ bứt phá. Những lúc khó khăn là lúc vai trò của Nhà nước thể hiện rõ hơn bao giờ hết, nên Nhà nước phải quyết liệt và có thái độ tích cực. Đây chính là cơ hội để Chính phủ tạo ra động lực mới cho phát triển”.
Mục Lục
Vừa qua, khi Tổng cục Thống kê công bố báo cáo Tình hình kinh tế xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm, nhiều người đặt dấu hỏi về chỉ số CPI, cho rằng kết quả thống kê chưa phản ánh chính xác tình hình lạm phát thực tế. Ông nhận định ra sao về vấn đề này?
Các dữ liệu thống kê đã chỉ ra, nền kinh tế Việt Nam, về tổng thể đang có những tín hiệu tốt, cả về đà tăng trưởng lẫn ổn định vĩ mô và chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI.
Nói đến CPI, có ý kiến cho rằng con số 6 tháng đầu năm vừa được công bố chưa phản ánh đúng thực tế tăng giá trên thị trường, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng đột biến. Nhưng những tranh cãi này vô cùng lắm, vì cách tính CPI theo giỏ hàng hoá rất khác nhau. Giỏ hàng hoá của ta khác của các quốc gia khác, lương thực thực phẩm chiếm đến 30%, mà giá của mặt hàng này ở nước ta vừa qua chưa bị tăng giá nhiều. Đối với giá xăng dầu, Chính phủ cũng nỗ lực kiềm chế được phần nào, không để “bung” lên ghê gớm.
Cách tính CPI thì lâu nay vẫn thế, có thể đặt ra để thảo luận khi tình thế phát triển thay đổi mạnh. Có thể CPI tính theo giỏ hàng bây giờ không còn hoàn toàn “chuẩn” so với điều kiện phát triển đã thay đổi, có thể mức giá chung của thị trường có tăng.
Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận được một thực tế, là ổn định của nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn giữ được, lãi suất không tăng lên như ở hầu khắp các nước trên thế giới, năng lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ Việt Nam vẫn tốt, lòng tin của doanh nghiệp cũng tốt lên nên tăng trưởng “trỗi dậy”, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.
Có chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh hiện tại, quan trọng nhất là phải ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong khi nhận định mới đây của ông lại là cần mở tín dụng, bơm tiền cho doanh nghiệp. Vậy nếu không phải chống lạm phát, mục tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế trong thời điểm này là gì?
Đúng là nỗi sợ lạm phát đang tăng lên, những kinh nghiệm đau thương về lạm phát vẫn ám ảnh chúng ta. Và rõ ràng, xu hướng lạm phát tăng ở nhiều nơi trên thế giới đang mất kiểm soát.
Ví dụ như lạm phát ở Mỹ vừa qua đã ở mức kỷ lục, lên đến 9,1%, FED tăng lãi suất, nền kinh tế đứng trước rủi ro suy thoái. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn chưa được nối lại hoàn toàn, giá cả đầu vào tăng cao, nhiều người sẽ lo ngại, một quốc gia mở cửa thương mại như Việt Nam chịu ảnh hưởng của lạm phát thế giới, đối mặt với nguy cơ bất ổn vĩ mô. Từ đó, dẫn đến lập luận rằng không được phép bơm tiền, không được “kích thích” thêm lạm phát.
Thế nhưng, có nên sợ lạm phát quá hay không? Hay nên bơm tiền cho doanh nghiệp, chủ yếu là khu vực tư nhân, để họ đứng dậy, và chấp nhận sẽ có rủi ro lạm phát?
Sợ lạm phát là đúng, nhưng sợ ở mức nào? Nếu sợ đến mức co rúm lại, tê liệt cả thì không được! Tôi cho rằng trong các điều kiện và tình thế hiện thực của Việt Nam, trong điều kiện bất thường thì có thể chấp nhận lạm phát ở mức 5-6% để “kích hoạt” kinh tế.
Nghĩa là trong một chừng mực nhất định, cần và có thể mạnh dạn bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Nền kinh tế đang gặp khó khan, đang “lạnh” đi sau 2 năm vất vả với covid và đứt chuỗi thì phải làm nóng trở lại, bằng cách bơm tiền ra. Chỉ nhân danh quyền lợi người tiêu dùng thì không đủ, mà phải nhân danh sự sống còn của nền kinh tế, để doanh nghiệp đứng dậy được.
Việt Nam đang ở thế tốt cho phục hồi. Không chỉ phục hồi mà còn tận dụng thời cơ, khi thế giới đang khó khăn, để bứt lên. Vấn đề đặt ra là, đây là thời cơ quý để doanh nghiệp Việt đang còn yếu đứng dậy, chúng ta cần tận dụng.
Tăng trưởng xuất nhập khẩu, chủ yếu vẫn đến từ khu vực FDI. Đóng góp ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu, thuế xăng dầu vẫn chiếm phần rất lớn. Như vậy, để doanh nghiệp Việt trỗi dậy một cách đúng nghĩa, cần phải có sự hỗ trợ, mà cái họ khó nhất ở thời hiện tại, chính là dòng vốn, cần phải bơm vốn cho họ. Bơm vốn cũng giống như tiếp máu, là điều kiện quan trọng bậc nhất để nền kinh tế phục hồi và có thể nắm được thời cơ.
Tóm lại, mọi thứ ở Việt Nam đang ổn, và khả năng là sẽ giữ được sự ổn định đó cho đến cuối năm. Sang năm do hiệu ứng tác động trễ của kinh tế thế giới, tình hìnhcó thể xấu đi. Lúc đó sẽ tính tiếp, trên cơ sở doanh nghiệp và nền kinh tế đã phục hồi một nấc quan trọng. Còn mục tiêu cao nhất hiện tại, không chỉ là ổn định vĩ mô, mà còn phải để cho doanh nghiệp họ sống, bơm máu cho nền kinh tế. Nếu để tương quan phục hồi cứ “lệch” về FDI thì không thật sự tốt.
Thực tế là chúng ta cũng đã có các chương trình, chính sách tài khoá và tín dụng hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp. Tại sao lại cần bơm thêm tiền?
Phải nói là Chính phủ cũng rất quyết liệt trong việc đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công. Nhưng thực tế cho thấy “đốc” kiểu gì cũng vẫn chậm vì vướng ở bên trong, ở cơ chế và hệ thống, không phải muốn “gỡ” là được ngay. Như thế, cần tận dụng thì trường vốn tư nhân.
Hết quý 1, thị trường vốn tư nhân bùng nổ rất mạnh, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp tăng vọt. Thị trường đang lên thì xảy ra các sự cố, và thị trường tụt dốc. Đáng lẽ, khi giải ngân đầu tư công đang chậm, ta phải khuyến khích dòng vốn tư nhân để vẫn giữ được nhịp phục hồi nền kinh tế.
Song, ở chỗ này, lại có tâm lý sợ rủi ro. Những sự cố thị trường vừa qua đã tạo ra tâm lý kiểm soát tín dụng, thắt chặt tiền tệ, cho vay bất động sản. Tín dụng, luồng vốn trái phiếu cho doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh. Ngân hàng Nhà nước không cấm, nhưng trong bầu không khí căng thẳng như hiện nay, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có lý khi không dám cho vay rộng rãi.
Vậy làm thế nào để gỡ bỏ “nút thắt” này?
Cách làm ở đây, thứ nhất là phải thống nhất mục tiêu cần tiếp tục bơm vốn cho nền kinh tế. Thứ hai là phải đảm bảo dòng vốn cho khu vực tư nhân liên tục. Đứt thì nguy hiểm. Các dự án hai năm nay đang gặp nguy cơ “cạn vốn” để tiếp tục. Nếu dòng vốn bổ sung bị đứt nữa thì chỉ có sập dự án, sập doanh nghiệp. Không có vốn thì lấy đâu tiền trả lãi, nuôi lương công nhân? Mà họ đã sập rồi thì kéo theo nợ xấu tăng vọt. Đến lượt chính các ngân hàng cũng gặp rủi ro.
Phải cố gắng duy trì mạch lưu thông bình thường của các dự án bình thường, các doanh nghiệp tốt đang kinh doanh hiệu quả. Chứ nếu cấm tràn lan thì rất nguy hiểm.
Có hai việc quan trọng phải làm lúc này. Một vẫn là phải thúc mạnh đầu tư công. Hai là điều chỉnh lại các quy tắc thị trường trái phiếu và tín dụng. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước không nên định hướng thắt chặt, mà chỉ nắn chỉnh dòng vốn vào những dự án tốt,cho những doanh nghiệp “đàng hoàng”. Nhưng cần phải có tuyên bố, có quy định rõ ràng. Để làm rõ một điều: nếu dự án tốt mà không bơm vốn cho nó thì ai phải chịu trách nhiệm?
Giới hạn nào cho việc bơm tiền mà không gây bất ổn vĩ mô?
Lập trường lựa chọn toạ độ cho dòng vốn đi vào phải được tuyên bố rõ ràng. Ví dụ như bất động sản, thì bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội… phải bơm vốn chứ. Kể cả những dự án đô thị hiện đại như ở Quảng Ninh, TP. HCM, Đà Nẵng… nếu tốt thì vẫn phải tiếp tục bơm vốn, chứ không lý gì lại để họ chết. Phải hiểu rằng, những dự án đó đã trở thành tài sản của đất nước này rồi, để dự án chết là thiệt hại. Tất nhiên dự án chết doanh nghiệp phải chịu, nhưng đất nước cũng thiệt, nên phải chú ý.
Hiện nay, kiểm soát lạm phát đang tốt, không có lý do gì để sợ. Nếu đã là lạm phát nhập khẩu thì chẳng có cách gì chống cự. Đừng vì thế mà làm hại mình. Còn những yếu tố gây ra lạm phát chi phí đẩy, kể cả từ nước ngoài vào, nếu can thiệp được phải tích cực can thiệp, để đặt mục tiêu cứu doanh nghiệp lên hàng đầu. Ví dụ như giảm giá xăng dầu còn phải mạnh hơn, giúp giảm lạm phát, giảm chi phí cho doanh nghiệp, họ hoạt động được họ sẽ đóng thuế.
Chúng ta hoàn toàn có thể dự tính được việc bơm tiền trong phạm vi kiểm soát, có thể chấp nhận một phần lạm phát để doanh nghiệp có nguồn lực hoạt động. Nếu kiểm soát được thì không có gì phải sợ.
Bình thường có thể không bơm tiền, nhưng hiện nay tình thế là không bình thường, phải lo cấp cứu cho doanh nghiệp Việt Nam, cấp cứu cho nền kinh tế. Mà cấp cứu thì phải cho “uống thuốc”, tức là bơm tiền ra, tức là chấp nhận CPI có thể tăng lên phần nào. Uống thuốc kháng sinh thì cơ thể sẽ mệt, nhưng phải chấp nhận để người bệnh chống chọi được bệnh tật. Có rủi ro lạm phát nhưng đừng quá sợ, nếu nó “đánh đổi” được sức khoẻ của nền kinh tế, tăng khả năng chống chịu trước lạm phát.
Còn các chương trình hỗ trợ đã đề ra, làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ và phát huy hiệu quả tốt nhất?
Vừa rồi, Chính phủ đã đặt vấn đề hỗ trợ lãi suất 2%, là hành động chia sẻ với doanh nghiệp. Như vậy rất tốt. Nhưng chương trình này cần phải đẩy nhanh hơn nữa, chứ nếu xét duyệt các điều kiện vay vốn quá chi li thì có khi vốn đến nơi, doanh nghiệp đã “báo tử” rồi. Về pháp lý, trong hoàn cảnh bất thường, luật pháp cần có “độ lỏng” nhất định, để những người thực thi chính sách không có nỗi sợ phạm luật.
Ngân hàng nếu không cho vay được cũng gay go. Họ rất hiểu chuyện đó, chứ không phải họ muốn làm khó doanh nghiệp. Nhưng có những nỗi sợ. Cần phải hoá giải nỗi sợ đó.
Mới đây, trong cuộc họp thảo luận chính sách tiền tệ, có đề xuất lập quỹ bảo lãnh cho vay của Nhà nước. Thành lập ra quỹ thì nhà nước chưa “tốn kém” thực tế gì, vì chỉ khi nào doanh nghiệp thiệt hại mới phải cấp tiền. Nhưng có quỹ này, ngân hàng sẽ mạnh dạn cho vay. Quỹ sẽ giúp những doanh nghiệp đang yếu tiếp cận được vốn. Rất có thể những doanh nghiệp này không kém, họ chỉ đang yếu thôi. Chỗ này tất nhiên phải làm chặt chẽ.
Nếu lãi suất thế giới lên, các ngân hàng Việt Nam có thể cũng phải tăng lãi suất, như một công cụ chống lạm phát. Trong tình huống đó, có thể việc cấp bù lãi suất 2% là chưa đủ, cần có cách bù thêm, để giúp nền kinh tế. Đừng đối lập lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của ngân sách.
Tinh thần của Chính phủ hiện nay đã thể hiện rõ. Dư địa cho ngân hàng ngày càng hẹp, tỷ giá hối đoái và lạm phát đang rất khó điều hành, nên có lẽ trong thời điểm này, chính sách tài khoá phải nhận trọng trách lớn hơn.
Còn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, cần phải đẩy nhanh hơn nữa. Không thể thấy tình hình dịch bệnh đã ổn mà quên mất việc này, vì đó là việc sống còn. Không được quên rằng doanh nghiệp còn rất yếu, và nhân lúc thế giới còn khó khăn, Việt Nam phải tranh thủ bứt phá. Những lúc khó khăn là lúc vai trò của Nhà nước thể hiện rõ hơn bao giờ hết, nên phải quyết liệt và có thái độ tích cực. Đây chính là cơ hội để Chính phủ tạo ra động lực mới cho phát triển.
Cảm ơn ông!
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ: + Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản + Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên… + Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất + Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
PGS. TS Trần Đình Thiên: Trong điều kiện bất thường, có thể chấp nhận lạm phát ở mức 5-6% để bơm tiền cứu nền kinh tế
Cho rằng mục tiêu quan trọng nhất ở thời điểm lạm phát hiện tại là “cấp cứu” cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh:
Mục Lục
Vừa qua, khi Tổng cục Thống kê công bố báo cáo Tình hình kinh tế xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm, nhiều người đặt dấu hỏi về chỉ số CPI, cho rằng kết quả thống kê chưa phản ánh chính xác tình hình lạm phát thực tế. Ông nhận định ra sao về vấn đề này?
Các dữ liệu thống kê đã chỉ ra, nền kinh tế Việt Nam, về tổng thể đang có những tín hiệu tốt, cả về đà tăng trưởng lẫn ổn định vĩ mô và chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI.
Nói đến CPI, có ý kiến cho rằng con số 6 tháng đầu năm vừa được công bố chưa phản ánh đúng thực tế tăng giá trên thị trường, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng đột biến. Nhưng những tranh cãi này vô cùng lắm, vì cách tính CPI theo giỏ hàng hoá rất khác nhau. Giỏ hàng hoá của ta khác của các quốc gia khác, lương thực thực phẩm chiếm đến 30%, mà giá của mặt hàng này ở nước ta vừa qua chưa bị tăng giá nhiều. Đối với giá xăng dầu, Chính phủ cũng nỗ lực kiềm chế được phần nào, không để “bung” lên ghê gớm.
Cách tính CPI thì lâu nay vẫn thế, có thể đặt ra để thảo luận khi tình thế phát triển thay đổi mạnh. Có thể CPI tính theo giỏ hàng bây giờ không còn hoàn toàn “chuẩn” so với điều kiện phát triển đã thay đổi, có thể mức giá chung của thị trường có tăng.
Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận được một thực tế, là ổn định của nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn giữ được, lãi suất không tăng lên như ở hầu khắp các nước trên thế giới, năng lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ Việt Nam vẫn tốt, lòng tin của doanh nghiệp cũng tốt lên nên tăng trưởng “trỗi dậy”, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.
Có chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh hiện tại, quan trọng nhất là phải ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong khi nhận định mới đây của ông lại là cần mở tín dụng, bơm tiền cho doanh nghiệp. Vậy nếu không phải chống lạm phát, mục tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế trong thời điểm này là gì?
Đúng là nỗi sợ lạm phát đang tăng lên, những kinh nghiệm đau thương về lạm phát vẫn ám ảnh chúng ta. Và rõ ràng, xu hướng lạm phát tăng ở nhiều nơi trên thế giới đang mất kiểm soát.
Ví dụ như lạm phát ở Mỹ vừa qua đã ở mức kỷ lục, lên đến 9,1%, FED tăng lãi suất, nền kinh tế đứng trước rủi ro suy thoái. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn chưa được nối lại hoàn toàn, giá cả đầu vào tăng cao, nhiều người sẽ lo ngại, một quốc gia mở cửa thương mại như Việt Nam chịu ảnh hưởng của lạm phát thế giới, đối mặt với nguy cơ bất ổn vĩ mô. Từ đó, dẫn đến lập luận rằng không được phép bơm tiền, không được “kích thích” thêm lạm phát.
Thế nhưng, có nên sợ lạm phát quá hay không? Hay nên bơm tiền cho doanh nghiệp, chủ yếu là khu vực tư nhân, để họ đứng dậy, và chấp nhận sẽ có rủi ro lạm phát?
Sợ lạm phát là đúng, nhưng sợ ở mức nào? Nếu sợ đến mức co rúm lại, tê liệt cả thì không được! Tôi cho rằng trong các điều kiện và tình thế hiện thực của Việt Nam, trong điều kiện bất thường thì có thể chấp nhận lạm phát ở mức 5-6% để “kích hoạt” kinh tế.
Nghĩa là trong một chừng mực nhất định, cần và có thể mạnh dạn bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Nền kinh tế đang gặp khó khan, đang “lạnh” đi sau 2 năm vất vả với covid và đứt chuỗi thì phải làm nóng trở lại, bằng cách bơm tiền ra. Chỉ nhân danh quyền lợi người tiêu dùng thì không đủ, mà phải nhân danh sự sống còn của nền kinh tế, để doanh nghiệp đứng dậy được.
Việt Nam đang ở thế tốt cho phục hồi. Không chỉ phục hồi mà còn tận dụng thời cơ, khi thế giới đang khó khăn, để bứt lên. Vấn đề đặt ra là, đây là thời cơ quý để doanh nghiệp Việt đang còn yếu đứng dậy, chúng ta cần tận dụng.
Tăng trưởng xuất nhập khẩu, chủ yếu vẫn đến từ khu vực FDI. Đóng góp ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu, thuế xăng dầu vẫn chiếm phần rất lớn. Như vậy, để doanh nghiệp Việt trỗi dậy một cách đúng nghĩa, cần phải có sự hỗ trợ, mà cái họ khó nhất ở thời hiện tại, chính là dòng vốn, cần phải bơm vốn cho họ. Bơm vốn cũng giống như tiếp máu, là điều kiện quan trọng bậc nhất để nền kinh tế phục hồi và có thể nắm được thời cơ.
Tóm lại, mọi thứ ở Việt Nam đang ổn, và khả năng là sẽ giữ được sự ổn định đó cho đến cuối năm. Sang năm do hiệu ứng tác động trễ của kinh tế thế giới, tình hìnhcó thể xấu đi. Lúc đó sẽ tính tiếp, trên cơ sở doanh nghiệp và nền kinh tế đã phục hồi một nấc quan trọng. Còn mục tiêu cao nhất hiện tại, không chỉ là ổn định vĩ mô, mà còn phải để cho doanh nghiệp họ sống, bơm máu cho nền kinh tế. Nếu để tương quan phục hồi cứ “lệch” về FDI thì không thật sự tốt.
Thực tế là chúng ta cũng đã có các chương trình, chính sách tài khoá và tín dụng hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp. Tại sao lại cần bơm thêm tiền?
Phải nói là Chính phủ cũng rất quyết liệt trong việc đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công. Nhưng thực tế cho thấy “đốc” kiểu gì cũng vẫn chậm vì vướng ở bên trong, ở cơ chế và hệ thống, không phải muốn “gỡ” là được ngay. Như thế, cần tận dụng thì trường vốn tư nhân.
Hết quý 1, thị trường vốn tư nhân bùng nổ rất mạnh, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp tăng vọt. Thị trường đang lên thì xảy ra các sự cố, và thị trường tụt dốc. Đáng lẽ, khi giải ngân đầu tư công đang chậm, ta phải khuyến khích dòng vốn tư nhân để vẫn giữ được nhịp phục hồi nền kinh tế.
Song, ở chỗ này, lại có tâm lý sợ rủi ro. Những sự cố thị trường vừa qua đã tạo ra tâm lý kiểm soát tín dụng, thắt chặt tiền tệ, cho vay bất động sản. Tín dụng, luồng vốn trái phiếu cho doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh. Ngân hàng Nhà nước không cấm, nhưng trong bầu không khí căng thẳng như hiện nay, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có lý khi không dám cho vay rộng rãi.
Vậy làm thế nào để gỡ bỏ “nút thắt” này?
Cách làm ở đây, thứ nhất là phải thống nhất mục tiêu cần tiếp tục bơm vốn cho nền kinh tế. Thứ hai là phải đảm bảo dòng vốn cho khu vực tư nhân liên tục. Đứt thì nguy hiểm. Các dự án hai năm nay đang gặp nguy cơ “cạn vốn” để tiếp tục. Nếu dòng vốn bổ sung bị đứt nữa thì chỉ có sập dự án, sập doanh nghiệp. Không có vốn thì lấy đâu tiền trả lãi, nuôi lương công nhân? Mà họ đã sập rồi thì kéo theo nợ xấu tăng vọt. Đến lượt chính các ngân hàng cũng gặp rủi ro.
Phải cố gắng duy trì mạch lưu thông bình thường của các dự án bình thường, các doanh nghiệp tốt đang kinh doanh hiệu quả. Chứ nếu cấm tràn lan thì rất nguy hiểm.
Có hai việc quan trọng phải làm lúc này. Một vẫn là phải thúc mạnh đầu tư công. Hai là điều chỉnh lại các quy tắc thị trường trái phiếu và tín dụng. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước không nên định hướng thắt chặt, mà chỉ nắn chỉnh dòng vốn vào những dự án tốt,cho những doanh nghiệp “đàng hoàng”. Nhưng cần phải có tuyên bố, có quy định rõ ràng. Để làm rõ một điều: nếu dự án tốt mà không bơm vốn cho nó thì ai phải chịu trách nhiệm?
Giới hạn nào cho việc bơm tiền mà không gây bất ổn vĩ mô?
Lập trường lựa chọn toạ độ cho dòng vốn đi vào phải được tuyên bố rõ ràng. Ví dụ như bất động sản, thì bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội… phải bơm vốn chứ. Kể cả những dự án đô thị hiện đại như ở Quảng Ninh, TP. HCM, Đà Nẵng… nếu tốt thì vẫn phải tiếp tục bơm vốn, chứ không lý gì lại để họ chết. Phải hiểu rằng, những dự án đó đã trở thành tài sản của đất nước này rồi, để dự án chết là thiệt hại. Tất nhiên dự án chết doanh nghiệp phải chịu, nhưng đất nước cũng thiệt, nên phải chú ý.
Hiện nay, kiểm soát lạm phát đang tốt, không có lý do gì để sợ. Nếu đã là lạm phát nhập khẩu thì chẳng có cách gì chống cự. Đừng vì thế mà làm hại mình. Còn những yếu tố gây ra lạm phát chi phí đẩy, kể cả từ nước ngoài vào, nếu can thiệp được phải tích cực can thiệp, để đặt mục tiêu cứu doanh nghiệp lên hàng đầu. Ví dụ như giảm giá xăng dầu còn phải mạnh hơn, giúp giảm lạm phát, giảm chi phí cho doanh nghiệp, họ hoạt động được họ sẽ đóng thuế.
Chúng ta hoàn toàn có thể dự tính được việc bơm tiền trong phạm vi kiểm soát, có thể chấp nhận một phần lạm phát để doanh nghiệp có nguồn lực hoạt động. Nếu kiểm soát được thì không có gì phải sợ.
Bình thường có thể không bơm tiền, nhưng hiện nay tình thế là không bình thường, phải lo cấp cứu cho doanh nghiệp Việt Nam, cấp cứu cho nền kinh tế. Mà cấp cứu thì phải cho “uống thuốc”, tức là bơm tiền ra, tức là chấp nhận CPI có thể tăng lên phần nào. Uống thuốc kháng sinh thì cơ thể sẽ mệt, nhưng phải chấp nhận để người bệnh chống chọi được bệnh tật. Có rủi ro lạm phát nhưng đừng quá sợ, nếu nó “đánh đổi” được sức khoẻ của nền kinh tế, tăng khả năng chống chịu trước lạm phát.
Còn các chương trình hỗ trợ đã đề ra, làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ và phát huy hiệu quả tốt nhất?
Vừa rồi, Chính phủ đã đặt vấn đề hỗ trợ lãi suất 2%, là hành động chia sẻ với doanh nghiệp. Như vậy rất tốt. Nhưng chương trình này cần phải đẩy nhanh hơn nữa, chứ nếu xét duyệt các điều kiện vay vốn quá chi li thì có khi vốn đến nơi, doanh nghiệp đã “báo tử” rồi. Về pháp lý, trong hoàn cảnh bất thường, luật pháp cần có “độ lỏng” nhất định, để những người thực thi chính sách không có nỗi sợ phạm luật.
Ngân hàng nếu không cho vay được cũng gay go. Họ rất hiểu chuyện đó, chứ không phải họ muốn làm khó doanh nghiệp. Nhưng có những nỗi sợ. Cần phải hoá giải nỗi sợ đó.
Mới đây, trong cuộc họp thảo luận chính sách tiền tệ, có đề xuất lập quỹ bảo lãnh cho vay của Nhà nước. Thành lập ra quỹ thì nhà nước chưa “tốn kém” thực tế gì, vì chỉ khi nào doanh nghiệp thiệt hại mới phải cấp tiền. Nhưng có quỹ này, ngân hàng sẽ mạnh dạn cho vay. Quỹ sẽ giúp những doanh nghiệp đang yếu tiếp cận được vốn. Rất có thể những doanh nghiệp này không kém, họ chỉ đang yếu thôi. Chỗ này tất nhiên phải làm chặt chẽ.
Nếu lãi suất thế giới lên, các ngân hàng Việt Nam có thể cũng phải tăng lãi suất, như một công cụ chống lạm phát. Trong tình huống đó, có thể việc cấp bù lãi suất 2% là chưa đủ, cần có cách bù thêm, để giúp nền kinh tế. Đừng đối lập lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của ngân sách.
Tinh thần của Chính phủ hiện nay đã thể hiện rõ. Dư địa cho ngân hàng ngày càng hẹp, tỷ giá hối đoái và lạm phát đang rất khó điều hành, nên có lẽ trong thời điểm này, chính sách tài khoá phải nhận trọng trách lớn hơn.
Còn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, cần phải đẩy nhanh hơn nữa. Không thể thấy tình hình dịch bệnh đã ổn mà quên mất việc này, vì đó là việc sống còn. Không được quên rằng doanh nghiệp còn rất yếu, và nhân lúc thế giới còn khó khăn, Việt Nam phải tranh thủ bứt phá. Những lúc khó khăn là lúc vai trò của Nhà nước thể hiện rõ hơn bao giờ hết, nên phải quyết liệt và có thái độ tích cực. Đây chính là cơ hội để Chính phủ tạo ra động lực mới cho phát triển.
Cảm ơn ông!
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Theo Thái Trang – Bình Minh /Trí Thức Trẻ