Nghề môi giới bất động sản được chuẩn hóa, ngăn “cò đất” đầu cơ, thổi giá
Mục Lục
Đầu năm, các nhóm đầu cơ, môi giới bất động sản hoạt động tất bật nhằm gom hàng, đón sóng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễu loạn thị trường. Do đó, theo các chuyên gia, cần chuẩn hóa nghề môi giới để thị trường phát triển ổn định.
Đầu cơ, môi giới bất động sản tất bật đầu năm
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, nhiều nhóm đầu cơ và môi giới bất động sản đã trở lại hoạt động mua bán mạnh mẽ. Thậm chí có nhiều nhóm đã sớm lên kế hoạch cụ thể từ trong Tết để chuẩn bị tung hàng, “ra quân” đón sóng.
Dạo qua một số trang tin, nhóm bất động sản có thể thấy, hàng loạt các môi giới, “cò đất” với đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đăng tin rao bán các bất động sản đầu năm với nhiều lời mời chào hấp dẫn về các quy hoạch hạ tầng sớm được thay đổi trong năm 2022.
Anh Thanh Tú – một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, anh cùng với một đội nhóm đã nghiên cứu các nguồn hàng từ trong Tết, vì theo quan sát nhiều năm qua, sau Tết luôn là thời điểm thị trường bất động sản trở nên sôi động và tăng giá nhanh chóng.
“Tùy vào vị trí, mức giá và tiềm năng xung quanh khu vực đó để chúng tôi quyết định gom đầu tư lâu dài hay lướt sóng. Nếu khu vực nào xuất hiện sóng đất thì có thể bán lướt nhanh, ăn chênh rồi rút lui”, anh Tú nói.
Còn anh Hoàng Hải – nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho hay: “Xuyên suốt trong Tết, nhiều khách vẫn gọi điện nhờ tôi tư vấn, hẹn ra Tết đi xem đất để nhanh chóng chốt mua đất lấy lộc đầu năm. Thậm chí, có khách chốt cọc ngay trong mùng 4 Tết vừa rồi”.
Anh Hải cho biết thêm, thời điểm sau Tết là dịp các nhóm đầu tư, nhóm môi giới bất động sản hoạt động tất bật nhất trong năm. Có một số nhóm còn nhân lúc mọi người đang bận rộn đi chúc Tết, gom sẵn nhiều quỹ đất từ trong Tết để đợi khi hết Tết sẽ có cơ hội đi trước đón đầu. Những ngày khai xuân, nhiều nhà đầu tư đã liên hệ anh Hải với mong muốn tìm kiếm những nguồn hàng tốt để gom mua lướt sóng.
Chuẩn hóa nghề môi giới bất động sản
Chị Thu Trang (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) đang có nhu cầu bán một căn hộ chung cư. Chị cho biết, ngay khi rao bán trên một website, chị đã liên tục nhận được điện thoại của nhiều môi giới, đề nghị làm trung gian giới thiệu khách, nếu giao dịch thành công sẽ phải trả cho môi giới từ 30 – 50 triệu đồng. Tuy nhiên, do kết bạn với một số môi giới trên mạng xã hội, chị thấy họ đăng bán đủ mọi mặt hàng khác nhau nên chị chưa yên tâm.
Thực tế là, những đợt “sốt đất” sau Tết của những năm trước đều do tác động không nhỏ từ các môi giới bất động sản “tay ngang”, không có chứng chỉ hành nghề, hoạt động tự do gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Tại nhiều địa phương, tình trạng tung tin chưa đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án diễn tra thường xuyên. Thậm chí, nhiều môi giới còn lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc quản lý hoạt động của môi giới bất động sản hiện nay còn nhiều bất cập, kẽ hở. Thị trường bất động sản đã chứng kiến những khu vực có thông tin giá đất rục rịch tăng, thậm chí, “chỉ sau một đêm” hàng chục sàn, trung tâm môi giới bất động sản mọc lên nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều sàn hay trung tâm môi giới bất động sản đang hoạt động “ngoài luồng”, tức là không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi giới bất động sản dẫn đến nhiều hệ lụy trên thị trường.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cả nước hiện có gần 75.000 nhân viên môi giới nhà đất, nhân viên môi giới tự do, nhưng có đến 90% không có kiến thức căn bản của người làm môi giới. Ước tính hiện chỉ 10% số môi giới bất động sản có chứng chỉ hành nghề.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, sự thiếu chuyên nghiệp đã dẫn đến một bộ phận môi giới bất động sản bị sa đà vào những hành vi chưa chuẩn mực như có hành vi “găm” đất, thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường. Nhiều môi giới còn tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng, gây hậu quả cho người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín cho thương hiệu các chủ đầu tư chân chính.
Bà Nguyễn Hương, CEO Đại Phúc Land cũng đánh giá, hiện tượng các môi giới tha hóa, nguồn nhân lực tay ngang, chớp nhoáng diễn ra phổ biến đã dẫn tới hệ lụy là những cò đất thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường.
Các chuyên gia cho rằng, sau Tết luôn là thời điểm hoạt động mạnh mẽ của các “cò đất” nhằm đẩy giá lên cao, lướt sóng kiếm lời. Cho nên, rất cần quy chuẩn chung và các quy định xử phạt rõ ràng cho các môi giới trên thị trường bất động sản, buộc nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn bất động sản phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản đó nhằm giữ thị trường bất động sản luôn ổn định./.
Môi giới bất động sản hết đường gây lũng đoạn thị trường
Nghị định 16/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 16) “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” chính thức có hiệu lực từ ngày 28/1 (thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP (năm 2017) của Chính phủ và Nghị định 21/2020/NĐ-CP (năm 2020) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139) đã bổ sung một số quy định mới về xử phạt môi giới bất động sản.
Cụ thể, Điều 59 “Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản” quy định:
– Phạt từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định;
Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản làm sai lệch nội dung chứng chỉ;
Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản;
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
– Phạt từ 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
Kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định;
Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ bất động sản, giao dịch bất động sản hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
Sàn giao dịch bất động sản không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.
– Đối với hành vi bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản nhưng không đủ điều kiện theo quy định; Không cung cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới thì bị phạt tiền từ 200 – 250 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 3 – 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản từ 6 – 9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
Còn Điều 60 “Vi phạm quản lý, ứng dụng, công khai thông tin nhà và thị trường bất động sản”quy định:
Phạt từ 60 – 80 triệu đồng đối với những hành vi:
Không cung cấp, cung cấp không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn kê khai bất động sản cho cơ quan quản lý thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định;
Cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của cơ quan nhà nước mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý hệ thống thông tin bất động sản;
Không làm rõ, giải trình và chỉnh sửa theo quy định đối với nội dung thông tin thị trường bất động sản do mình cung cấp theo yêu cầu của cơ quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
Làm sai lệch, hỏng hoặc thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản;
Chiếm giữ, tiêu hủy trái phép thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định;
Cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định;
Không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản về những sai sót của thông tin, dữ liệu đã cung cấp.
Ngoài ra Nghị định cũng quy định xử phạt vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng.
Nghề môi giới bất động sản được chuẩn hóa, ngăn “cò đất” đầu cơ, thổi giá
Mục Lục
Đầu năm, các nhóm đầu cơ, môi giới bất động sản hoạt động tất bật nhằm gom hàng, đón sóng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễu loạn thị trường. Do đó, theo các chuyên gia, cần chuẩn hóa nghề môi giới để thị trường phát triển ổn định.
Đầu cơ, môi giới bất động sản tất bật đầu năm
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, nhiều nhóm đầu cơ và môi giới bất động sản đã trở lại hoạt động mua bán mạnh mẽ. Thậm chí có nhiều nhóm đã sớm lên kế hoạch cụ thể từ trong Tết để chuẩn bị tung hàng, “ra quân” đón sóng.
Dạo qua một số trang tin, nhóm bất động sản có thể thấy, hàng loạt các môi giới, “cò đất” với đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đăng tin rao bán các bất động sản đầu năm với nhiều lời mời chào hấp dẫn về các quy hoạch hạ tầng sớm được thay đổi trong năm 2022.
Anh Thanh Tú – một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, anh cùng với một đội nhóm đã nghiên cứu các nguồn hàng từ trong Tết, vì theo quan sát nhiều năm qua, sau Tết luôn là thời điểm thị trường bất động sản trở nên sôi động và tăng giá nhanh chóng.
Còn anh Hoàng Hải – nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho hay: “Xuyên suốt trong Tết, nhiều khách vẫn gọi điện nhờ tôi tư vấn, hẹn ra Tết đi xem đất để nhanh chóng chốt mua đất lấy lộc đầu năm. Thậm chí, có khách chốt cọc ngay trong mùng 4 Tết vừa rồi”.
Anh Hải cho biết thêm, thời điểm sau Tết là dịp các nhóm đầu tư, nhóm môi giới bất động sản hoạt động tất bật nhất trong năm. Có một số nhóm còn nhân lúc mọi người đang bận rộn đi chúc Tết, gom sẵn nhiều quỹ đất từ trong Tết để đợi khi hết Tết sẽ có cơ hội đi trước đón đầu. Những ngày khai xuân, nhiều nhà đầu tư đã liên hệ anh Hải với mong muốn tìm kiếm những nguồn hàng tốt để gom mua lướt sóng.
Chuẩn hóa nghề môi giới bất động sản
Chị Thu Trang (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) đang có nhu cầu bán một căn hộ chung cư. Chị cho biết, ngay khi rao bán trên một website, chị đã liên tục nhận được điện thoại của nhiều môi giới, đề nghị làm trung gian giới thiệu khách, nếu giao dịch thành công sẽ phải trả cho môi giới từ 30 – 50 triệu đồng. Tuy nhiên, do kết bạn với một số môi giới trên mạng xã hội, chị thấy họ đăng bán đủ mọi mặt hàng khác nhau nên chị chưa yên tâm.
Thực tế là, những đợt “sốt đất” sau Tết của những năm trước đều do tác động không nhỏ từ các môi giới bất động sản “tay ngang”, không có chứng chỉ hành nghề, hoạt động tự do gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Tại nhiều địa phương, tình trạng tung tin chưa đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án diễn tra thường xuyên. Thậm chí, nhiều môi giới còn lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc quản lý hoạt động của môi giới bất động sản hiện nay còn nhiều bất cập, kẽ hở. Thị trường bất động sản đã chứng kiến những khu vực có thông tin giá đất rục rịch tăng, thậm chí, “chỉ sau một đêm” hàng chục sàn, trung tâm môi giới bất động sản mọc lên nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều sàn hay trung tâm môi giới bất động sản đang hoạt động “ngoài luồng”, tức là không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi giới bất động sản dẫn đến nhiều hệ lụy trên thị trường.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cả nước hiện có gần 75.000 nhân viên môi giới nhà đất, nhân viên môi giới tự do, nhưng có đến 90% không có kiến thức căn bản của người làm môi giới. Ước tính hiện chỉ 10% số môi giới bất động sản có chứng chỉ hành nghề.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, sự thiếu chuyên nghiệp đã dẫn đến một bộ phận môi giới bất động sản bị sa đà vào những hành vi chưa chuẩn mực như có hành vi “găm” đất, thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường. Nhiều môi giới còn tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng, gây hậu quả cho người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín cho thương hiệu các chủ đầu tư chân chính.
Bà Nguyễn Hương, CEO Đại Phúc Land cũng đánh giá, hiện tượng các môi giới tha hóa, nguồn nhân lực tay ngang, chớp nhoáng diễn ra phổ biến đã dẫn tới hệ lụy là những cò đất thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường.
Các chuyên gia cho rằng, sau Tết luôn là thời điểm hoạt động mạnh mẽ của các “cò đất” nhằm đẩy giá lên cao, lướt sóng kiếm lời. Cho nên, rất cần quy chuẩn chung và các quy định xử phạt rõ ràng cho các môi giới trên thị trường bất động sản, buộc nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn bất động sản phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản đó nhằm giữ thị trường bất động sản luôn ổn định./.
Môi giới bất động sản hết đường gây lũng đoạn thị trường
Nghị định 16/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 16) “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” chính thức có hiệu lực từ ngày 28/1 (thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP (năm 2017) của Chính phủ và Nghị định 21/2020/NĐ-CP (năm 2020) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139) đã bổ sung một số quy định mới về xử phạt môi giới bất động sản.
Cụ thể, Điều 59 “Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản” quy định:
– Phạt từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Phạt từ 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
Sàn giao dịch bất động sản không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.
– Đối với hành vi bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản nhưng không đủ điều kiện theo quy định; Không cung cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới thì bị phạt tiền từ 200 – 250 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 3 – 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản từ 6 – 9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
Còn Điều 60 “Vi phạm quản lý, ứng dụng, công khai thông tin nhà và thị trường bất động sản” quy định:
Phạt từ 60 – 80 triệu đồng đối với những hành vi:
Ngoài ra Nghị định cũng quy định xử phạt vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng.
Nguồn: Tạp chí tài chính