Nhà đầu tư âm thầm gom đất chờ Long An xoá được điểm nghẽn này sẽ “hốt đậm”
Cùng có vị trí liền kề TP.HCM nhưng so với Đồng Nai, Bình Dương thì thị trường bất động sản Long An đang được xem là “vùng trũng”. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém là nguyên nhân chính khiến Long An chưa thể vươn tầm. Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư thì địa phương này đang là nơi đáng bỏ đồng vốn chứ không phải Bình Dương hay Đồng Nai.
Anh Duy Tín, một nhà đầu tư đất vùng ven có kinh nghiệm hơn 10 năm chia sẻ, nếu những ai đã từng đi Bình Dương, Đồng Nai hay thậm chí Bình Phước thì sẽ cảm thấy thất vọng khi đến Long An. Cùng tiếp giáp với TP.HCM nhưng cơ sở hạ tầng giao thông tại Long An thua xa so với các địa phương trên. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người mua “quay lưng” với bất động sản Long An suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, hiện nay thời thế đã thay đổi, Long An đang dần vươn lên vị trí dẫn đầu trong kế hoạch đầu tư của nhiều người.
Anh Tín phân tích, giá bất động sản ở Bình Dương và Đồng Nai đang lên quá cao và gần như đã chạm ngưỡng. Với số tiền khoảng 1,5 tỉ đồng người mua không có nhiều lựa chọn đất nền ở những khu vực như Nhơn Trạch, Biên Hòa (Đồng Nai) hay TP. Thuận An, Dĩ An (Bình Dương). Thậm chí, nhiều dự án căn hộ ở khu vực này cách trung tâm TP.HCM trên dưới 25km cũng đã chạm mốc 50 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, nếu xuôi về Long An ở những khu vực như Đức Hoà, Cần Giuộc, Bến Lức cũng nằm tiếp giáp với TP.HCM nhưng còn rất nhiều lựa chọn. Thậm chí với tầm tài chính khiếm tốn từ vài trăm triệu cũng đã có thể tính toán để đầu tư một nền đất ở vị trí thích hợp.
Bên cạnh đó, việc TP.HCM cũng đang xây dựng kế hoạch để tập trung đẩy mạnh xây dựng đô thị phía Tây Bắc cũng sẽ giúp khu vực này sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, Long An nằm ở vị trí như chiếc cầu nối giữa TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dân số 10 triệu người, cũng là trung tâm cung cấp lương thực lớn nhất của cả nước nên tiềm năng là vô cùng lớn. Cơ sở hạ tầng yếu kém là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Long An và cả khu vực miền Tây suốt nhiềm năm qua.
Tuy nhiên, điểm nghẽn này đã được nhìn thấy và đang từng bước được tháo gỡ. Cụ thể, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp hoàn thiện sẽ tạo ra hướng xuyên suốt kết nối khu vực miền Tây đi qua Bến Lức tới khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải lưu thông hàng hoá.
Ngoài hai tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Bến Lức – Long Thành trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều tuyến cao tốc khác sẽ được xây dựng để tăng kết nối toàn khu vực miền Tây.
Những năm gần đây TP.HCM cùng với Long An cũng đã có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối với nhau.
Tháng 3.2021, Sở GTVT TP.HCM đã gửi đề xuất đến UBND thành phố về việc đầu tư 6 dư án hạ tầng giao thông giúp kết nối TP.HCM và Long An trong giai đoạn từ nay đến 2025. Tổng vốn đầu tư của 6 dự án này là hơn 17.500 tỉ đồng.
Trước đó, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An cũng cho biết, trong giai đoạn 2020 – 2025 địa phương này cũng sẽ đầu tư xây dựng 11 tuyến đường huyết mạch kết nối Long An với TP.HCM. Tổng vốn đầu tư của 11 tuyến đường này khoảng gần 30.000 tỉ đồng.
Ngoài hạ tầng giao thông, Long An cũng đang được đánh giá rất cao trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2021, Long An là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 3,6 tỉ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký FDI của cả nước.
Theo ông Nhữ Mạnh Hải, Phó Tổng giám đốc Trần Anh Group, sở dĩ bất động sản phía Bắc TP.HCM và khu vực giáp ranh của Long An chưa thể phát triển ngoài điểm yếu về hạ tầng giao thông còn bởi trước đây thành phố tập trung nguồn lực cho phía Đông. Hiện nay, cơ sở hạ tầng khu vực phía Đông gần như đã hoàn thiện và quỹ đất đã khai thác hết thì việc chuyển hướng qua phía Tây là điều tất yếu.
Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản lớn đã sớm nhìn thấy xu hướng này nên đã đón đầu bằng nhiều dự án quy mô đã và đang triển khai.
Ông Hải cho rằng, tiềm năng bất động sản Long An hiện tại cũng giống như Đồng Nai, Bình Dương cách đây khoảng hơn 10 năm. Hạ tầng giao thông được đầu tư, nhiều doanh nghiệp đổ về đầu tư, khu công nghiệp hoạt động sẽ kéo người dân về làm việc do đó nhu cầu nhà ở sẽ tăng cao.
Trước đây, giá đất ở khu vực vùng ven của Long An chỉ từ 3,5 – 5 triệu đồng/m2 và từ 8 -12 triệu đồng/m2 khu vực trung tâm thành phố Tân An thì nay giá của những khu vực này đã tăng lên và biến động theo từng quý. Nhưng so với khu Đông mức giá vẫn thấp hơn 30 – 40%, do đó Long An là mảnh đất đầu tư đầy tiềm năng.
Ông Hải cho rằng, nếu chọn đúng bất động sản tốt thì khả năng tăng giá từ 15 – 20% là gần như chắc chắn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia người mua đất ở Long An hay các vùng ven khác cần tầm nhìn trung và dài hạn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều ảnh hưởng như hiện nay. Mặt khác, các dự án hạ tầng giao thông dù đã được phê duyệt song quá trình biến dự án từ trên bản vẽ ra thực tế không phải là câu chuyện một sớm một chiều nên nếu đầu tư theo kiểu lướt sóng ăn theo thì rất dễ sa lầy.
Nhà đầu tư âm thầm gom đất chờ Long An xoá được điểm nghẽn này sẽ “hốt đậm”
Cùng có vị trí liền kề TP.HCM nhưng so với Đồng Nai, Bình Dương thì thị trường bất động sản Long An đang được xem là “vùng trũng”. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém là nguyên nhân chính khiến Long An chưa thể vươn tầm. Tuy nhiên, với nhiều nhà đầu tư thì địa phương này đang là nơi đáng bỏ đồng vốn chứ không phải Bình Dương hay Đồng Nai.
Anh Duy Tín, một nhà đầu tư đất vùng ven có kinh nghiệm hơn 10 năm chia sẻ, nếu những ai đã từng đi Bình Dương, Đồng Nai hay thậm chí Bình Phước thì sẽ cảm thấy thất vọng khi đến Long An. Cùng tiếp giáp với TP.HCM nhưng cơ sở hạ tầng giao thông tại Long An thua xa so với các địa phương trên. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người mua “quay lưng” với bất động sản Long An suốt thời gian dài.
Tuy nhiên, hiện nay thời thế đã thay đổi, Long An đang dần vươn lên vị trí dẫn đầu trong kế hoạch đầu tư của nhiều người.
Anh Tín phân tích, giá bất động sản ở Bình Dương và Đồng Nai đang lên quá cao và gần như đã chạm ngưỡng. Với số tiền khoảng 1,5 tỉ đồng người mua không có nhiều lựa chọn đất nền ở những khu vực như Nhơn Trạch, Biên Hòa (Đồng Nai) hay TP. Thuận An, Dĩ An (Bình Dương). Thậm chí, nhiều dự án căn hộ ở khu vực này cách trung tâm TP.HCM trên dưới 25km cũng đã chạm mốc 50 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, nếu xuôi về Long An ở những khu vực như Đức Hoà, Cần Giuộc, Bến Lức cũng nằm tiếp giáp với TP.HCM nhưng còn rất nhiều lựa chọn. Thậm chí với tầm tài chính khiếm tốn từ vài trăm triệu cũng đã có thể tính toán để đầu tư một nền đất ở vị trí thích hợp.
Bên cạnh đó, việc TP.HCM cũng đang xây dựng kế hoạch để tập trung đẩy mạnh xây dựng đô thị phía Tây Bắc cũng sẽ giúp khu vực này sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, Long An nằm ở vị trí như chiếc cầu nối giữa TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dân số 10 triệu người, cũng là trung tâm cung cấp lương thực lớn nhất của cả nước nên tiềm năng là vô cùng lớn. Cơ sở hạ tầng yếu kém là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Long An và cả khu vực miền Tây suốt nhiềm năm qua.
Tuy nhiên, điểm nghẽn này đã được nhìn thấy và đang từng bước được tháo gỡ. Cụ thể, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp hoàn thiện sẽ tạo ra hướng xuyên suốt kết nối khu vực miền Tây đi qua Bến Lức tới khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải lưu thông hàng hoá.
Ngoài hai tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Bến Lức – Long Thành trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều tuyến cao tốc khác sẽ được xây dựng để tăng kết nối toàn khu vực miền Tây.
Những năm gần đây TP.HCM cùng với Long An cũng đã có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối với nhau.
Tháng 3.2021, Sở GTVT TP.HCM đã gửi đề xuất đến UBND thành phố về việc đầu tư 6 dư án hạ tầng giao thông giúp kết nối TP.HCM và Long An trong giai đoạn từ nay đến 2025. Tổng vốn đầu tư của 6 dự án này là hơn 17.500 tỉ đồng.
Trước đó, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An cũng cho biết, trong giai đoạn 2020 – 2025 địa phương này cũng sẽ đầu tư xây dựng 11 tuyến đường huyết mạch kết nối Long An với TP.HCM. Tổng vốn đầu tư của 11 tuyến đường này khoảng gần 30.000 tỉ đồng.
Ngoài hạ tầng giao thông, Long An cũng đang được đánh giá rất cao trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2021, Long An là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 3,6 tỉ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký FDI của cả nước.
Theo ông Nhữ Mạnh Hải, Phó Tổng giám đốc Trần Anh Group, sở dĩ bất động sản phía Bắc TP.HCM và khu vực giáp ranh của Long An chưa thể phát triển ngoài điểm yếu về hạ tầng giao thông còn bởi trước đây thành phố tập trung nguồn lực cho phía Đông. Hiện nay, cơ sở hạ tầng khu vực phía Đông gần như đã hoàn thiện và quỹ đất đã khai thác hết thì việc chuyển hướng qua phía Tây là điều tất yếu.
Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản lớn đã sớm nhìn thấy xu hướng này nên đã đón đầu bằng nhiều dự án quy mô đã và đang triển khai.
Ông Hải cho rằng, tiềm năng bất động sản Long An hiện tại cũng giống như Đồng Nai, Bình Dương cách đây khoảng hơn 10 năm. Hạ tầng giao thông được đầu tư, nhiều doanh nghiệp đổ về đầu tư, khu công nghiệp hoạt động sẽ kéo người dân về làm việc do đó nhu cầu nhà ở sẽ tăng cao.
Trước đây, giá đất ở khu vực vùng ven của Long An chỉ từ 3,5 – 5 triệu đồng/m2 và từ 8 -12 triệu đồng/m2 khu vực trung tâm thành phố Tân An thì nay giá của những khu vực này đã tăng lên và biến động theo từng quý. Nhưng so với khu Đông mức giá vẫn thấp hơn 30 – 40%, do đó Long An là mảnh đất đầu tư đầy tiềm năng.
Ông Hải cho rằng, nếu chọn đúng bất động sản tốt thì khả năng tăng giá từ 15 – 20% là gần như chắc chắn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia người mua đất ở Long An hay các vùng ven khác cần tầm nhìn trung và dài hạn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều ảnh hưởng như hiện nay. Mặt khác, các dự án hạ tầng giao thông dù đã được phê duyệt song quá trình biến dự án từ trên bản vẽ ra thực tế không phải là câu chuyện một sớm một chiều nên nếu đầu tư theo kiểu lướt sóng ăn theo thì rất dễ sa lầy.
Nguồn: CafeLand