Nhà đầu tư “lên dây cót” chuẩn bị cho cú đổ bộ thị trường bất động sản ven biển hậu Covid-19
Hiện nay, khi nhiều tỉnh – thành đã có kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đã lên dây cót sẵn sàng cho cuộc đua mới sau khi thị trường bất động sản biển bắt đầu có những diễn biến tích cực.
Tại tọa đàm “Tọa đàm: Thị trường hậu Covid-19 – Tiềm năng đến từ bất động sản ven biển” do chuyên trang Nhịp sống kinh tế Báo Tổ Quốc phối hợp với Kênh thông tin tài chính CafeF tổ chức các chuyên gia kinh tế nhận định, hiện có 3 lực đẩy cho sự hồi phục của bất động sản biển thời kỳ hậu dịch Covid-19.
Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn, hạ tầng tiếp tục được chú trọng phát triển thông qua hoạt động đầu tư công – một trong những động lực chính nhằm phục hồi nền kinh tế.
Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 – 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm 2020. Những khó khăn trong năm 2020 chỉ mang tính tạm thời.
Ba là, trong và sau dịch bệnh, hoạt động du lịch sẽ phục hồi đặc biệt mạnh mẽ theo hình chữ V, trong khi xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ 2 (second-home) ngày càng trở nên phổ biến.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết Bình Thuận là địa phương có những lợi thế, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản. Những năm 2017-2018, giá bất động sản tại đây rất thấp vào khoảng dưới 10 triệu đến 20 triệu đồng/m2 tùy vào từng vị trí. Mức tăng trưởng về giá của bất động sản tại khu vực này rất ấn tượng, bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% nhưng Bình Thuận ghi nhận mức tăng trên 10%. Con số này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản.
Hiện tại các dự án đầu tư tại Bình Thuận đã tăng 100% so với các dự án đã đầu tư hồi năm 2017. Số lượng chủ đầu tư lớn hay cá mập, chim đầu đàn đến với Bình Thuận đông dần, chất lượng dự án tăng dần, Mức lợi nhuận của nhà đầu tư nhỏ lẻ có kết quả khả quan.
Ông Đính cũng cho biết, hiện nay hạ tầng tại Bình Thuận phát triển rất mạnh. Trong đó, sân bay Phan Thiết là một điển hình. Dự này có tổng vốn đầu tư giai đoạn đến hết năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng, đã được khởi công xây dựng hồi tháng 5/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2022, cùng thời điểm với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Cùng với đó, bên cạnh cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thì tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng là tuyến đường quan trọng với chiều dài hơn 180km sau khi được nâng cấp, đã tạo nên “trục xương sống” trong hệ thống giao thông của tỉnh này.
Được biết, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận, 3 dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây dài khoảng 160,47km nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
Được biết, để tạo sự lưu thông đồng bộ với Quốc lộ 1 và các tuyến cao tốc này, tỉnh Bình Thuận cũng đã và đang đầu tư nâng cấp – mở rộng 3 tuyến đường ven biển kéo dài từ Mũi Né – Phan Thiết đến La Gi. Song song đó, tỉnh cũng phối với với Bà Rịa – Vũng Tàu lên phương án đầu tư mở rộng tuyến đường ven biển từ La Gi chạy đến TP Vũng Tàu lên 6 làn xe…
“Tôi cho rằng thị trường Bình Thuận rất hấp dẫn, rất bài bản từ quy hoạch cao tốc, cầu cảng, sân bay tương hỗ lẫn nhau tạo giá trị, bổ trợ cho nhau, tạo nên giá trị rất cao cho phát triển đô thị và hạ tầng du lịch. Bình thuận đang đi đúng hướng và đang thu hút rất mạnh các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án dồn về”, ông Đính khẳng định.
Ông Đính cũng cho biết, tại Bình Thuận, Lagi được định hướng phát triển là đô thị du lịch mũi nhọn, hiện nay với sự bứt phá mạnh mẽ về hạ tầng, bất động sản Lagi đang được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. “Trong 3-5 năm nữa thành phố này cũng không kém những thành phố biển hàng đầu Việt Nam.
Tại thời điểm này, giá bất động sản La Gi đang dao động trên 20 triệu-40 triệu đồng/m2, đây là một trong những mức giá rất hấp dẫn và còn tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khoảng 3-5 năm nữa giá BĐS tại đây có thể ngang bằng với Phú Quốc, tương xứng với Đà Nẵng, Quy Nhơn hay Nha Trang”, ông Đính khẳng định.
Trước sự bứt phá của Lagi – Bình Thuận, hàng loạt dự án lớn đã đổ bộ về đây. Có thể kể đến dự án Mũi Né Summerland Resort, NovaWorld, Fusion Alya La Gi, Casalle Hills La Gi, Khu dân cư La Gi Pearl, La Gi Longbeach,… Hay như mới đây là dự án Lagi New City quy mô 43,4ha do Tập đoàn Danh Khôi và DKRA Vietnam hợp tác phát triển. Dự án được quy hoạch theo mô hình phức hợp đô thị thương mại dịch vụ & du lịch biển sở hữu 1,6km mặt tiền biển với loại hình loại hình đất nền sổ đỏ, pháp lý sở hữu lâu dài.
Có thể nói, tiềm năng vững mạnh đã giúp Bình Thuận trở thành “miền đất hứa” cho nhà đầu tư sau dịch. Đặc biệt, những sản phẩm đặc sắc gắn với chiến lược phát triển kinh tế đêm mà Bình Thuận đang hướng đến chính là nhân tố mới, một lực đẩy mạnh mẽ giúp mở ra một thời kỳ bứt phá cho bất động sản biển trong thời gian tới.
Nhà đầu tư “lên dây cót” chuẩn bị cho cú đổ bộ thị trường bất động sản ven biển hậu Covid-19
Hiện nay, khi nhiều tỉnh – thành đã có kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đã lên dây cót sẵn sàng cho cuộc đua mới sau khi thị trường bất động sản biển bắt đầu có những diễn biến tích cực.
Tại tọa đàm “Tọa đàm: Thị trường hậu Covid-19 – Tiềm năng đến từ bất động sản ven biển” do chuyên trang Nhịp sống kinh tế Báo Tổ Quốc phối hợp với Kênh thông tin tài chính CafeF tổ chức các chuyên gia kinh tế nhận định, hiện có 3 lực đẩy cho sự hồi phục của bất động sản biển thời kỳ hậu dịch Covid-19.
Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn, hạ tầng tiếp tục được chú trọng phát triển thông qua hoạt động đầu tư công – một trong những động lực chính nhằm phục hồi nền kinh tế.
Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 – 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm 2020. Những khó khăn trong năm 2020 chỉ mang tính tạm thời.
Ba là, trong và sau dịch bệnh, hoạt động du lịch sẽ phục hồi đặc biệt mạnh mẽ theo hình chữ V, trong khi xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ 2 (second-home) ngày càng trở nên phổ biến.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết Bình Thuận là địa phương có những lợi thế, cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản. Những năm 2017-2018, giá bất động sản tại đây rất thấp vào khoảng dưới 10 triệu đến 20 triệu đồng/m2 tùy vào từng vị trí. Mức tăng trưởng về giá của bất động sản tại khu vực này rất ấn tượng, bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% nhưng Bình Thuận ghi nhận mức tăng trên 10%. Con số này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản.
Hiện tại các dự án đầu tư tại Bình Thuận đã tăng 100% so với các dự án đã đầu tư hồi năm 2017. Số lượng chủ đầu tư lớn hay cá mập, chim đầu đàn đến với Bình Thuận đông dần, chất lượng dự án tăng dần, Mức lợi nhuận của nhà đầu tư nhỏ lẻ có kết quả khả quan.
Ông Đính cũng cho biết, hiện nay hạ tầng tại Bình Thuận phát triển rất mạnh. Trong đó, sân bay Phan Thiết là một điển hình. Dự này có tổng vốn đầu tư giai đoạn đến hết năm 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng, đã được khởi công xây dựng hồi tháng 5/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2022, cùng thời điểm với cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Cùng với đó, bên cạnh cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thì tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng là tuyến đường quan trọng với chiều dài hơn 180km sau khi được nâng cấp, đã tạo nên “trục xương sống” trong hệ thống giao thông của tỉnh này.
Được biết, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận, 3 dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây dài khoảng 160,47km nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
Được biết, để tạo sự lưu thông đồng bộ với Quốc lộ 1 và các tuyến cao tốc này, tỉnh Bình Thuận cũng đã và đang đầu tư nâng cấp – mở rộng 3 tuyến đường ven biển kéo dài từ Mũi Né – Phan Thiết đến La Gi. Song song đó, tỉnh cũng phối với với Bà Rịa – Vũng Tàu lên phương án đầu tư mở rộng tuyến đường ven biển từ La Gi chạy đến TP Vũng Tàu lên 6 làn xe…
“Tôi cho rằng thị trường Bình Thuận rất hấp dẫn, rất bài bản từ quy hoạch cao tốc, cầu cảng, sân bay tương hỗ lẫn nhau tạo giá trị, bổ trợ cho nhau, tạo nên giá trị rất cao cho phát triển đô thị và hạ tầng du lịch. Bình thuận đang đi đúng hướng và đang thu hút rất mạnh các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án dồn về”, ông Đính khẳng định.
Ông Đính cũng cho biết, tại Bình Thuận, Lagi được định hướng phát triển là đô thị du lịch mũi nhọn, hiện nay với sự bứt phá mạnh mẽ về hạ tầng, bất động sản Lagi đang được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. “Trong 3-5 năm nữa thành phố này cũng không kém những thành phố biển hàng đầu Việt Nam.
Tại thời điểm này, giá bất động sản La Gi đang dao động trên 20 triệu-40 triệu đồng/m2, đây là một trong những mức giá rất hấp dẫn và còn tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khoảng 3-5 năm nữa giá BĐS tại đây có thể ngang bằng với Phú Quốc, tương xứng với Đà Nẵng, Quy Nhơn hay Nha Trang”, ông Đính khẳng định.
Trước sự bứt phá của Lagi – Bình Thuận, hàng loạt dự án lớn đã đổ bộ về đây. Có thể kể đến dự án Mũi Né Summerland Resort, NovaWorld, Fusion Alya La Gi, Casalle Hills La Gi, Khu dân cư La Gi Pearl, La Gi Longbeach,… Hay như mới đây là dự án Lagi New City quy mô 43,4ha do Tập đoàn Danh Khôi và DKRA Vietnam hợp tác phát triển. Dự án được quy hoạch theo mô hình phức hợp đô thị thương mại dịch vụ & du lịch biển sở hữu 1,6km mặt tiền biển với loại hình loại hình đất nền sổ đỏ, pháp lý sở hữu lâu dài.
Có thể nói, tiềm năng vững mạnh đã giúp Bình Thuận trở thành “miền đất hứa” cho nhà đầu tư sau dịch. Đặc biệt, những sản phẩm đặc sắc gắn với chiến lược phát triển kinh tế đêm mà Bình Thuận đang hướng đến chính là nhân tố mới, một lực đẩy mạnh mẽ giúp mở ra một thời kỳ bứt phá cho bất động sản biển trong thời gian tới.
Nguồn: CafeF