Tiền ảo bấp bênh, vật giá leo thang kèm sức ép lạm phát khiến các nhà đầu tư cân đối lại các quyết định, trong đó bất động sản nhà ở vẫn được xác định là cần câu lâu dài.
Sức nóng của thị trường nhà đất
Sau hơn 1 năm gia nhập thị trường chứng khoán và tiền ảo, anh Quyết Lê, chủ một salon tóc tại Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) đang cân nhắc lại các quyết định đầu tư sắp tới. Vốn không nhiều, trong khi kiến thức về chứng khoán và tiền ảo hạn hẹp, nhà đầu tư F0 này đã may mắn vớt vát được đôi chút từ những lần sóng lên, song các quyết định tiền ra – vào đều được đưa ra theo kiểu “tát nước theo mưa” hoặc theo chân cộng đồng nhà đầu tư F0.
Chính vì vậy, những ngày qua, khi vật giá tăng cao, trong khi thị trường chứng khoán trong nước và tiền ảo thế giới khó lường, ông chủ salon tóc này đã quyết tâm phải điều chỉnh lại các khoản đầu tư.
“Với tình hình hiện nay, tôi phải cân nhắc lại các khoản đầu tư và quan tâm nhiều vào đất nền vùng ven như khu vực Đa Tốn (Gia Lâm) và Văn Giang (Hưng Yên)”, anh Quyết Lê chia sẻ.
Lý do nhà đầu tư này muốn “bỏ ngắn theo dài” là bởi đầu tư đất nền “ăn chắc mặc bền” hơn, tính an toàn và tiềm năng lợi nhuận có thể cao hơn so với kênh chứng khoán và tiền ảo trong lúc thị trường khó đoán, cộng với sức ép lạm phát và chiến sự tại Ukraine.
Ông Phạm Anh Khôi, CEO Công ty Dịch vụ tài chính bất động sản (Fina) đánh giá: “Giai đoạn hiện nay được xem là thời cơ để các nhà đầu tư đi sớm đón đầu, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản lâu năm, bởi họ cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để mua vào”. Thị trường sẽ ghi nhận hiện tượng nhà đầu tư chốt lời từ chứng khoán và chuyển dòng tiền sang các kênh đầu tư khác có mức độ an toàn cao hơn và trong bối cảnh nhiều dự đoán lạm phát tăng cao, thì bất động sản là kênh được quan tâm nhiều hơn.
Trên thực tế, tâm lý lo sợ lạm phát đã được JLL Việt Nam phản ánh trong quý IV/2021. Mặc dù giá bán sơ cấp trung bình của nhà liền thổ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tăng mạnh, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn rất tốt. JLL dẫn chứng, giá bán sơ cấp trung bình ở khu vực phía Bắc tăng 8,4% trong quý IV/2021, lên 4.674 USD/m2 đất và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cá biệt, một số huyện ngoại thành Hà Nội rục rịch lên quận và tâm lý lo sợ lạm phát đã khiến nguồn cầu tăng mạnh, với khoảng 1.110 căn nhà liền thổ được ghi nhận bán hết, tăng 77,6% so với quý III/2021. Các dự án tại các quận huyện phía Tây Hà Nội vẫn tiếp tục cho thấy sức nóng rõ rệt khi lượng hàng bán hết tại Hoài Đức, Hà Đông dẫn đầu thị trường, chiếm 50% tổng số căn bán hết.
Trong khi đó, tại các địa phương lân cận Hà Nội, nguồn cầu tập trung vào Bắc Ninh và Hải Phòng, nhờ khả năng thu hút vốn FDI tốt, nguồn cung lớn, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và mức giá hợp lý.
Nguồn cung hạn hẹp, triển vọng lợi nhuận khả quan
Các nhà đầu tư cá nhân đang tỏ ra thận trọng hơn và hướng đến các quyết định đầu tư bất động sản nhà ở dài hạn, thay vì “lướt sóng” để kiếm lời.
CEO Fina Phạm Anh Khôi khuyến cáo, bất động sản mang tính chu kỳ trung và dài hạn nhiều hơn. “Lợi nhuận trong ngắn hạn phần nhiều do may mắn. Nhiều nhà đầu tư thấy may mắn lại nghĩ nhờ mình giỏi, phân tích đúng, nên làm 2 – 3 vòng nữa và họ thường bị kẹp ở vòng thứ 3. Khi đầu tư vào bất động sản, nhà đầu tư bắt buộc phải có một tâm thế đúng đắn cho tầm nhìn trung và dài hạn”, ông Khôi lưu ý.
Còn theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh, thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra rất nhiều. “Hiện tại, do dịch bệnh, các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất khó khăn, nên dòng tiền sẽ chảy vào khu vực chứng khoán. Trong khi đó, khu vực chứng khoán và bất động sản được xem là bình thông nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng đầu tư chứng khoán được, nên bất động sản là cơ hội”.
Triển vọng thị trường nhà ở năm 2022 sẽ được thúc đẩy bởi hạ tầng, đầu tư công. Ngoài ra, khi lạm phát tăng, giá bất động sản thường có xu hướng tăng theo, bởi đây được xem là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư.
Một yếu tố khác củng cố cơ sở tăng giá bất động sản nhà ở là nguồn cung thị trường đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi nhu cầu đầu tư và mua nhà để ở còn rất lớn.
Phân khúc biệt thự và nhà liền thổ cũng chứng kiến nguồn cung hạn hẹp do không ghi nhận dự án mới nào trong quý IV/2021. Nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của một số dự án đang bán, cung cấp cho thị trường 245 căn.
“Nguồn cung sơ cấp thị trường biệt thự/nhà liền thổ Hà Nội đã liên tục thiếu hụt trong một thời gian dài. Nguồn cung mới trong năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm TP. Hà Nội sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Những nơi có kết cấu hạ tầng cải thiện, thì nguồn cung, lượng giao dịch, cũng như giá bán sẽ tăng trưởng đáng kể”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định.
Trong khi đó, JLL cho rằng, nguồn cung nhà liền thổ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Dự đoán năm 2022, Hà Nội sẽ chào đón 3.700 – 4.200 căn nhà liền thổ mở bán mới, chủ yếu đến từ các dự án tích hợp có quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng tại các huyện vùng ven.
Báo cáo cuối năm 2021 của Savills Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng về số lượng nhà ở mới của thị trường Hà Nội đã giảm so với năm trước. Nguồn cung căn hộ được tung ra trong quý IV/2021 chỉ đạt khoảng 4.500 căn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước đó. Xu hướng này được dự báo tiếp tục trong những năm tới, khi nguồn cung tương lai của năm 2022 và 2023 ở dưới mức 25.000 căn và giảm xuống dưới 20.000 căn trong những năm tiếp theo.
Sức ép lạm phát kéo nhà đầu tư F0 về bất động sản
Mục Lục
Tiền ảo bấp bênh, vật giá leo thang kèm sức ép lạm phát khiến các nhà đầu tư cân đối lại các quyết định, trong đó bất động sản nhà ở vẫn được xác định là cần câu lâu dài.
Sức nóng của thị trường nhà đất
Sau hơn 1 năm gia nhập thị trường chứng khoán và tiền ảo, anh Quyết Lê, chủ một salon tóc tại Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) đang cân nhắc lại các quyết định đầu tư sắp tới. Vốn không nhiều, trong khi kiến thức về chứng khoán và tiền ảo hạn hẹp, nhà đầu tư F0 này đã may mắn vớt vát được đôi chút từ những lần sóng lên, song các quyết định tiền ra – vào đều được đưa ra theo kiểu “tát nước theo mưa” hoặc theo chân cộng đồng nhà đầu tư F0.
Chính vì vậy, những ngày qua, khi vật giá tăng cao, trong khi thị trường chứng khoán trong nước và tiền ảo thế giới khó lường, ông chủ salon tóc này đã quyết tâm phải điều chỉnh lại các khoản đầu tư.
“Với tình hình hiện nay, tôi phải cân nhắc lại các khoản đầu tư và quan tâm nhiều vào đất nền vùng ven như khu vực Đa Tốn (Gia Lâm) và Văn Giang (Hưng Yên)”, anh Quyết Lê chia sẻ.
Lý do nhà đầu tư này muốn “bỏ ngắn theo dài” là bởi đầu tư đất nền “ăn chắc mặc bền” hơn, tính an toàn và tiềm năng lợi nhuận có thể cao hơn so với kênh chứng khoán và tiền ảo trong lúc thị trường khó đoán, cộng với sức ép lạm phát và chiến sự tại Ukraine.
Ông Phạm Anh Khôi, CEO Công ty Dịch vụ tài chính bất động sản (Fina) đánh giá: “Giai đoạn hiện nay được xem là thời cơ để các nhà đầu tư đi sớm đón đầu, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản lâu năm, bởi họ cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để mua vào”. Thị trường sẽ ghi nhận hiện tượng nhà đầu tư chốt lời từ chứng khoán và chuyển dòng tiền sang các kênh đầu tư khác có mức độ an toàn cao hơn và trong bối cảnh nhiều dự đoán lạm phát tăng cao, thì bất động sản là kênh được quan tâm nhiều hơn.
Trên thực tế, tâm lý lo sợ lạm phát đã được JLL Việt Nam phản ánh trong quý IV/2021. Mặc dù giá bán sơ cấp trung bình của nhà liền thổ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tăng mạnh, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn rất tốt. JLL dẫn chứng, giá bán sơ cấp trung bình ở khu vực phía Bắc tăng 8,4% trong quý IV/2021, lên 4.674 USD/m2 đất và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cá biệt, một số huyện ngoại thành Hà Nội rục rịch lên quận và tâm lý lo sợ lạm phát đã khiến nguồn cầu tăng mạnh, với khoảng 1.110 căn nhà liền thổ được ghi nhận bán hết, tăng 77,6% so với quý III/2021. Các dự án tại các quận huyện phía Tây Hà Nội vẫn tiếp tục cho thấy sức nóng rõ rệt khi lượng hàng bán hết tại Hoài Đức, Hà Đông dẫn đầu thị trường, chiếm 50% tổng số căn bán hết.
Trong khi đó, tại các địa phương lân cận Hà Nội, nguồn cầu tập trung vào Bắc Ninh và Hải Phòng, nhờ khả năng thu hút vốn FDI tốt, nguồn cung lớn, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và mức giá hợp lý.
Nguồn cung hạn hẹp, triển vọng lợi nhuận khả quan
Các nhà đầu tư cá nhân đang tỏ ra thận trọng hơn và hướng đến các quyết định đầu tư bất động sản nhà ở dài hạn, thay vì “lướt sóng” để kiếm lời.
CEO Fina Phạm Anh Khôi khuyến cáo, bất động sản mang tính chu kỳ trung và dài hạn nhiều hơn. “Lợi nhuận trong ngắn hạn phần nhiều do may mắn. Nhiều nhà đầu tư thấy may mắn lại nghĩ nhờ mình giỏi, phân tích đúng, nên làm 2 – 3 vòng nữa và họ thường bị kẹp ở vòng thứ 3. Khi đầu tư vào bất động sản, nhà đầu tư bắt buộc phải có một tâm thế đúng đắn cho tầm nhìn trung và dài hạn”, ông Khôi lưu ý.
Còn theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, sau những đợt khủng hoảng về tài chính, kinh tế, dịch bệnh, thì dường như sức nén về đầu tư sẽ được bung ra rất nhiều. “Hiện tại, do dịch bệnh, các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất khó khăn, nên dòng tiền sẽ chảy vào khu vực chứng khoán. Trong khi đó, khu vực chứng khoán và bất động sản được xem là bình thông nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng đầu tư chứng khoán được, nên bất động sản là cơ hội”.
Triển vọng thị trường nhà ở năm 2022 sẽ được thúc đẩy bởi hạ tầng, đầu tư công. Ngoài ra, khi lạm phát tăng, giá bất động sản thường có xu hướng tăng theo, bởi đây được xem là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư.
Một yếu tố khác củng cố cơ sở tăng giá bất động sản nhà ở là nguồn cung thị trường đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi nhu cầu đầu tư và mua nhà để ở còn rất lớn.
Phân khúc biệt thự và nhà liền thổ cũng chứng kiến nguồn cung hạn hẹp do không ghi nhận dự án mới nào trong quý IV/2021. Nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của một số dự án đang bán, cung cấp cho thị trường 245 căn.
Trong khi đó, JLL cho rằng, nguồn cung nhà liền thổ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Dự đoán năm 2022, Hà Nội sẽ chào đón 3.700 – 4.200 căn nhà liền thổ mở bán mới, chủ yếu đến từ các dự án tích hợp có quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng tại các huyện vùng ven.
Báo cáo cuối năm 2021 của Savills Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng về số lượng nhà ở mới của thị trường Hà Nội đã giảm so với năm trước. Nguồn cung căn hộ được tung ra trong quý IV/2021 chỉ đạt khoảng 4.500 căn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước đó. Xu hướng này được dự báo tiếp tục trong những năm tới, khi nguồn cung tương lai của năm 2022 và 2023 ở dưới mức 25.000 căn và giảm xuống dưới 20.000 căn trong những năm tiếp theo.
Theo Lê Quân/ Báo Đầu tư