Những chính sách nhà ở nổi bật có hiệu lực từ 1/1/2022
Mục Lục
Nhiều chính sách mới về nhà ở bắt đầu có hiệu lực thi hành ngay trong tháng 1/2022.
Lãi suất cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở là 4,8%/năm
Mức lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,8%/năm. Mức lãi suất này không thay đổi so với năm 2021 nhưng đã giảm 0,2% so với năm 2019 và 2020.
Đây là nội dung tại Quyết định 1956/QĐ-NHNN ngày 03/12/2021 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN. Quyết định 1956/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Theo đó, đối tượng vay vốn gồm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 được quy định tại Thông tư 07/2013/TT-BXD.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 32/2014/TT-NHNN, đối tượng vay vốn là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng.
Vay mua nhà ở xã hội được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Từ ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã bỏ quy định về ưu đãi lãi suất khi vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; kể từ ngày 20/01/2022, đối tượng được vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng được nhà nước chỉ định.
Gồm: Đối tượng vay vốn để đầu tưxây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Như vậy, kể từ ngày 20/01/2022, việc vay mua nhà ở xã hội được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà thôi.
Vay vốn ưu đãi xây nhà ở không quá 500 triệu đồng
Từ ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, đối với đối tượng khách hàng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015 để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Hiện nay, tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 25/2015 không quy định thời hạn cho vay tối đa mà chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm.
Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng (hiện nay, tại Thông tư 25/2015 không có quy định mức vay tối đa là 500 triệu đồng) và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Về thời hạn cho vay, đối với đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên (hiện hành chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm).
Hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu dự án đầu tư có sử dụng đất
Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Thông tư 09/2021 hướng dẫn rõ về lập yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dự án đầu tư có sử dụng đất.
Cụ thể: Thông báo mời quan tâm, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2021. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm chỉ được nêu các nội dung nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021; trong đó, giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) được xác định theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 47 Nghị định 25/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phụ lục VIIl ban hành kèm theo Thông tư 09/2021.
Đối với dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 25/2020, hồ sơ yêu cầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 25/2020, Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan. Hồ sơ yêu cầu không được quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.
Chỉnh sửa quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ
Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Theo đó, căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi gọn là sổ đỏ) theo quy định của pháp luật.
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ bao gồm: cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, quy định mới tại Thông tư 106/2021 quy định rõ là phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ đối với cấp lần đầu và cấp mới (hiện hành chỉ quy định là cấp).
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.
Những chính sách nhà ở nổi bật có hiệu lực từ 1/1/2022
Mục Lục
Nhiều chính sách mới về nhà ở bắt đầu có hiệu lực thi hành ngay trong tháng 1/2022.
Lãi suất cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở là 4,8%/năm
Mức lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,8%/năm. Mức lãi suất này không thay đổi so với năm 2021 nhưng đã giảm 0,2% so với năm 2019 và 2020.
Đây là nội dung tại Quyết định 1956/QĐ-NHNN ngày 03/12/2021 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN. Quyết định 1956/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Theo đó, đối tượng vay vốn gồm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 được quy định tại Thông tư 07/2013/TT-BXD.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 32/2014/TT-NHNN, đối tượng vay vốn là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng.
Vay mua nhà ở xã hội được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Từ ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã bỏ quy định về ưu đãi lãi suất khi vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; kể từ ngày 20/01/2022, đối tượng được vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng được nhà nước chỉ định.
Gồm: Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP; Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Như vậy, kể từ ngày 20/01/2022, việc vay mua nhà ở xã hội được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà thôi.
Vay vốn ưu đãi xây nhà ở không quá 500 triệu đồng
Từ ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, đối với đối tượng khách hàng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015 để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Hiện nay, tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 25/2015 không quy định thời hạn cho vay tối đa mà chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm.
Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng (hiện nay, tại Thông tư 25/2015 không có quy định mức vay tối đa là 500 triệu đồng) và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Về thời hạn cho vay, đối với đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên (hiện hành chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm).
Hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu dự án đầu tư có sử dụng đất
Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Thông tư 09/2021 hướng dẫn rõ về lập yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dự án đầu tư có sử dụng đất.
Cụ thể: Thông báo mời quan tâm, yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2021. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm chỉ được nêu các nội dung nhằm mục đích duy nhất là lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm; không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021; trong đó, giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) được xác định theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 47 Nghị định 25/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phụ lục VIIl ban hành kèm theo Thông tư 09/2021.
Đối với dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 25/2020, hồ sơ yêu cầu được lập trên cơ sở chỉnh sửa nội dung mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 25/2020, Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan. Hồ sơ yêu cầu không được quy định nội dung so sánh, xếp hạng nhà đầu tư.
Chỉnh sửa quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ
Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.
Theo đó, căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi gọn là sổ đỏ) theo quy định của pháp luật.
Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ bao gồm: cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, quy định mới tại Thông tư 106/2021 quy định rõ là phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ đối với cấp lần đầu và cấp mới (hiện hành chỉ quy định là cấp).
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.
Nguồn: Dân Việt