Cụ ông 81 tuổi đầu tư bất động sản 20 năm tiết lộ: “Ông làm gì có nhiều tiền đâu, chỉ có 20 cái sổ đỏ thôi”
Mục Lục
20 năm “bén duyên” với lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư 81 tuổi hiện đang có hơn 20 sổ đỏ. Ông được mệnh danh là nhà đầu tư lão luyện trong lĩnh vực nhà phố và biệt thự.
81 tuổi và bộ sưu tập hơn 20 bất động sản
Chưa từng bao giờ đầu tư lỗ, cứ có tiền lại để dành vào đất, nói không với đầu tư vàng, “chuộng” giao dịch dòng sản phẩm nhà phố và biệt thự… đó là câu chuyện của ông P.H.T, một nhà đầu tư 81 tuổi. Hẳn nhiên gặp ông T. khó ai có thể tin rằng, ở độ tuổi ngoài 80, ông lại nhanh nhạy như một nhà đầu tư lão luyện và sành sỏi đến như vậy. Thông tin, giá cả trên thị trường, ông nắm bắt rất nhanh chóng, ngay cả trong bài toán thanh khoản, thời điểm nào chốt hàng và ra hàng hợp lý.
Trong loạt thương vụ đàm phán mua – bán với nhà đầu tư khác hay làm việc với môi giới, giọng ông vẫn sang sảng bàn thảo, trao đổi. Hành trang cho các cuộc giao dịch, hay đơn thuần là những chuyến khảo sát thị trường của ông đơn thuần chỉ là một chiếc điện thoại cũ đen trắng, một chiếc cặp da và chiếc xe máy số. Chỉ vào chiếc cặp da, ông bảo: Đã có những lần, chiếc cặp này đựng tới gần chục tỷ tiền mặt theo ông tới địa điểm giao dịch. Ông chẳng cần ai đi cùng, cứ đi xe máy, khoác chiếc cặp đựng tiền tỷ bên người.
Nhẩm tính lại thời gian “vào nghề”, ông T. cho biết, phải tới khi về hưu một thời gian, đến năm 2002, ông mới bắt đầu kinh doanh bất động sản. Thời đó và đến cả bây giờ, quan điểm của ông là cứ có tiền lại để dành đi mua đất.
Chỉ vào tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, ông T. kể, trước đây, 2 nhà mặt tiền sát nằm ngay ngã ba là của ông và hiện đã được chuyển nhượng. Ông còn từng có 3 căn nhà nằm sau dãy nhà phố mặt đường Nguyễn Hữu Thọ. Và đã có thời, ông là chủ 5 căn nhà phố chỉ để cho thuê làm cửa hàng mỹ phẩm ở khu vực Đại Từ – Đại Kim. Hiện tại, ông giữ lại một căn nhà phố sát mặt đường Nguyễn Hữu Thọ và một số căn nhà phố khác nằm trong khu vực Hoàng Mai.
Ông kể, những năm 2000, các căn nhà phố ở đây chủ yếu giao dịch bằng vàng, trung bình 1,8 cây vàng một căn nhà phố. Đến hiện tại, những căn nhà phố dọc đường Nguyễn Hữu Thọ đã có mức giá từ 15-20 tỷ đồng. Một số căn nhà liền kề, biệt thự trong khu đô thị Tây Nam Linh Đàm cũng vừa được ông chuyển nhượng với giá 8-9 tỷ đồng năm 2019. Những căn liền kề và biệt thự này trước đó chỉ có giá khoảng vài tỷ.
Tại khu đô thị Văn Phú, ông T. sở hữu một căn biệt thự rộng hơn 200m2. Căn biệt thự này hiện được định giá 20 tỷ đồng và trước đó ông chỉ bỏ ra hơn 10 tỷ để trở thành chủ nhân. Ngoài ra, ông còn một căn nhà phố dọc trục đường chính khu đô thị Văn Phú với mức giá gần 15 tỷ đồng.
Ông T. bảo, chưa bao giờ ông đầu tư lỗ, họa chăng là phải để kẹt bất động sản trong một thời gian dài. Ngoài nhà phố, biệt thự, ông cũng từng mạo hiểm với những lô đất không sổ đỏ. Có lô đất hiện đã lời gấp chục lần so với thời điểm mua. Có lô đất hơn 1000m2 đang được ông cho thuê làm nhà xưởng và có lô đất nằm trên đường Nguyễn Xiển, dính vào quy hoạch dự án nhưng đã được ông chuyển nhượng sớm với khoản lời nhỏ.
Quan điểm “bán nhanh, thắng nhanh” và cách huy động vốn đặc biệt
“Ông làm gì có nhiều tiền đâu. Ông chỉ có hơn 20 sổ đỏ thôi”, ông T. cười kể. Trước câu hỏi “làm thế nào để huy động vốn”, ông T. bật mí: “Cách đơn giản nhất là huy động từ rất nhiều nguồn. Tôi có miếng đất cần mua. Tôi hỏi con dâu có bao tiền cho bố vay. Con dâu có 10 triệu, tôi cũng mượn. Tôi hỏi bà giúp việc trong nhà. 7 triệu, tôi cũng vay. Tôi hỏi từng người thân, ai có bao nhiêu cho tôi vay từng đấy. Dồn vào là đã có 200-300 triệu để đi đặt cọc”.
Thông thường, sau khi chuẩn bị chuyển nhượng một bất động sản, ông T. đã lên kế hoạch dự trù vào tiền những khu vực khác. Thậm chí, xác định có căn nhà phố, biệt thự vị trí đẹp, ông đã tính toán bán một lô đất khác để đủ bù đắp vào số vốn cho thương vụ mới.
Ông T. cho rằng, không nên vay tiền ngân hàng đổ vào bất động sản. Bởi, những nhà đầu tư vay tiền ngân hàng mua bất động sản sẽ phải chịu áp lực trải lãi. Họ có xu hướng bán gấp, không thể chờ đợi cơ hội giá bất động sản tăng. Đối với nhà đầu tư không vay tiền ngân hàng như ông, thời gian chờ tăng giá như kỳ vọng rồi chuyển nhượng, bất động sản có thể cho thuê.
Ngoài ra, quan điểm của ông T: “Việc mua bán bất động sản phải diễn ra nhanh chóng. Tôi chỉ bán cho người thiện chí mua. Chênh vài giá không quan trọng bằng mua nhanh, bán nhanh. Có những khách xem rất nhiều lần nhưng không mua song có khách gặp một lần rồi chốt”.
Cũng theo ông T., phải đi nhiều nơi mới dạn dĩ, mới hiểu biết, nắm được rõ về tình hình thị trường. Hiện tại, ông cũng tất bật với thương vụ giao dịch nhà phố, biệt thự. Ông bảo: “Trong dân vẫn còn nhiều người giàu lắm. Thế nên, hiện tại thị trường vẫn sốt như vậy”. Nhà đầu tư này còn tiết lộ, ông chưa có ý định nghỉ hưu trong lĩnh vực bất động sản bởi ông vẫn còn nhiều đam mê đầu tư.
Cụ ông 81 tuổi đầu tư bất động sản 20 năm tiết lộ: “Ông làm gì có nhiều tiền đâu, chỉ có 20 cái sổ đỏ thôi”
Mục Lục
20 năm “bén duyên” với lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư 81 tuổi hiện đang có hơn 20 sổ đỏ. Ông được mệnh danh là nhà đầu tư lão luyện trong lĩnh vực nhà phố và biệt thự.
81 tuổi và bộ sưu tập hơn 20 bất động sản
Chưa từng bao giờ đầu tư lỗ, cứ có tiền lại để dành vào đất, nói không với đầu tư vàng, “chuộng” giao dịch dòng sản phẩm nhà phố và biệt thự… đó là câu chuyện của ông P.H.T, một nhà đầu tư 81 tuổi. Hẳn nhiên gặp ông T. khó ai có thể tin rằng, ở độ tuổi ngoài 80, ông lại nhanh nhạy như một nhà đầu tư lão luyện và sành sỏi đến như vậy. Thông tin, giá cả trên thị trường, ông nắm bắt rất nhanh chóng, ngay cả trong bài toán thanh khoản, thời điểm nào chốt hàng và ra hàng hợp lý.
Trong loạt thương vụ đàm phán mua – bán với nhà đầu tư khác hay làm việc với môi giới, giọng ông vẫn sang sảng bàn thảo, trao đổi. Hành trang cho các cuộc giao dịch, hay đơn thuần là những chuyến khảo sát thị trường của ông đơn thuần chỉ là một chiếc điện thoại cũ đen trắng, một chiếc cặp da và chiếc xe máy số. Chỉ vào chiếc cặp da, ông bảo: Đã có những lần, chiếc cặp này đựng tới gần chục tỷ tiền mặt theo ông tới địa điểm giao dịch. Ông chẳng cần ai đi cùng, cứ đi xe máy, khoác chiếc cặp đựng tiền tỷ bên người.
Nhẩm tính lại thời gian “vào nghề”, ông T. cho biết, phải tới khi về hưu một thời gian, đến năm 2002, ông mới bắt đầu kinh doanh bất động sản. Thời đó và đến cả bây giờ, quan điểm của ông là cứ có tiền lại để dành đi mua đất.
Chỉ vào tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, ông T. kể, trước đây, 2 nhà mặt tiền sát nằm ngay ngã ba là của ông và hiện đã được chuyển nhượng. Ông còn từng có 3 căn nhà nằm sau dãy nhà phố mặt đường Nguyễn Hữu Thọ. Và đã có thời, ông là chủ 5 căn nhà phố chỉ để cho thuê làm cửa hàng mỹ phẩm ở khu vực Đại Từ – Đại Kim. Hiện tại, ông giữ lại một căn nhà phố sát mặt đường Nguyễn Hữu Thọ và một số căn nhà phố khác nằm trong khu vực Hoàng Mai.
Ông kể, những năm 2000, các căn nhà phố ở đây chủ yếu giao dịch bằng vàng, trung bình 1,8 cây vàng một căn nhà phố. Đến hiện tại, những căn nhà phố dọc đường Nguyễn Hữu Thọ đã có mức giá từ 15-20 tỷ đồng. Một số căn nhà liền kề, biệt thự trong khu đô thị Tây Nam Linh Đàm cũng vừa được ông chuyển nhượng với giá 8-9 tỷ đồng năm 2019. Những căn liền kề và biệt thự này trước đó chỉ có giá khoảng vài tỷ.
Tại khu đô thị Văn Phú, ông T. sở hữu một căn biệt thự rộng hơn 200m2. Căn biệt thự này hiện được định giá 20 tỷ đồng và trước đó ông chỉ bỏ ra hơn 10 tỷ để trở thành chủ nhân. Ngoài ra, ông còn một căn nhà phố dọc trục đường chính khu đô thị Văn Phú với mức giá gần 15 tỷ đồng.
Ông T. bảo, chưa bao giờ ông đầu tư lỗ, họa chăng là phải để kẹt bất động sản trong một thời gian dài. Ngoài nhà phố, biệt thự, ông cũng từng mạo hiểm với những lô đất không sổ đỏ. Có lô đất hiện đã lời gấp chục lần so với thời điểm mua. Có lô đất hơn 1000m2 đang được ông cho thuê làm nhà xưởng và có lô đất nằm trên đường Nguyễn Xiển, dính vào quy hoạch dự án nhưng đã được ông chuyển nhượng sớm với khoản lời nhỏ.
Quan điểm “bán nhanh, thắng nhanh” và cách huy động vốn đặc biệt
“Ông làm gì có nhiều tiền đâu. Ông chỉ có hơn 20 sổ đỏ thôi”, ông T. cười kể. Trước câu hỏi “làm thế nào để huy động vốn”, ông T. bật mí: “Cách đơn giản nhất là huy động từ rất nhiều nguồn. Tôi có miếng đất cần mua. Tôi hỏi con dâu có bao tiền cho bố vay. Con dâu có 10 triệu, tôi cũng mượn. Tôi hỏi bà giúp việc trong nhà. 7 triệu, tôi cũng vay. Tôi hỏi từng người thân, ai có bao nhiêu cho tôi vay từng đấy. Dồn vào là đã có 200-300 triệu để đi đặt cọc”.
Thông thường, sau khi chuẩn bị chuyển nhượng một bất động sản, ông T. đã lên kế hoạch dự trù vào tiền những khu vực khác. Thậm chí, xác định có căn nhà phố, biệt thự vị trí đẹp, ông đã tính toán bán một lô đất khác để đủ bù đắp vào số vốn cho thương vụ mới.
Ông T. cho rằng, không nên vay tiền ngân hàng đổ vào bất động sản. Bởi, những nhà đầu tư vay tiền ngân hàng mua bất động sản sẽ phải chịu áp lực trải lãi. Họ có xu hướng bán gấp, không thể chờ đợi cơ hội giá bất động sản tăng. Đối với nhà đầu tư không vay tiền ngân hàng như ông, thời gian chờ tăng giá như kỳ vọng rồi chuyển nhượng, bất động sản có thể cho thuê.
Ngoài ra, quan điểm của ông T: “Việc mua bán bất động sản phải diễn ra nhanh chóng. Tôi chỉ bán cho người thiện chí mua. Chênh vài giá không quan trọng bằng mua nhanh, bán nhanh. Có những khách xem rất nhiều lần nhưng không mua song có khách gặp một lần rồi chốt”.
Cũng theo ông T., phải đi nhiều nơi mới dạn dĩ, mới hiểu biết, nắm được rõ về tình hình thị trường. Hiện tại, ông cũng tất bật với thương vụ giao dịch nhà phố, biệt thự. Ông bảo: “Trong dân vẫn còn nhiều người giàu lắm. Thế nên, hiện tại thị trường vẫn sốt như vậy”. Nhà đầu tư này còn tiết lộ, ông chưa có ý định nghỉ hưu trong lĩnh vực bất động sản bởi ông vẫn còn nhiều đam mê đầu tư.
Nguồn: CafeF