Vật liệu xanh trong xây dựng

Xu hướng phát triển vật liệu xanh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nhằm thay thế các loại vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng dần trở thành xu hướng phát triển bền vững.

Vật liệu xanh là gì?

Vài năm gần đây, từ khóa “vật liệu xanh” đã dần phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Từ cửa hàng bình dân đến các đại lý cấp lớn, từ nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, thế nào là một vật liệu xanh đúng nghĩa thì không  phải ai cũng hiểu đúng nghĩa. Thậm chí, có không ít người cho rằng, vật liệu cứ có bề ngoài màu xanh thì được gọi là “vật liệu xanh”. Trên thực tế, vật liệu xanh chính là những vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi phá dỡ công trình.

Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera
Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera

Cụ thể, vật liệu xanh phải đảm bảo các điều kiện: không độc hại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, độc hại của môi trường bên ngoài tới không gian trong phòng như cách âm, cách nhiệt, vòng đời sử dụng lâu dài và có thể tái chế sau khi sử dụng.

Nhờ khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ khâu sản xuất cho đến quá trình sử dụng. Vật liệu xanh trong các công trình đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng.

Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường không chỉ được các kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm mà còn nhận được sự khuyến khích của Nhà nước, Bộ Xây dựng và nhận thức thấu đáo hơn từ người tiêu dùng thông thái.

Nói như ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhờ việc sử dụng vật liệu xanh, các công trình xanh đem lại những giá trị to lớn cho nhà đầu tư, người sử dụng và cả môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội.

Khi một công trình đáp ứng các tiêu chí quan trọng của công trình xanh, trong đó có sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, các cư dân sẽ được thụ hưởng những lợi ích như: tăng 3 – 5% năng suất lao động; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm 30 – 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 – 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.

Mặt khác, các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị, giúp giảm thiểu tác động xã hội. Tạo lập môi trường sống bền vững, thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc, quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch.

Giá trị của “người tiên phong”

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu xanh trong vòng 10 năm trở lại đây tăng trưởng nhanh. Tốc độ đầu tư ở các nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ốp lát, kính…. từng bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt sánh ngang chất lượng với các nước phát triển trên thế giới.

Công trình được xây bằng gạch hass – Vật liệu xanh
Công trình được xây bằng gạch hass – Vật liệu xanh

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường đã có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước thay vì phải nhập khẩu như trước. Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, những thương hiệu “nội địa” bắt đầu lớn mạnh không ngừng, trưởng thành chuyên nghiệp và thể hiện sự vượt trội. Họ đã tạo ra nhiều thay đổi cũng như những xu hướng mới, dẫn dắt sự phát triển của thị trường.

Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước còn thể hiện ở năng lực tài chính mạnh mẽ và sự nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ trong các khâu sản xuất. Theo đó, sự xuất hiện của những doanh nghiệp “đầu đàn” trong nước là điều cần thiết để góp phần chuyển biến thị trường ngày càng chuyên nghiệp, với những sản phẩm có giá trị, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng cũng như môi trường xung quanh.

Những vật liệu xanh an toàn, bền vững trong xây dựng

  1. Xốp cách nhiệt XPS

Tấm XPS hay còn được gọi là tấm xốp cách nhiệt, với độ bền cơ học cao nhờ tính ổn định trong cấu trúc vật lý, có tác dụng ngăn nước, chống ẩm, khả năng cách âm, cách nhiệt đặc biệt,…

Chất liệu Polystyrene để làm tấm XPS rất an toàn với người dùng và đặc biệt thân thiện với môi trường. Vật liệu này không mang lại chất độc nguy hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc và ăn mòn lại có thể tái sử dụng.

  1. Gạch không nung

Gạch không nung hay gạch bê tông bùn là vật liệu xanh thân thiện với môi trường và rất được ưa chuộng trong các công trình dân dụng. Loại gạch này không cần trải qua giai đoạn dùng than củi để đốt, do vậy tiết kiệm được nguồn nhiên liệu khá lớn, hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng như không gây hại đến môi trường.

Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỉ trọng sử dụng lên tới 21% tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.

Xu hướng sử dụng vật liệu xanh an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm

  1. Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái được sản xuất từ các sợi hữu cơ và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ vậy mà nó khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, rất phù hợp với các công trình ven biển. Ngoài ra, tấm lợp còn có khả năng chống nóng, cách âm tốt và giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao.

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm
Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm
  1. Đá chẻ

Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu lực cao, nhiều màu sắc, vân đá tự nhiên, đá chẻ mang đến cho công trình độ bền vĩnh cửu và vẻ đẹp sang trọng tinh tế. Bên cạnh đó, đá chẻ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên ít gây tác động tới môi trường.

  1. Bê tông nhẹ

Dù có giá thành cao hơn gạch thông thường nhưng bù lại, bê tông nhẹ sẽ giúp bạn giảm chi phí làm nền móng, vữa trát và còn là vật liệu xanh được khuyến khích sử dụng vì quá trình sản xuất ít phát thải ra môi trường.

  1. Sơn sinh thái

Sơn sinh thái là một trong những loại vật liệu xanh mà bạn không nên bỏ lỡ bởi nó đã được loại bỏ tạp chất độc hại, không có chì, thủy ngân cũng như chất hữu cơ độc hại VOC. Đặc biệt, nó có thể hấp thụ được mùi hôi, CO2, chống cháy và ăn mòn, chống lại các tầng sóng có hại như sóng điện tử, bảo vệ sức khỏe cho con người.

  1. Kiện rơm

Kiện rơm là vật liệu xanh được sử dụng nhiều ở các nông trại bởi tính sẵn có cũng như khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Đồng thời, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi sản xuất, rơm được ép chặt nên không khí không thể lọt qua nên bạn không cần lo lắng về vấn đề cháy nổ.

Nguồn: Baodautu

__________________________________________________________________________________________

Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:

  1. Mua bán chuyển nhượng chung cư, nhà đất , đất đai (quy trình, thủ tục, chi phí)
  2. Sang tên sổ đỏ nhà – đất
  3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  4. Thừa kế nhà – đất
  5. Xin phép xây dựng

Và một số dịch vụ pháp lý khác.

CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS

Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM

  • Hotline: 08.1234.1186
  • Mail: hotro@2cs.vn
  • Địa chỉ: 117 Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q. 7, TP.HCM. Chỉ đường
  • Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường

Xem thêm:

Mục Lục