Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03), đề nghị truy tố về ba tội: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Đưa hối lộ.
Việc điều tra sai phạm liên quan Vạn Thịnh Phát và SCB đã khép lại sau 13 tháng điều tra.
86 người liên quan và 1.000 doanh nghiệp (gồm các công ty con, công ty “ma”, công ty thành viên trong và ngoài nước có liên quan chặt chẽ với nhau): trong 86 người bị đề nghị truy tố có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB, 8 người của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 12 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước, 3 Thanh tra Chính phủ, một người của Kiểm toán Nhà nước.
1.066.000 tỷ đồng SCB giải ngân cho nhóm của bà Lan được ước tính chiếm khoảng 22,6% so với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng).
Ngoài con số “khủng” trên, tập đoàn này còn sở hữu nhiều bất động sản giá trị “khủng” ở TP.HCM phải kể đến như:
1/ Tòa nhà Time Square
Tòa nhà Time Square là dự án duy nhất của Vạn Thịnh Phát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) do tập đoàn này trực tiếp đầu tư đã hoàn thiện, đưa vào khai thác. Tòa nhà nằm ở 2 mặt tiền đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ.
Tòa nhà Time Square với khách sạn 6 sao đầu tiên ở TP.HCM từng được kênh CNN bình chọn là khách sạn mới hoành tráng nhất năm 2015.
Gần 1 km phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP.HCM đến Bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á.
Vị trí Tòa nhà Time Square.
6 đại gia sở hữu đất vàng Nguyễn Huệ: Ngoài Vạn Thịnh Phát, 5 đại gia khác là Satra, Saigontourist, Sunwah, BIDV, Tài Nguyên đang sở hữu nhiều đất vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) nhất. Tập đoàn gia đình của bà Trương Mỹ Lan đang có 5 dự án trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiếm gần 1/3 diện tích các dự án trên con đường đắt đỏ bậc nhất này.
2/ Khu đất tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế
Đối diện tòa nhà Times Square là khu đất tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế cũng năm trong “giỏ hàng” của Vạn Thịnh Phát.
Khu đất này được giao theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Khu tứ giác 4 mặt tiền này có diện tích 1,31 ha hiện chưa triển khai giải phóng mặt bằng.
Vị trí khu đất tứ giác vàng.
3/ Trung tâm thương mại Vincom A (Union Square)
Một dự án nổi bật trên tuyến đường đắt đỏ này là Trung tâm thương mại Vincom A. Sau khi bị thâu tóm, dự án đổi tên thành Union Square.
Union Square nằm ngay đầu phố Nguyễn Huệ, giáp 4 mặt tiền đường và gần kề với trụ sở UBND TP.HCM. Tòa nhà này bị thâu tóm chỉ 2 năm sau khi khánh thành. Vạn Thịnh Phát được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông của ngân hàng Sài Gòn (SCB) và tập đoàn VIPD, đơn vị đã bỏ ra số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng để mua lại dự án trên.
Từ một trung tâm sầm uất bậc nhất thành phố, tòa nhà này 4 năm nay đóng cửa sửa chữa phần lớn diện tích, chỉ còn vài thương hiệu thời trang nổi tiếng trụ lại.
Thông tin cho biết Vạn Thịnh Phát đang điều chỉnh thiết kế, muốn biến Union Square thành khách sạn 6 sao. Ban đầu, dự kiến khách sạn sẽ hoạt động vào cuối năm 2016, nhưng một đại diện của tập đoàn này cho biết do mất thời gian điều chỉnh lại quy hoạch nên vẫn chưa có thời điểm khai trương.
Vị trí dự án Times Square.
Times Square và Union Square được cho là 2 công trình sang trọng bậc nhất Sài Gòn của gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan.
Vị trí các dự án của Vạn Thịnh Phát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
4/ Tháp SJC
Ngay trung tâm quận 1, tập đoàn này còn một dự án tháp có vị trí đắc địa khác là tháp SJC, tọa lạc tại khu tứ giác giới hạn với 4 tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực.
Tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan thâu tóm và khởi công dự án cuối năm 2016. Tuy nhiên, khu đất ngay sau đó biến thành bãi giữ xe. Hiện bãi giữ xe đã đóng cửa, hàng rào vây kín nhưng bên trong vẫn chưa có hoạt động thi công.
Vị trí dự án tháp SJC ngay trung tâm quận 1.
5/ Thuận Kiều Plaza (The Garden Mall)
Một dự án ồn ào khác là Thuận Kiều Plaza do Công ty CP đầu tư An Đông – thành viên của Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2015 và được cho là đang hồi sinh sau gần 20 năm “chết đứng”.
Khi mới thâu tóm, nhiều thông tin cho rằng Vạn Thịnh Phát sẽ đập bỏ các tòa nhà và xây dự án mới. Thực tế, chủ đầu tư mới chỉ “đổi áo” 3 tòa tháp từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, sửa chữa lại phần trung tâm thương mại bên dưới. Hiện toàn bộ khu căn hộ chưa có thông tin mở bán.
Cái tên Thuận Kiều Plaza cũng biến mất khi tòa nhà này được đặt tên mới là The Garden Mall.
Vị trí Thuận Kiều Plaza nằm tại khu vực sầm uất của quận 5.
6/ Biệt thự cổ từ thời Pháp (trung tâm Quận 3)
Năm 2015, tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở trung tâm quận 3. Căn biệt thự xây dựng trên khu đất 2.819,5 m2, nằm ở giao lộ Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Diệu.
Hai năm từ ngày chi 35 triệu USD mua lại căn biệt thự cổ, chưa thấy tập đoàn này có kế hoạch khai thác gì. Xung quanh căn nhà vẫn kín cổng cao tường, có một số bảo vệ canh gác bên trong khuôn viên.
Căn biệt thự cổ tập đoàn Vạn Thịnh Phát chi 700 tỷ sở hữu nằm tại giao lộ 3 tuyến đường ở trung tâm quận 3.
Vị trí căn biệt thự cổ.
7/ Saigon Peninsula (Mũi Đèn Đỏ – Quận 7)
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” trung tâm thành phố, tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD (phường Phú Thuận, quận 7), với tổng diện tích 118 ha bao gồm công viên đa chức năng, bến du thuyền quốc tế, văn phòng, khu biệt thự, căn hộ, khách sạn…
Chủ đầu tư công bố dự án được triển khai với các hạng mục xây dựng bờ kè xung quanh khu vực giáp sông Nhà Bè và sông Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau gần một năm tổ chức thi công rầm rộ, khu đất này vẫn chưa có gì thay đổi, hoạt động xây dựng bị ngưng hoàn toàn. Khu đất thường được gọi là Mũi Đèn Đỏ này hiện bên trong như một khu rừng, đàn heo lên tới hàng chục con kiếm ăn giữa công trình đang “án binh bất động”.
Dự án 6 tỷ USD của Vạn Thịnh Phát hợp tác đầu tư tại Mũi Đèn Đỏ, quận 7, TP.HCM sau một thời gian thi công, đến nay cây cỏ um tùm, gia súc đi lại từng đàn.
Vị trí dự án được công bố đầu tư 6 tỷ USD của vạn Thịnh Phát.
Tổng hợp Lê Quân, Báo điện tử,…
2Cs.vn
Đừng quên truy cập 2Cs mỗi ngày để đón đọc những tin tức về thị trường mới nhất và những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán bất động sản nhé cả nhà!
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ: + Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản + Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên… + Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất + Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM Hotline: 0989 888 197 Mail: hotro@2cs.vn Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Top 7 dự án ‘khủng’ của Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn
Mục Lục
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03), đề nghị truy tố về ba tội: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Đưa hối lộ.
Việc điều tra sai phạm liên quan Vạn Thịnh Phát và SCB đã khép lại sau 13 tháng điều tra.
86 người liên quan và 1.000 doanh nghiệp (gồm các công ty con, công ty “ma”, công ty thành viên trong và ngoài nước có liên quan chặt chẽ với nhau): trong 86 người bị đề nghị truy tố có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB, 8 người của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 12 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước, 3 Thanh tra Chính phủ, một người của Kiểm toán Nhà nước.
1.066.000 tỷ đồng SCB giải ngân cho nhóm của bà Lan được ước tính chiếm khoảng 22,6% so với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng).
Ngoài con số “khủng” trên, tập đoàn này còn sở hữu nhiều bất động sản giá trị “khủng” ở TP.HCM phải kể đến như:
1/ Tòa nhà Time Square
Tòa nhà Time Square là dự án duy nhất của Vạn Thịnh Phát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) do tập đoàn này trực tiếp đầu tư đã hoàn thiện, đưa vào khai thác. Tòa nhà nằm ở 2 mặt tiền đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ.
Tòa nhà Time Square với khách sạn 6 sao đầu tiên ở TP.HCM từng được kênh CNN bình chọn là khách sạn mới hoành tráng nhất năm 2015.
Gần 1 km phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP.HCM đến Bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á.
Vị trí Tòa nhà Time Square.
6 đại gia sở hữu đất vàng Nguyễn Huệ: Ngoài Vạn Thịnh Phát, 5 đại gia khác là Satra, Saigontourist, Sunwah, BIDV, Tài Nguyên đang sở hữu nhiều đất vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) nhất. Tập đoàn gia đình của bà Trương Mỹ Lan đang có 5 dự án trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiếm gần 1/3 diện tích các dự án trên con đường đắt đỏ bậc nhất này.
2/ Khu đất tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế
Đối diện tòa nhà Times Square là khu đất tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế cũng năm trong “giỏ hàng” của Vạn Thịnh Phát.
Khu đất này được giao theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát. Khu tứ giác 4 mặt tiền này có diện tích 1,31 ha hiện chưa triển khai giải phóng mặt bằng.
Vị trí khu đất tứ giác vàng.
3/ Trung tâm thương mại Vincom A (Union Square)
Một dự án nổi bật trên tuyến đường đắt đỏ này là Trung tâm thương mại Vincom A. Sau khi bị thâu tóm, dự án đổi tên thành Union Square.
Union Square nằm ngay đầu phố Nguyễn Huệ, giáp 4 mặt tiền đường và gần kề với trụ sở UBND TP.HCM. Tòa nhà này bị thâu tóm chỉ 2 năm sau khi khánh thành. Vạn Thịnh Phát được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông của ngân hàng Sài Gòn (SCB) và tập đoàn VIPD, đơn vị đã bỏ ra số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng để mua lại dự án trên.
Từ một trung tâm sầm uất bậc nhất thành phố, tòa nhà này 4 năm nay đóng cửa sửa chữa phần lớn diện tích, chỉ còn vài thương hiệu thời trang nổi tiếng trụ lại.
Thông tin cho biết Vạn Thịnh Phát đang điều chỉnh thiết kế, muốn biến Union Square thành khách sạn 6 sao. Ban đầu, dự kiến khách sạn sẽ hoạt động vào cuối năm 2016, nhưng một đại diện của tập đoàn này cho biết do mất thời gian điều chỉnh lại quy hoạch nên vẫn chưa có thời điểm khai trương.
Vị trí dự án Times Square.
Times Square và Union Square được cho là 2 công trình sang trọng bậc nhất Sài Gòn của gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan.
Vị trí các dự án của Vạn Thịnh Phát trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
4/ Tháp SJC
Ngay trung tâm quận 1, tập đoàn này còn một dự án tháp có vị trí đắc địa khác là tháp SJC, tọa lạc tại khu tứ giác giới hạn với 4 tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực.
Tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan thâu tóm và khởi công dự án cuối năm 2016. Tuy nhiên, khu đất ngay sau đó biến thành bãi giữ xe. Hiện bãi giữ xe đã đóng cửa, hàng rào vây kín nhưng bên trong vẫn chưa có hoạt động thi công.
Vị trí dự án tháp SJC ngay trung tâm quận 1.
5/ Thuận Kiều Plaza (The Garden Mall)
Một dự án ồn ào khác là Thuận Kiều Plaza do Công ty CP đầu tư An Đông – thành viên của Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2015 và được cho là đang hồi sinh sau gần 20 năm “chết đứng”.
Khi mới thâu tóm, nhiều thông tin cho rằng Vạn Thịnh Phát sẽ đập bỏ các tòa nhà và xây dự án mới. Thực tế, chủ đầu tư mới chỉ “đổi áo” 3 tòa tháp từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, sửa chữa lại phần trung tâm thương mại bên dưới. Hiện toàn bộ khu căn hộ chưa có thông tin mở bán.
Cái tên Thuận Kiều Plaza cũng biến mất khi tòa nhà này được đặt tên mới là The Garden Mall.
Vị trí Thuận Kiều Plaza nằm tại khu vực sầm uất của quận 5.
6/ Biệt thự cổ từ thời Pháp (trung tâm Quận 3)
Năm 2015, tập đoàn của đại gia Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở trung tâm quận 3. Căn biệt thự xây dựng trên khu đất 2.819,5 m2, nằm ở giao lộ Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Diệu.
Hai năm từ ngày chi 35 triệu USD mua lại căn biệt thự cổ, chưa thấy tập đoàn này có kế hoạch khai thác gì. Xung quanh căn nhà vẫn kín cổng cao tường, có một số bảo vệ canh gác bên trong khuôn viên.
Căn biệt thự cổ tập đoàn Vạn Thịnh Phát chi 700 tỷ sở hữu nằm tại giao lộ 3 tuyến đường ở trung tâm quận 3.
Vị trí căn biệt thự cổ.
7/ Saigon Peninsula (Mũi Đèn Đỏ – Quận 7)
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” trung tâm thành phố, tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD (phường Phú Thuận, quận 7), với tổng diện tích 118 ha bao gồm công viên đa chức năng, bến du thuyền quốc tế, văn phòng, khu biệt thự, căn hộ, khách sạn…
Chủ đầu tư công bố dự án được triển khai với các hạng mục xây dựng bờ kè xung quanh khu vực giáp sông Nhà Bè và sông Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau gần một năm tổ chức thi công rầm rộ, khu đất này vẫn chưa có gì thay đổi, hoạt động xây dựng bị ngưng hoàn toàn. Khu đất thường được gọi là Mũi Đèn Đỏ này hiện bên trong như một khu rừng, đàn heo lên tới hàng chục con kiếm ăn giữa công trình đang “án binh bất động”.
Dự án 6 tỷ USD của Vạn Thịnh Phát hợp tác đầu tư tại Mũi Đèn Đỏ, quận 7, TP.HCM sau một thời gian thi công, đến nay cây cỏ um tùm, gia súc đi lại từng đàn.
Vị trí dự án được công bố đầu tư 6 tỷ USD của vạn Thịnh Phát.
Tổng hợp Lê Quân, Báo điện tử,…
2Cs.vn
Đừng quên truy cập 2Cs mỗi ngày để đón đọc những tin tức về thị trường mới nhất và những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán bất động sản nhé cả nhà!
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Tải app 2Cs ngay:
+ Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.realestate2cs
+ iOS: https://apps.apple.com/vn/app/2cs-vn-real-estate/id6443562549
Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin bất động sản: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ
Ứng dụng 2Cs.vn – nơi đăng tin mua – bán thuê – cho thuê bất động sản dễ dàng với nhiều tiện ích trên điện thoại di động. Tải app và tạo tài khoản ngay để nhận 30 tin đăng miễn phí. Dành cho hệ điều hành iOS và Android:
Theo dõi các kênh khác của 2Cs:
Liên hệ admin để được hỗ trợ: 0377907197 (zalo/viber)