Cái giá phải trả của việc kìm chế lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại xuống mức thấp của những năm 1990. Đây là cái giá mà ông Tập Cận Bình dường như sẵn sàng trả để giảm bớt phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.
Theo Bloomberg, Bắc Kinh sẽ còn siết chặt lĩnh vực bất động sản trong năm tới hoặc kéo dài lâu hơn. Các định chế tài chính như Goldman Sachs, Nomura Holding hay Barclays Plc đều cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 xuống dưới 5%.
Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sự sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa nhu cầu hàng hóa đối với các nước như Australia, Indonesia sẽ giảm và người Trung Quốc sẽ tiêu dùng chậm lại. Trung Quốc là thị trường quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia từ Apple đến Volkswagen AG.
Các chuyên gia kinh tế cũng đang dần nhận ra chính phủ Trung Quốc đã thực sự nghiêm túc khi tuyên bố không sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích kinh tế trong năm nay như họ đã làm trong những đợt suy thoái trước đây. Các quan chức nước này nói rằng nguồn cung nhà ở dư thừa là một mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế và họ muốn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghệ cao hơn là xây căn hộ.
Ông Chen Long, chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn Plenum có trụ sở tại Bắc Kinh nói rằng, ông Tập đang cho rằng lĩnh vực bất động sản đã phình quá to nên ông sẽ tham gia vào việc hoạch định các chính sách cho lĩnh vực này, vì vậy các bộ sẽ không dám nới lỏng chính sách mà không được chấp thuận.
Ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura, dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại, từ mức 7,1% năm nay xuống 4,3% vào năm tới. Theo ông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh một số tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn.
Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng yếu là một lực cản khác đối với nền kinh tế Trung Quốc khi nước này mạnh tay với các đợt bùng phát dịch Covid-19 và thực hiện biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt khiến chi tiêu suy yếu và buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa.
“Trong trường hợp chính sách zero Covid-19 của Trung Quốc kéo dài lâu hơn hoặc suy thoái bất động sản sâu sắc hơn thì tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm xuống 4%”, ông Tao Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS AG cho biết.
Bất động sản là một dấu hỏi lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc do quy mô khổng lồ của nó, với hơn 900 triệu m2 căn hộ được xây dựng mỗi năm.
Các nhà kinh tế ước tính rằng, khoản đầu tư đó cùng với sản lượng của các lĩnh vực liên quan như thép, xi măng, chiếm đâu đó khoảng 20% đến 25% GDP Trung Quốc. Do đó, bất kỳ sự suy thoái nào của thị trường này cũng có thể để lại khoảng trống đối với nền kinh tế mà sự phát triển của các lĩnh vực khác không dễ dàng gì bù đắp.
Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group, cho rằng: “Sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc là một cơn gió mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu bởi nó có thể sẽ là cơn gió lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới”.
Hoạt động xây dựng bất động sản đã hỗ trợ sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch, nhưng lĩnh vực này đã thu hẹp kể từ mùa hè năm nay sau khi Bắc Kinh siết hoạt động cho vay thế chấp khiến các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande nằm bên bờ vực phá sản.
Sự sụt giảm mạnh nhất nằm ở phân khúc nhà mới khởi công, phần thâm dụng thép nhiều nhất, với hơn 33% so với cùng kỳ tháng 10.
Các nhà phát triển bất động sản huy động phần lớn tài chính từ việc bán nhà trả trước. Song quy định thắt chặt vay thế chấp cùng với tâm lý bi quan về thị trường nhà đất gia tăng khiến cho doanh số bán nhà giảm mạnh.
Giới chuyên gia cho rằng, lượng nhà mới sẽ giảm khoảng 10% trong năm tới. Nhưng vì Bắc Kinh lo ngại về những bất ổn xã hội nếu các nhà phát triển bất động sản không thể hoàn thành các dự án đã bán, do đó các quan chức đang cố gắng đảm bảo các dự án này được hoàn thành. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào bất động sản nói chung có thể tăng trong năm tới ngay cả khi doanh số bán nhà và số lượng nhà mới sụt giảm.
Morgan Stanley dự kiến tăng trưởng đầu tư bất động sản của Trung Quốc sẽ ở mức 2% trong năm tới, giảm mạnh so với mức 8% trước đại dịch. UBS bi quan hơn khi dự đoán lĩnh vực này sẽ giảm 5%. Thậm chí Goldman Sachs còn dự báo suy thoái trên thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ kéo dài đến năm 2025.
Cái giá phải trả của việc kìm chế lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại xuống mức thấp của những năm 1990. Đây là cái giá mà ông Tập Cận Bình dường như sẵn sàng trả để giảm bớt phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.
Theo Bloomberg, Bắc Kinh sẽ còn siết chặt lĩnh vực bất động sản trong năm tới hoặc kéo dài lâu hơn. Các định chế tài chính như Goldman Sachs, Nomura Holding hay Barclays Plc đều cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 xuống dưới 5%.
Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sự sụt giảm của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa nhu cầu hàng hóa đối với các nước như Australia, Indonesia sẽ giảm và người Trung Quốc sẽ tiêu dùng chậm lại. Trung Quốc là thị trường quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia từ Apple đến Volkswagen AG.
Các chuyên gia kinh tế cũng đang dần nhận ra chính phủ Trung Quốc đã thực sự nghiêm túc khi tuyên bố không sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích kinh tế trong năm nay như họ đã làm trong những đợt suy thoái trước đây. Các quan chức nước này nói rằng nguồn cung nhà ở dư thừa là một mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế và họ muốn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghệ cao hơn là xây căn hộ.
Ông Chen Long, chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn Plenum có trụ sở tại Bắc Kinh nói rằng, ông Tập đang cho rằng lĩnh vực bất động sản đã phình quá to nên ông sẽ tham gia vào việc hoạch định các chính sách cho lĩnh vực này, vì vậy các bộ sẽ không dám nới lỏng chính sách mà không được chấp thuận.
Ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế trưởng tại Nomura, dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại, từ mức 7,1% năm nay xuống 4,3% vào năm tới. Theo ông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh một số tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn.
Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng yếu là một lực cản khác đối với nền kinh tế Trung Quốc khi nước này mạnh tay với các đợt bùng phát dịch Covid-19 và thực hiện biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt khiến chi tiêu suy yếu và buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa.
“Trong trường hợp chính sách zero Covid-19 của Trung Quốc kéo dài lâu hơn hoặc suy thoái bất động sản sâu sắc hơn thì tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm xuống 4%”, ông Tao Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS AG cho biết.
Bất động sản là một dấu hỏi lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc do quy mô khổng lồ của nó, với hơn 900 triệu m2 căn hộ được xây dựng mỗi năm.
Các nhà kinh tế ước tính rằng, khoản đầu tư đó cùng với sản lượng của các lĩnh vực liên quan như thép, xi măng, chiếm đâu đó khoảng 20% đến 25% GDP Trung Quốc. Do đó, bất kỳ sự suy thoái nào của thị trường này cũng có thể để lại khoảng trống đối với nền kinh tế mà sự phát triển của các lĩnh vực khác không dễ dàng gì bù đắp.
Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Group, cho rằng: “Sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc là một cơn gió mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu bởi nó có thể sẽ là cơn gió lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới”.
Hoạt động xây dựng bất động sản đã hỗ trợ sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch, nhưng lĩnh vực này đã thu hẹp kể từ mùa hè năm nay sau khi Bắc Kinh siết hoạt động cho vay thế chấp khiến các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande nằm bên bờ vực phá sản.
Sự sụt giảm mạnh nhất nằm ở phân khúc nhà mới khởi công, phần thâm dụng thép nhiều nhất, với hơn 33% so với cùng kỳ tháng 10.
Các nhà phát triển bất động sản huy động phần lớn tài chính từ việc bán nhà trả trước. Song quy định thắt chặt vay thế chấp cùng với tâm lý bi quan về thị trường nhà đất gia tăng khiến cho doanh số bán nhà giảm mạnh.
Giới chuyên gia cho rằng, lượng nhà mới sẽ giảm khoảng 10% trong năm tới. Nhưng vì Bắc Kinh lo ngại về những bất ổn xã hội nếu các nhà phát triển bất động sản không thể hoàn thành các dự án đã bán, do đó các quan chức đang cố gắng đảm bảo các dự án này được hoàn thành. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào bất động sản nói chung có thể tăng trong năm tới ngay cả khi doanh số bán nhà và số lượng nhà mới sụt giảm.
Morgan Stanley dự kiến tăng trưởng đầu tư bất động sản của Trung Quốc sẽ ở mức 2% trong năm tới, giảm mạnh so với mức 8% trước đại dịch. UBS bi quan hơn khi dự đoán lĩnh vực này sẽ giảm 5%. Thậm chí Goldman Sachs còn dự báo suy thoái trên thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ kéo dài đến năm 2025.
Nguồn: Dân trí