Nhìn lại những “điểm nóng” của thị trường bất động sản trong năm 2022
Nguồn cung căn hộ thấp kỷ lục, tín dụng thắt chặt, doanh nghiệp khan hiếm dòng tiền, trái phiếu đến hạn, nhiều nhà đầu tư cắt lỗ…. là những biến động đáng chú ý trong lĩnh vực bất động sản trong năm 2022.
Trong năm 2022, thị trường bất động sản lên xuống thất thường, đầu năm sôi động nhưng đến giữa và cuối năm lại đìu hiu, khó khăn. Ngoài ra, đây cũng là năm đáng chú ý về sửa đổi hành lang pháp lý cho đất đai. Cùng nhìn lại những sự kiện đầy biến động của thị trường bất động sản trong năm 2022 trong bài viết dưới đây nhé.
Vụ việc bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong những tháng đầu năm 2022. Công ty TNHH đầu tư Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 với giá 24.500 tỉ đồng, gấp 8,3 lần giá chào, đưa đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỉ đồng/ m2.
Tuy nhiên, ngày 11/1/2022, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có tâm thư xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất đã trúng thầu trước đó. Sau Tân Hoàng Minh, 3 doanh nghiệp còn lại đều bỏ cọc sau nhiều lần cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá.
Sau Tân Hoàng Minh, lần lượt, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô đất 3-9, diện tích 5.009 m2 với giá 5.026 tỉ đồng, Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8, có diện tích 8.500 m2 với mức 4.000 tỉ đồng, Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5, có diện tích 6.446 m2 với mức 3.820 tỉ đồng đều bỏ cọc mặc dù không ít lần cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá.
Đầu năm thì nóng vấn đề bỏ cọc, cuối năm lại chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản chạy đua để mua lại các lô trái phiếu đã phát hành dù nhiều đợt phát hành vừa được thực hiện.
Công ty cổ phần Sunshine Homes vừa thông báo mua lại trái phiếu trước hạn với quy mô 500 tỉ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đã có nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị hơn 1.150 tỉ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản chạy đua để mua lại các lô trái phiếu đã phát hành dù nhiều đợt phát hành vừa được thực hiện.
Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land cũng bắt đầu mua lại trước hạn toàn bộ 4 triệu trái phiếu đã phát hành. Dự kiến trong 30 ngày, Hưng Thịnh Land sẽ hoàn thành mua lại các lô trái phiếu có giá trị 400 tỉ đồng này.
Từ cuối tháng 10 đến nay, Công ty bất động sản Phát Đạt cũng đã mua lại trước hạn 338,7 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Hiện số dư nợ trái phiếu của Phát Đạt đã giảm xuống còn 2.500 tỉ đồng.
Nhiều ông lớn vướng vào lao lý
2 cú sốc lớn trong lĩnh vực bất động sản trong năm 2022 có thể kể đến là việc lãnh đạo một số doanh nghiệp bị bắt tạm giam, truy tố để điều tra.
FiinRating cho biết trong bối cảnh phát hành mới gần như đóng băng, thị trường tiếp tục chứng kiến hoạt động mua lại gia tăng trong tháng 10. Điều này làm cho dư nợ trái phiếu nội địa giảm hơn 15.800 tỉ đồng trong tháng 10, với giá trị mua lại và đáo hạn lần lượt là 5.810 và 10.230 tỉ đồng.
Có thể kể đến như thời điểm tháng 3/2022 Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc “thao túng” và “che giấu thông tin chứng khoán”. Cùng với ông Quyết, nhiều cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty cũng đang bị điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” trong sai phạm xảy ra ngày 10/1.
Thời điểm tháng 4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và sáu bị can đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng.
Ngoài ra, đầu tháng 10/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đồng thời C03 khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Hồ Bửu Phương, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong khoảng thời gian 2018 – 2019.
Đánh thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ, bỏ hoang nhà đất
Đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai của TP.HCM mới đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo Tờ trình gửi Chính phủ của TP.HCM, việc đánh thuế giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.
Thực tế, đây không phải là lần đầu việc đánh thuế bất động sản thứ hai được đưa ra thảo luận. Câu chuyện đánh thuế căn nhà từ thứ hai trở đi đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Cách đây 5 năm, Chính phủ cũng từng đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP.HCM, nhưng sau đó không được thông qua.
Theo quyết định phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Bộ Tài chính, cơ quan này lên kế hoạch trong năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét và năm 2024 ban hành luật thuế liên quan đến tài sản. Sau khi Quốc hội ban hành luật này, năm 2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thuế liên quan đến tài sản.
Đề xuất quy định thời hạn sở hữu chung cư gây tranh cãi
Năm 2022, dư luận khá ồn ào về đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. Với thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án: Hoặc bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà xác định theo thời hạn sử dụng của công trình; Hoặc giữ nguyên thời hạn sử dụng như quy định hiện nay – tức không quy định niên hạn.
Phương án 1, thực tế giống quan điểm mà Bộ đưa ra vào tháng 6/2022. Câu chuyện tranh cãi về thời hạn sử dụng chung cư 50 – 70 năm trong năm 2022 cũng là nội dung thuộc phương án này. Ở bản dự thảo lần hai, điểm mới chính là việc bổ sung điều khoản “Thời hạn sở hữu nhà chung cư” cho phương án 1.
Bộ Xây dựng đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư áp dụng với chung cư thương mại, chung cư xã hội, tái định cư, chung cư công vụ. Thời hạn sở hữu nhà được xác định theo của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế đã thẩm định, và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng.
Khi thẩm định hồ sơ thiết kế, cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ thời hạn sử dụng chung cư. Thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ.
Tuy nhiên, với các nhà chung cư được cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn giấy phép xây dựng) trước ngày Luật này có hiệu lực, người dân được sở hữu không thời hạn như quy định cũ.
Trình Quốc hội dự án Luật Đất đai sửa đổi
Ngày 1/11/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã trình Quốc hội dự Luật Đất đai sửa đổi. Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Hàng loạt vấn đề được Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung để giải quyết các bất cập phát sinh trong thực tiễn và thể chế hóa các chính sách quản lý, sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Trong đó, ba nội dung được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế đặc biệt quan tâm gồm quy định về thu hồi, trưng dụng đất, xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thành lập tổ công tác gỡ khó cho bất động sản
Ngày 17/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, tổ công tác sẽ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là tổ phó.
Thành viên của tổ công tác gồm, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, tổ công tác tổng hợp, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ công tác cũng cần tổng hợp, tham mưu Thủ tướng báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan…
Đăng Khôi – Vnbusiness
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ: + Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản + Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên… + Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất + Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM Hotline: 0989 888 197 Mail: hotro@2cs.vn Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Nhìn lại những “điểm nóng” của thị trường bất động sản trong năm 2022
Nguồn cung căn hộ thấp kỷ lục, tín dụng thắt chặt, doanh nghiệp khan hiếm dòng tiền, trái phiếu đến hạn, nhiều nhà đầu tư cắt lỗ…. là những biến động đáng chú ý trong lĩnh vực bất động sản trong năm 2022.
Trong năm 2022, thị trường bất động sản lên xuống thất thường, đầu năm sôi động nhưng đến giữa và cuối năm lại đìu hiu, khó khăn. Ngoài ra, đây cũng là năm đáng chú ý về sửa đổi hành lang pháp lý cho đất đai. Cùng nhìn lại những sự kiện đầy biến động của thị trường bất động sản trong năm 2022 trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
“Nóng” vấn đề bỏ cọc và trái phiếu doanh nghiệp
Vụ việc bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong những tháng đầu năm 2022. Công ty TNHH đầu tư Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12 với giá 24.500 tỉ đồng, gấp 8,3 lần giá chào, đưa đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỉ đồng/ m2.
Tuy nhiên, ngày 11/1/2022, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có tâm thư xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất đã trúng thầu trước đó. Sau Tân Hoàng Minh, 3 doanh nghiệp còn lại đều bỏ cọc sau nhiều lần cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá.
Sau Tân Hoàng Minh, lần lượt, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô đất 3-9, diện tích 5.009 m2 với giá 5.026 tỉ đồng, Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8, có diện tích 8.500 m2 với mức 4.000 tỉ đồng, Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5, có diện tích 6.446 m2 với mức 3.820 tỉ đồng đều bỏ cọc mặc dù không ít lần cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá.
Đầu năm thì nóng vấn đề bỏ cọc, cuối năm lại chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản chạy đua để mua lại các lô trái phiếu đã phát hành dù nhiều đợt phát hành vừa được thực hiện.
Công ty cổ phần Sunshine Homes vừa thông báo mua lại trái phiếu trước hạn với quy mô 500 tỉ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đã có nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị hơn 1.150 tỉ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản chạy đua để mua lại các lô trái phiếu đã phát hành dù nhiều đợt phát hành vừa được thực hiện.
Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land cũng bắt đầu mua lại trước hạn toàn bộ 4 triệu trái phiếu đã phát hành. Dự kiến trong 30 ngày, Hưng Thịnh Land sẽ hoàn thành mua lại các lô trái phiếu có giá trị 400 tỉ đồng này.
Từ cuối tháng 10 đến nay, Công ty bất động sản Phát Đạt cũng đã mua lại trước hạn 338,7 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Hiện số dư nợ trái phiếu của Phát Đạt đã giảm xuống còn 2.500 tỉ đồng.
Nhiều ông lớn vướng vào lao lý
2 cú sốc lớn trong lĩnh vực bất động sản trong năm 2022 có thể kể đến là việc lãnh đạo một số doanh nghiệp bị bắt tạm giam, truy tố để điều tra.
FiinRating cho biết trong bối cảnh phát hành mới gần như đóng băng, thị trường tiếp tục chứng kiến hoạt động mua lại gia tăng trong tháng 10. Điều này làm cho dư nợ trái phiếu nội địa giảm hơn 15.800 tỉ đồng trong tháng 10, với giá trị mua lại và đáo hạn lần lượt là 5.810 và 10.230 tỉ đồng.
Có thể kể đến như thời điểm tháng 3/2022 Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc “thao túng” và “che giấu thông tin chứng khoán”. Cùng với ông Quyết, nhiều cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty cũng đang bị điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” trong sai phạm xảy ra ngày 10/1.
Thời điểm tháng 4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và sáu bị can đồng phạm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng.
Ngoài ra, đầu tháng 10/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đồng thời C03 khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Hồ Bửu Phương, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong khoảng thời gian 2018 – 2019.
Đánh thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ, bỏ hoang nhà đất
Đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai của TP.HCM mới đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo Tờ trình gửi Chính phủ của TP.HCM, việc đánh thuế giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.
Thực tế, đây không phải là lần đầu việc đánh thuế bất động sản thứ hai được đưa ra thảo luận. Câu chuyện đánh thuế căn nhà từ thứ hai trở đi đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Cách đây 5 năm, Chính phủ cũng từng đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP.HCM, nhưng sau đó không được thông qua.
Theo quyết định phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Bộ Tài chính, cơ quan này lên kế hoạch trong năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét và năm 2024 ban hành luật thuế liên quan đến tài sản. Sau khi Quốc hội ban hành luật này, năm 2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thuế liên quan đến tài sản.
Đề xuất quy định thời hạn sở hữu chung cư gây tranh cãi
Năm 2022, dư luận khá ồn ào về đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. Với thời hạn sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án: Hoặc bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà xác định theo thời hạn sử dụng của công trình; Hoặc giữ nguyên thời hạn sử dụng như quy định hiện nay – tức không quy định niên hạn.
Phương án 1, thực tế giống quan điểm mà Bộ đưa ra vào tháng 6/2022. Câu chuyện tranh cãi về thời hạn sử dụng chung cư 50 – 70 năm trong năm 2022 cũng là nội dung thuộc phương án này. Ở bản dự thảo lần hai, điểm mới chính là việc bổ sung điều khoản “Thời hạn sở hữu nhà chung cư” cho phương án 1.
Bộ Xây dựng đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư áp dụng với chung cư thương mại, chung cư xã hội, tái định cư, chung cư công vụ. Thời hạn sở hữu nhà được xác định theo của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế đã thẩm định, và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng.
Khi thẩm định hồ sơ thiết kế, cơ quan có thẩm quyền phải ghi rõ thời hạn sử dụng chung cư. Thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ.
Tuy nhiên, với các nhà chung cư được cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn giấy phép xây dựng) trước ngày Luật này có hiệu lực, người dân được sở hữu không thời hạn như quy định cũ.
Trình Quốc hội dự án Luật Đất đai sửa đổi
Ngày 1/11/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng, đã trình Quốc hội dự Luật Đất đai sửa đổi. Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Hàng loạt vấn đề được Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung để giải quyết các bất cập phát sinh trong thực tiễn và thể chế hóa các chính sách quản lý, sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Trong đó, ba nội dung được cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế đặc biệt quan tâm gồm quy định về thu hồi, trưng dụng đất, xác định giá đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thành lập tổ công tác gỡ khó cho bất động sản
Ngày 17/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, tổ công tác sẽ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là tổ phó.
Thành viên của tổ công tác gồm, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, tổ công tác tổng hợp, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ công tác cũng cần tổng hợp, tham mưu Thủ tướng báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan…
Đăng Khôi – Vnbusiness
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Tải app 2Cs ngay:
+ Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.realestate2cs
+ iOS: https://apps.apple.com/vn/app/2cs-real-estate/id1558393338
Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin bất động sản: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ
Trang: 1 2