Dư nợ tín dụng bất động sản gần 700 tỷ đồng tính đến quý III/ 2021
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2021, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỉ đồng. Con số này tăng lên so với mức 672.224 tỷ đồng tính đến hồi cuối tháng 6/2021.
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2021. Đánh giá chung, thị trường bất động sản có một số biến động nhưng các chỉ số cho thấy thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ khắc phục khó khăn và tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỉ đồng. Con số này tăng lên so với mức 672.224 tỉ đồng tính đến hồi cuối tháng 6 năm nay. Dữ liệu thống kê cho thấy, vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp hay FDI chảy vào lĩnh vực này đều tăng.
Cụ thể:
Dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 168.687 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 24,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 38.991 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 5,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 28.326 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 4,1% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 26.919 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 53.348 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 7,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 105.558 tỉ đồng, chiếm 15,5% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 73.833 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 10,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 186.932 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 27,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, theo số liệu tổng hợp của VnDirect, trong quý III/2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 111.744 tỉ đồng, giảm 25% so với quý trước; đồng thời giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, có 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Bất động sản là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 46,8% tổng giá trị phát hành, tương đương 52.287 tỉ đồng, tăng 60,2% so với quý trước. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (6.885 tỉ đồng), CTCP Osaka Garden (6.800 tỉ đồng),… Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ở mức khá cao so với lãi suất tiền gửi trong khoảng 7,4% – 13%/năm.
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết tính đến 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
“Vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu thế tăng dần theo quý. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản”.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có chuyển biến mang tính đột phá, vì nền kinh tế phía Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả có thể sẽ tăng nhẹ do nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu nhà ở vẫn cao, giá nguyên vật liệu, nhân công… tăng.
Ngoài ra, trong tình trạng đại dịch như hiện nay, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, do đó dòng vốn sẽ có xu hướng rót về bất động sản, vì đây vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, bền vững trong dài hạn.
Liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 liên tục bùng phát, tốc độ tăng tín dụng của nhiều ngành đều chậm, trong đó có bất động sản.
Bên cạnh đó, tín dụng bất động sản cũng chịu tác động từ chính sách siết chặt giám sát từ phía ngành ngân hàng nên khó gia tăng. Đồng thời, trong thời gian dài, số lượng dự án bất động sản mới không nhiều nên ít phát sinh nhu cầu. Trong tương lai, khi dịch bệnh Covid-19 bị đẩy lùi, cùng với những cơ chế chính sách mới, tốc độ tăng tín dụng của bất động sản sẽ gia tăng mạnh hơn.
Dư nợ tín dụng bất động sản gần 700 tỷ đồng tính đến quý III/ 2021
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2021, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỉ đồng. Con số này tăng lên so với mức 672.224 tỷ đồng tính đến hồi cuối tháng 6/2021.
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2021. Đánh giá chung, thị trường bất động sản có một số biến động nhưng các chỉ số cho thấy thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ khắc phục khó khăn và tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/9/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 682.594 tỉ đồng. Con số này tăng lên so với mức 672.224 tỉ đồng tính đến hồi cuối tháng 6 năm nay. Dữ liệu thống kê cho thấy, vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp hay FDI chảy vào lĩnh vực này đều tăng.
Cụ thể:
Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, theo số liệu tổng hợp của VnDirect, trong quý III/2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 111.744 tỉ đồng, giảm 25% so với quý trước; đồng thời giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, có 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Bất động sản là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 46,8% tổng giá trị phát hành, tương đương 52.287 tỉ đồng, tăng 60,2% so với quý trước. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (6.885 tỉ đồng), CTCP Osaka Garden (6.800 tỉ đồng),… Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ở mức khá cao so với lãi suất tiền gửi trong khoảng 7,4% – 13%/năm.
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết tính đến 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.
“Vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu thế tăng dần theo quý. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản”.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản từ nay đến hết năm 2021 sẽ không có chuyển biến mang tính đột phá, vì nền kinh tế phía Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt thì thanh khoản bất động sản sẽ tăng trở lại, kéo theo giá cả có thể sẽ tăng nhẹ do nguồn cung còn hạn chế mà nhu cầu nhà ở vẫn cao, giá nguyên vật liệu, nhân công… tăng.
Ngoài ra, trong tình trạng đại dịch như hiện nay, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, do đó dòng vốn sẽ có xu hướng rót về bất động sản, vì đây vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, bền vững trong dài hạn.
Liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 liên tục bùng phát, tốc độ tăng tín dụng của nhiều ngành đều chậm, trong đó có bất động sản.
Bên cạnh đó, tín dụng bất động sản cũng chịu tác động từ chính sách siết chặt giám sát từ phía ngành ngân hàng nên khó gia tăng. Đồng thời, trong thời gian dài, số lượng dự án bất động sản mới không nhiều nên ít phát sinh nhu cầu. Trong tương lai, khi dịch bệnh Covid-19 bị đẩy lùi, cùng với những cơ chế chính sách mới, tốc độ tăng tín dụng của bất động sản sẽ gia tăng mạnh hơn.
Nguồn: Tạp chí tài chính