Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Vấn đề thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại tiếp tục làm “nóng” thị trường
Mục Lục
01 HÀNH TRÌNH SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT
Tính từ Luật Đất đai năm 1993, cứ mỗi 10 năm, Quốc hội lại có những sửa đổi cơ bản nhằm ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ. Điều này đã cho thấy những thay đổi tích cực trong tư duy lập pháp.
10 năm không phải là dài đối với sức sống của một đạo luật nhưng chừng đấy thời gian cũng đã đủ để kiểm chứng về tính hợp lý, tính khả thi của một đạo luật, nhất là trong bối cảnh các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai chuyển động không ngừng…
Với những vướng mắc trong một thời gian dài, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cả các cơ quan quản lý nhà nước trông đợi từng ngày Luật Đất đai mới được ban hành để tháo gỡ các nút thắt.
Việc sửa Luật Đất đai 2013 vốn dĩ đã được nhắc đến từ nhiều năm trước. Mặc dù Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 nhưng cuối năm 2017, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa đổi và đến tháng 6/2018, được Quốc hội đồng ý cho thực hiện vào năm 2019.
Theo dự kiến, dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) song Chính phủ muốn rút dự án này ra khỏi Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên việc sửa đổi Luật Đất đai bị trì hoãn.
Đến tháng 4/2020, Chính phủ đề nghị đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình năm 2020. Đây là lần thứ 2 Luật Đất đai bị hoãn.
Việc trì hoãn sửa đổi luật đất đai ít nhiều tạp ra sự hụt hẫng cho người dân, nhà đầu tư – những người đang kỳ vọng, chờ đợi Luật được sửa đổi sẽ khơi thông những điểm nghẽn tồn tại trong thực tế.
Việc sửa Luật Đất đai được chính thức khởi động vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời giao Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật.
Ngày 8/7/2021, Chính phủ đã có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội.
Ngày 24/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 25/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Theo đó, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội đưa vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Ngày 27/9/2022, Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự án Luật.
Ngày 23/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất (sửa đổi).
Đáng chú ý là trong suốt quá trình này, Luật Đất đai được xem xét, thông qua ở nhiều kỳ họp quốc hội, có lẽ là một “kỷ lục” về độ bền bỉ trong công tác lập pháp.
Cũng phải lưu ý rằng số đạo luật được xem xét thông qua tại 3 kỳ họp (như dự kiến ban đầu với Luật Đất đai từ trước tới nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, và ngay cả Hiến pháp năm 2013 cũng chỉ được xem xét thông qua tại 3 kỳ họp.
Hơn nữa, trước khi trình dự thảo Luật Đất đai mới ra Quốc hội lần đầu vào tháng 10/2022 thì Chính phủ đã phải xin lùi trình dự án tới 3 lần. Những chi tiết đó đủ thấy độ khó của Luật Đất đai và sự thận trọng mà các cấp có thẩm quyền đặt ra khi xây dựng đạo luật quan trọng này.
Đến đầu năm nay, việc tổ chức Kỳ họp bất thường khai mạc vào sáng 15/1 để xem xét thông qua Luật Đất đai thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và Quốc hội trong việc giải quyết các vướng mắc pháp lý nhằm phục hồi phát triển thị trường đất đai nói chung, bất động sản nói riêng theo hướng minh bạch và bền vững hơn.
Theo Realtimes
Tổng hợp Luật Đất đai (sửa đổi)
Đừng quên truy cập 2Cs mỗi ngày để đón đọc những tin tức về thị trường mới nhất và những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán bất động sản nhé cả nhà!
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ: + Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản + Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên… + Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất + Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM Hotline: 0989 888 197 Mail: hotro@2cs.vn Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Vấn đề thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại tiếp tục làm “nóng” thị trường
Mục Lục
01 HÀNH TRÌNH SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI MỚI NHẤT
Tính từ Luật Đất đai năm 1993, cứ mỗi 10 năm, Quốc hội lại có những sửa đổi cơ bản nhằm ban hành văn bản mới thay thế văn bản cũ. Điều này đã cho thấy những thay đổi tích cực trong tư duy lập pháp.
10 năm không phải là dài đối với sức sống của một đạo luật nhưng chừng đấy thời gian cũng đã đủ để kiểm chứng về tính hợp lý, tính khả thi của một đạo luật, nhất là trong bối cảnh các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai chuyển động không ngừng…
Với những vướng mắc trong một thời gian dài, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cả các cơ quan quản lý nhà nước trông đợi từng ngày Luật Đất đai mới được ban hành để tháo gỡ các nút thắt.
Việc sửa Luật Đất đai 2013 vốn dĩ đã được nhắc đến từ nhiều năm trước. Mặc dù Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 nhưng cuối năm 2017, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa đổi và đến tháng 6/2018, được Quốc hội đồng ý cho thực hiện vào năm 2019.
Theo dự kiến, dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) song Chính phủ muốn rút dự án này ra khỏi Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên việc sửa đổi Luật Đất đai bị trì hoãn.
Đến tháng 4/2020, Chính phủ đề nghị đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình năm 2020. Đây là lần thứ 2 Luật Đất đai bị hoãn.
Việc trì hoãn sửa đổi luật đất đai ít nhiều tạp ra sự hụt hẫng cho người dân, nhà đầu tư – những người đang kỳ vọng, chờ đợi Luật được sửa đổi sẽ khơi thông những điểm nghẽn tồn tại trong thực tế.
Việc sửa Luật Đất đai được chính thức khởi động vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời giao Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật.
Ngày 8/7/2021, Chính phủ đã có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội.
Ngày 24/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 25/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Theo đó, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội đưa vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Ngày 27/9/2022, Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự án Luật.
Ngày 23/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất (sửa đổi).
Đáng chú ý là trong suốt quá trình này, Luật Đất đai được xem xét, thông qua ở nhiều kỳ họp quốc hội, có lẽ là một “kỷ lục” về độ bền bỉ trong công tác lập pháp.
Cũng phải lưu ý rằng số đạo luật được xem xét thông qua tại 3 kỳ họp (như dự kiến ban đầu với Luật Đất đai từ trước tới nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, và ngay cả Hiến pháp năm 2013 cũng chỉ được xem xét thông qua tại 3 kỳ họp.
Hơn nữa, trước khi trình dự thảo Luật Đất đai mới ra Quốc hội lần đầu vào tháng 10/2022 thì Chính phủ đã phải xin lùi trình dự án tới 3 lần. Những chi tiết đó đủ thấy độ khó của Luật Đất đai và sự thận trọng mà các cấp có thẩm quyền đặt ra khi xây dựng đạo luật quan trọng này.
Đến đầu năm nay, việc tổ chức Kỳ họp bất thường khai mạc vào sáng 15/1 để xem xét thông qua Luật Đất đai thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và Quốc hội trong việc giải quyết các vướng mắc pháp lý nhằm phục hồi phát triển thị trường đất đai nói chung, bất động sản nói riêng theo hướng minh bạch và bền vững hơn.
Theo Realtimes
Tổng hợp Luật Đất đai (sửa đổi)
Đừng quên truy cập 2Cs mỗi ngày để đón đọc những tin tức về thị trường mới nhất và những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán bất động sản nhé cả nhà!
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Ứng dụng 2Cs.vn – nơi đăng tin mua – bán thuê – cho thuê bất động sản dễ dàng với nhiều tiện ích trên điện thoại di động. Tải app và tạo tài khoản ngay để nhận 30 tin đăng miễn phí. Dành cho hệ điều hành iOS và Android: Tải app 2Cs ngay:
+ Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.realestate2cs
+ iOS: https://apps.apple.com/vn/app/2cs-vn-real-estate/id6443562549
Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin bất động sản: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ
Theo dõi các kênh khác của 2Cs:
Liên hệ admin để được hỗ trợ: 0377907197 (zalo/viber)
Trang: 1 2