Lừa bán đất ở Phú Quốc, chiếm đoạt hơn 23 tỉ đồng

Lừa bán đất ở Phú Quốc, chiếm đoạt hơn 23 tỉ đồng

Để lừa bán đất cho ông Tuấn, Nguyễn Văn Tửa cam kết đất không bị tranh chấp, không bị kê biên, thu hồi… Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng, ông Phạm Minh Tuấn đã đến nhận đất, xây cất nhà bị người khác vào ngăn cản.

Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Tửa (44 tuổi, TP Phú Quốc) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết quả điều tra, từ tháng 5/2022 ngày 18/3/2023, Nguyễn Văn Tửa đã bán gần 20.000m2 đất (tại ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, TP Phú Quốc) do UBND xã Bãi Thơm, TP Phú Quốc quản lý (bằng cách lập vi bằng) cho ông Phạm Minh Tuấn (ngụ Tp.HCM) và một số hộ dân khác, chiếm đoạt số tiền trên 23 tỉ đồng của những người này.

Khi bán đất cho ông Tuấn, Tửa cam kết đất không bị tranh chấp, không bị kê biên, thu hồi… Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng, ông Phạm Minh Tuấn đã đến nhận đất, xây cất nhà bị người khác vào ngăn cản.

Sau đó, ông Tuấn mới biết mảnh đất ông vừa mua hiện do Nhà nước quản lý không thuộc quyền sở hữu của ông Tửa và cá nhân nào khác. Ông Tuấn đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Tửa đến Cơ quan Công an.

Khám xét nơi ở của Tửa tại khu phố 4 phường An Thới, Cơ quan Công an đã thu giữ nhiều tài liệu phục vụ công tác điều tra. Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.

Trước đó không lâu, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng tuyên phạt Trần Xuân Hồng (70 tuổi), ngụ xã Bãi Thơm, Tp.Phú Quốc (Kiên Giang) 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, khoảng năm 2014-2015, Hồng đã giả mạo chữ viết, chữ ký của Trưởng ấp Bãi Thơm để ký vào 2 giấy xin xác nhận nguồn gốc đất ở ấp Bãi Thơm, xã Bãi Thơm (Tp.Phú Quốc) có tổng diện tích 180.000m2.

Đến năm 2017, Hồng đưa 2 giấy xin xác nhận nguồn gốc đất nói trên đến gặp ông Huỳnh Văn Kích – nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Thơm ký xác nhận để hợp thức hóa giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Hồng đưa cho ông Kích 80 triệu đồng.

Đến ngày 20/8/2019, Hồng bán 2 thửa đất nói trên cho bà Trần Thị Bích Duyên với giá 10,2 tỉ đồng. Sau đó bà Duyên bán lại cho bà Phạm Thị Yến với giá 18,9 tỉ đồng, hợp đồng mua này có vợ chồng Hồng ký xác nhận với vai trò là chủ đất.

Sau đó, Bà Yến tiến hành đo đạc, lập sơ đồ địa chính và thuê người cải tạo đất thì bị Vườn quốc gia Phú Quốc đến ngăn cản. Bà Yến mang 2 giấy xin xác nhận nguồn gốc đất đến cơ quan chức năng thì phát hiện nguồn gốc đất này không hợp pháp, giả mạo.

Biết mình bị lừa nên Bà Yến và bà Duyên làm đơn tố giác ông Hồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra, tổng số tiền ông Hồng đã chiếm đoạt của bà Duyên và bà Yến là 8,8 tỉ đồng.

Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc với Công ty Aeon tại Nhật Bản

Để tránh rủi ro khi mua đất đai thì người mua có thể tự mình tìm hiểu thông tin về thửa đất, các quy định về mua bán nhà đất và trên hết là không thể bỏ qua “bí quyết” để không bị lừa khi mua đất dưới đây.

1. CHỈ MUA ĐẤT KHI CÓ SỔ ĐỎ

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có đủ điều kiện sau:

“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy, nếu người chuyển nhượng không có Giấy chứng nhận thì không nên mua, trừ 02 trường hợp.

Lừa bán đất ở Phú Quốc, chiếm đoạt hơn 23 tỉ đồng

2. KHÔNG TRẢ HẾT TIỀN KHI CHƯA SANG TÊN SỔ ĐỎ XONG

Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính; nếu chưa đăng ký vào sổ địa chính thì không nên trả hết tiền cho người chuyển nhượng.

3. KIỂM TRA SỔ ĐỎ GIẢ, QUY HOẠCH, THẾ CHẤP, ĐẤT BÁN CHO NHIỀU NGƯỜI

* Cách kiểm tra Sổ đỏ giả

Để kiểm tra Giấy chứng nhận thật hay giả sẽ có một số cách như: Kiểm tra trực tiếp các thông tin trên Giấy chứng nhận, xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai,…

Mặc dù có nhiều cách khác nhau nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm kiểm tra trực tiếp trên Giấy chứng nhận. Do vậy, cách tốt nhất để kiểm tra Giấy chứng nhận thật hay giả là xin thông tin đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai (nếu thửa đất chưa được cấp thì chắc chắn Giấy chứng nhận đó là giả).

* Cách kiểm tra nhà đất thuộc quy hoạch

Để biết thửa đất thuộc quy hoạch hay không thì người dân có nhiều cách kiểm tra như sau:

– Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp xã (xã, phường, thị trấn).

– Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.

– Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để biết thêm thông tin.

– Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.

* Cách kiểm tra thông tin thế chấp, thửa đất chuyển nhượng cho nhiều người

Căn cứ theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ khi đăng ký vào sổ địa chính. Do vậy, để kiểm tra thông tin thế chấp thì nên xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Mặt khác, trong phiếu xin thông tin đất đai nếu tích vào ô lịch sử biến động hoặc ô tất cả các thông tin trên thì sẽ biết thửa đất đó đã được chuyển nhượng cho ai.

Tóm lại, có nhiều cách để kiểm tra thông tin pháp lý của thửa đất nhưng cách tốt nhất là xin thông tin đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai theo hướng dẫn dưới đây:

Để biết thông tin đất đai thì hộ gia đình, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC và điền chính xác, đầy đủ thông tin (ghi rõ lý do, thông tin thửa đất, người đứng tên Giấy chứng nhận để đối chiếu với thông tin, dữ liệu địa chính).

4. CÁCH ĐẶT CỌC ĐÚNG LUẬT

Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng thông thường các bên đặt cọc để “làm tin”. Quy định về đặt cọc và phạt vi phạm được quy định rõ tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Như vậy, việc đặt cọc nên lập thành văn bản có chữ ký đầy đủ của các bên và nên có người làm chứng; mặc dù không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng nếu số tiền đặt cọc lớn nên công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Người nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận với người chuyển nhượng về việc ghi giấy nhận tiền là “tiền trả trước” thay vì ghi đặt cọc; vì không phải là đặt cọc nên khi không giao kết, thực hiện hợp đồng thì không bị phạt vi phạm (không bị phạt cọc).

Thông Qua Luật Nhà Ở Và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Sửa Đổi - Những Điểm Mới

5. CẨN TRỌNG KHI GIÁ ĐẤT RẺ BẤT NGỜ

Thích mua hàng giá rẻ là tâm lý chung của nhiều người, khi chuyển nhượng đất đai cũng vậy.

Nếu giá đất rẻ “bất ngờ” so với mặt bằng chung tại khu vực đó thì cần cẩn trọng hơn, nhất là đất phân lô, bán nền. Trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng thì không nên ký hợp đồng chuyển nhượng.

Trên thực tế, mặc dù biết thửa đất không đủ điều kiện chuyển nhượng (khi đó giao dịch sẽ vô hiệu) nhưng vì lợi ích thì nhiều người vẫn ký hợp đồng và chấp nhận rủi ro để đầu tư “mạo hiểm”.

Ví dụ: Đất chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng không phải vì không đủ điều kiện cấp mà khó thực hiện. Nếu người chuyển nhượng thiện chí và cần tiền thì có thể cân nhắc để ký hợp đồng chuyển nhượng; sau đó đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người chuyển nhượng và khi có Giấy chứng nhận thì thực hiện thủ tục sang tên sau.

6. KHÔNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẰNG GIẤY VIẾT TAY

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Như vậy, từ ngày 01/7/2014 đến nay khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, nếu không sẽ vô hiệu vì vi phạm hình thức, trừ trường 02 trường hợp sau:

– Một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

– Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực (theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

7. KHÔNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ ĐẤT BẰNG VI BẰNG

Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

“1…

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật..

4.”.

Như vậy, vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực; mà theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất. Hay nói cách khác, vi bằng không thể sang tên Giấy chứng nhận.

8. PHẢI BIẾT CÁCH THỎA THUẬN CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG

Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

“Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất”.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một loại cụ thể của hợp đồng dân sự nên các bên được thỏa thuận các điều khoản, miễn sao nội dung không được trái luật, đạo đức xã hội.

Người nhận chuyển nhượng để tránh rủi ro thì cần thỏa thuận trong hợp đồng các điều khoản sau:

– Yêu cầu người chuyển nhượng cam kết các giấy tờ phải bảo đảm tính pháp lý (không phải giấy tờ giả), thửa đất không thuộc quy hoạch, tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp với ai.

– Thanh toán thành nhiều đợt, chỉ thanh toán hết khi đăng ký vào sổ địa chính (khi sang tên xong).

– Thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng; mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, không khống chế mức phạt vi phạm.

9. THUÊ NGƯỜI AM HIỂU PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỂ TƯ VẤN

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển nhượng nếu không chắc chắn về các thông tin mà người chuyển nhượng đưa ra hoặc không nắm chắc pháp luật đất đai thì nên thuê tổ chức, cá nhân hiểu pháp luật về đất đai hoặc công ty, văn phòng luật để tư vấn hoặc thực hiện thay.

Trên đây là quy định phải biết để không bị lừa khi mua đất đai. Nếu có tranh chấp phát sinh khi chuyển nhượng thì người nhận chuyển nhượng có thể tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác khởi kiện thay.

Nguồn: Luật Việt Nam

Tiểu Bảo (TH) – Nhịp sống thị trường

Đừng quên truy cập 2Cs mỗi ngày để đón đọc những tin tức về thị trường mới nhất và những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi đầu tư mua bán bất động sản nhé cả nhà!


Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…

CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS 
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường


Tải app 2Cs ngay:
+ Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.realestate2cs
+ iOS: https://apps.apple.com/vn/app/2cs-vn-real-estate/id6443562549
Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin bất động sản: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ

Mục Lục