Một số lưu ý khi đầu tư căn hộ shophouse để giảm thiểu rủi ro
Mục Lục
Đầu tư căn hộ shophouse là mô hình kinh doanh bất động sản được nhiều người lựa chọn và có sức hút trên thị trường vì có nhiều điểm ưu việt hơn so với các loại hình bất động sản khác. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh những rủi ro không đáng có.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Tiềm năng kinh doanh của shophouse phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là vị trí và cách thức lựa chọn kinh doanh gì ở shophouse cho phù hợp với nhu cầu của người dân khu vực lân cận cũng như tính cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, tỷ suất lợi nhuận của shophouse có thể đạt từ 8-12%, cao hơn so với chung cư thương mại và có thể gia tăng hơn nữa nhờ vị trí tốt và cư dân ngày một tăng.
Tính toán chi phí vận hành
Đầu tư shophouse cũng cần tính đến phí dịch vụ và chi phí vận hành của dự án. Việc này giúp nhà đầu tư tính toán, so sánh với các dự án shophouse khác hay nhà phố trong cùng khu vực để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Khi chọn đầu tư vào shophouse thì cần chú ý đến vị trí shophouse nằm ở mặt tiền đường hay nội khu, giao thông có thuận tiện không, ước tính số lượng khách vãng lai có nhiều không.
Thông thường, vị trí tốt nhất là các căn shophouse nằm ở góc tòa nhà, tiếp giáp mặt đường lớn, có tầm nhìn đẹp, thoáng đãng, tiện dừng đỗ xe với lưu lượng dân cư qua lại đông đúc. Những căn shophouse như vậy giúp nhà đầu tư có vị trí nên dù mua để kinh doanh, mua đi bán lại hay cho thuê đều dễ dàng và có lợi nhuận tốt hơn các vị trí khác.
Quyền sở hữu căn hộ shophouse
Quyền sở hữu ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư shophouse cũng như các quyết định về chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thời gian thu hồi vốn, khả năng sinh lời… Do vậy, trước khi xuống tiền mua shophouse, cần xác định quyền sở hữu như thế nào. Hiện nay có 2 loại hình shophouse với quyền sở hữu khác nhau:
Căn hộ shophouse có hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài nằm tại các dãy phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng.
Căn hộ shophouse có sổ đỏ 50 năm nằm tại vị trí tầng 1-3 khối đế chung cư.
Xét về mặt pháp lý, căn hộ shophouse là loại hình bất động sản được phép giao dịch bình thường nếu đảm bảo về điều kiện về sở hữu.
Các thủ tục mua bán, sang nhượng căn hộ shophouse sẽ được tiến hành giống như hình thức mua bán căn hộ chung cư nếu shophouse nằm ở khối đế tòa nhà chung cư hoặc giống như mua bán nhà đất nếu shophouse là biệt thự liền kề, thuộc các dãy phố của khu đô thị đã được quy hoạch trước đó. Nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về hình thức chuyển nhượng mất phí và không mất phí với nhà shophouse.
Hợp đồng mua bán căn hộ shophouse
Để đảm bảo quyền lợi, pháp lý, tính an toàn khi giao dịch thì nhà đầu tư cần chú ý các vấn đề sau trong hợp đồng mua bán căn hộ shophouse:
Giá mua bán căn hộ shophouse đã được hai bên thống nhất;
Thời hạn bàn giao căn hộ shophouse.
Chất lượng công trình bàn giao: loại vật liệu, nội ngoại thất, điều kiện bàn giao khác.
Giá quản lý, phí dịch vụ, điện nước, đơn vị quản lý vận hành.
Các điều khoản, quy định, mặt hàng nào được và không được phép kinh doanh.
Về vấn đề công chứng hợp đồng mua bán, nếu mua từ chủ đầu tư hay các đơn vị có chức năng phân phối bất động sản thì không cần công chứng, nếu mua của tư nhân thì cần có công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tối ưu pháp lý hợp đồng, người mua nên thực hiện công chứng đầy đủ.
Lường trước các rủi ro
Dù có nhiều ưu điểm nhưng đầu tư shophouse cũng có những rủi ro mà người mua cần lưu ý để phòng tránh:
Giá trị thực và tính thanh khoản: Thông thường, căn hộ shophouse có giá đầu tư cao hơn căn hộ bình thường ít nhất 20%, nhà đầu tư cần tính toán cẩn thận về tính thanh khoản, lợi nhuận.
Tiến độ bàn giao: Shophouse đang xây dựng và chưa bàn giao sẽ có rủi ro về tiến độ bàn giao. Nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư hay cơ hội mua bán.
Không thể phủ nhận lợi thế của mô hình nhà phố thương mại shophouse cho hoạt động kinh doanh, buôn bán nhưng phải đi kèm kế hoạch, chiến lược kinh doanh tốt.
Ngoài ra, khi mua shophouse để đầu tư, nên ưu tiên chọn sản phẩm của chủ đầu tư uy tín bởi họ có chiến lược phát triển, quản lý dự án tốt, tạo nên cộng đồng cư dân – cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà đầu tư sau này khi dự án đi vào hoạt động.
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Mua bán chuyển nhượng chung cư, nhà đất , đất đai (quy trình, thủ tục, chi phí)
Một số lưu ý khi đầu tư căn hộ shophouse để giảm thiểu rủi ro
Mục Lục
Đầu tư căn hộ shophouse là mô hình kinh doanh bất động sản được nhiều người lựa chọn và có sức hút trên thị trường vì có nhiều điểm ưu việt hơn so với các loại hình bất động sản khác. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh những rủi ro không đáng có.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Tiềm năng kinh doanh của shophouse phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là vị trí và cách thức lựa chọn kinh doanh gì ở shophouse cho phù hợp với nhu cầu của người dân khu vực lân cận cũng như tính cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, tỷ suất lợi nhuận của shophouse có thể đạt từ 8-12%, cao hơn so với chung cư thương mại và có thể gia tăng hơn nữa nhờ vị trí tốt và cư dân ngày một tăng.
Tính toán chi phí vận hành
Đầu tư shophouse cũng cần tính đến phí dịch vụ và chi phí vận hành của dự án. Việc này giúp nhà đầu tư tính toán, so sánh với các dự án shophouse khác hay nhà phố trong cùng khu vực để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Khi chọn đầu tư vào shophouse thì cần chú ý đến vị trí shophouse nằm ở mặt tiền đường hay nội khu, giao thông có thuận tiện không, ước tính số lượng khách vãng lai có nhiều không.
Thông thường, vị trí tốt nhất là các căn shophouse nằm ở góc tòa nhà, tiếp giáp mặt đường lớn, có tầm nhìn đẹp, thoáng đãng, tiện dừng đỗ xe với lưu lượng dân cư qua lại đông đúc. Những căn shophouse như vậy giúp nhà đầu tư có vị trí nên dù mua để kinh doanh, mua đi bán lại hay cho thuê đều dễ dàng và có lợi nhuận tốt hơn các vị trí khác.
Quyền sở hữu căn hộ shophouse
Quyền sở hữu ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư shophouse cũng như các quyết định về chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thời gian thu hồi vốn, khả năng sinh lời… Do vậy, trước khi xuống tiền mua shophouse, cần xác định quyền sở hữu như thế nào. Hiện nay có 2 loại hình shophouse với quyền sở hữu khác nhau:
Căn hộ shophouse có hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài nằm tại các dãy phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng.
Căn hộ shophouse có sổ đỏ 50 năm nằm tại vị trí tầng 1-3 khối đế chung cư.
Xét về mặt pháp lý, căn hộ shophouse là loại hình bất động sản được phép giao dịch bình thường nếu đảm bảo về điều kiện về sở hữu.
Các thủ tục mua bán, sang nhượng căn hộ shophouse sẽ được tiến hành giống như hình thức mua bán căn hộ chung cư nếu shophouse nằm ở khối đế tòa nhà chung cư hoặc giống như mua bán nhà đất nếu shophouse là biệt thự liền kề, thuộc các dãy phố của khu đô thị đã được quy hoạch trước đó. Nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về hình thức chuyển nhượng mất phí và không mất phí với nhà shophouse.
Hợp đồng mua bán căn hộ shophouse
Để đảm bảo quyền lợi, pháp lý, tính an toàn khi giao dịch thì nhà đầu tư cần chú ý các vấn đề sau trong hợp đồng mua bán căn hộ shophouse:
Giá mua bán căn hộ shophouse đã được hai bên thống nhất;
Thời hạn bàn giao căn hộ shophouse.
Chất lượng công trình bàn giao: loại vật liệu, nội ngoại thất, điều kiện bàn giao khác.
Giá quản lý, phí dịch vụ, điện nước, đơn vị quản lý vận hành.
Các điều khoản, quy định, mặt hàng nào được và không được phép kinh doanh.
Về vấn đề công chứng hợp đồng mua bán, nếu mua từ chủ đầu tư hay các đơn vị có chức năng phân phối bất động sản thì không cần công chứng, nếu mua của tư nhân thì cần có công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tối ưu pháp lý hợp đồng, người mua nên thực hiện công chứng đầy đủ.
Lường trước các rủi ro
Dù có nhiều ưu điểm nhưng đầu tư shophouse cũng có những rủi ro mà người mua cần lưu ý để phòng tránh:
Giá trị thực và tính thanh khoản: Thông thường, căn hộ shophouse có giá đầu tư cao hơn căn hộ bình thường ít nhất 20%, nhà đầu tư cần tính toán cẩn thận về tính thanh khoản, lợi nhuận.
Tiến độ bàn giao: Shophouse đang xây dựng và chưa bàn giao sẽ có rủi ro về tiến độ bàn giao. Nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư hay cơ hội mua bán.
Không thể phủ nhận lợi thế của mô hình nhà phố thương mại shophouse cho hoạt động kinh doanh, buôn bán nhưng phải đi kèm kế hoạch, chiến lược kinh doanh tốt.
Ngoài ra, khi mua shophouse để đầu tư, nên ưu tiên chọn sản phẩm của chủ đầu tư uy tín bởi họ có chiến lược phát triển, quản lý dự án tốt, tạo nên cộng đồng cư dân – cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà đầu tư sau này khi dự án đi vào hoạt động.
Nguồn: Báo Lao Động
__________________________________________________________________________________________
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Và một số dịch vụ pháp lý khác.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hướng dẫn tạo tài khoản và đăng tin bất động sản: Xem video!
Tải app 2Cs dành cho Android: Tại đây!
Xem thêm: