Hàng trăm nghìn người Mỹ có nguy cơ bị đẩy ra khỏi nhà trong khi chính quyền Washington vẫn chậm chạp trong việc giải ngân tiền cứu trợ cho người thuê nhà.
CNN đưa tin theo một nghiên cứu mới, nếu Quốc hội Mỹ không gia hạn lệnh cấm trục xuất với người thuê nhà, 3/4 triệu hộ gia đình Mỹ có thể bị đuổi khỏi nhà vào cuối năm nay. Goldman Sachs ước tính 2,5-3,5 triệu hộ gia đình Mỹ đang bị chậm tiền thuê nhà đáng kể. Tổng số nợ lên đến 12-17 tỷ USD.
Họ đáng lẽ sẽ không bị đuổi khỏi nhà cho đến ít nhất là tháng 10. Tuy nhiên, tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ lệnh cấm trục xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này cho thấy Quốc hội Mỹ phải có động thái tiếp theo.
Theo báo cáo của Goldman Sachs, các lệnh cấm trục xuất cấp bang cũng sắp hết hiệu lực trong tháng tới.
Nguy cơ mất chốn dung thân
Theo New York Times, phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ có thể đẩy hàng trăm nghìn người Mỹ đến cảnh không còn chỗ ở, còn chính quyền liên bang vẫn chật vật đẩy nhanh dòng tiền cứu trợ tỷ USD cho những người trả chậm tiền thuê nhà.
“Lệnh cấm trục xuất hết hiệu lực có thể dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình bị đuổi khỏi nhà tăng mạnh trong tháng tới, trừ khi nguồn tài trợ của Hỗ trợ Cho thuê Khẩn cấp (ERA) được phân phối với tốc độ nhanh hơn, hoặc Quốc hội Mỹ ra tay giải quyết vấn đề này”, báo cáo của Goldman Sachs nhấn mạnh.
Nếu việc giải ngân không được đẩy nhanh hoặc Quốc hội Mỹ chưa đưa ra luật mới, Goldman Sachs ước tính 750.000 hộ gia đình Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng bị đuổi khỏi nhà trong mùa thu hoặc mùa xuân.
Nhà băng lưu ý rằng từ năm 2006 đến năm 2016, khoảng một nửa số hồ sơ trục xuất tại Mỹ đã dẫn đến việc các hộ gia đình bị đuổi khỏi nhà thuê.
“Tòa án Tối cao đã thất bại trong việc bảo vệ hàng triệu hộ gia đình trên khắp đất nước của chúng ta khỏi cảnh mất chốn dung thân giữa đại dịch chết người”, nghị sĩ đảng Dân chủ Cori Bush chỉ trích.
“Chúng ta đều biết ai sẽ là người gánh hậu quả của quyết định tai hại này. Đó là các cộng đồng da đen, da nâu, nhất là phụ nữ da đen”, bà nhấn mạnh.
“Theo kết quả của phán quyết, các hộ gia đình sẽ phải đối mặt với tác động khủng khiếp của việc trục xuất. Đất nước cũng có thể hứng chịu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhiều hơn”, New York Times dẫn lời bà Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, bình luận.
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn vì biến chủng Delta, nhiều người kỳ vọng lệnh cấm trục xuất sẽ được gia hạn. Bởi tình hình sẽ tệ hại hơn nếu hàng triệu người bị đẩy vào cảnh vô gia cư.
Ở chiều ngược lại, các chủ nhà ca ngợi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ. “Chính phủ phải thay đổi những chính sách thất bại trong quá khứ và bắt đầu nghiêm túc đối phó với ‘cơn sóng’ nợ quốc gia. Nó đã làm tê liệt các chủ nhà”, ông Bob Pinnegar, Chủ tịch Hiệp hội Căn hộ Quốc gia, bình luận.
Giải ngân chậm chạp
Theo CNN, một vấn đề lớn là những khó khăn trong việc nhận cứu trợ của chính phủ liên bang. “Quá trình giải ngân tiền hỗ trợ thông qua chương trình hỗ trợ tiền thuê nhà khẩn cấp đã chậm một cách đáng thất vọng”, Goldman Sachs nhấn mạnh.
Theo báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ đã phân phối 25 tỷ USD cho các chính quyền bang và địa phương. 20 tỷ USD khác cũng sẵn sàng được chuyển. Tuy nhiên, hiện chỉ có 4,5 tỷ USD tới tay người cần.
Tuần trước, Cục Điều tra Dân số Mỹ ước tính khoảng 1,3 triệu người rất có thể bị đuổi khỏi nhà trong vòng 2 tháng tới. Theo báo cáo, khoảng 2,2 triệu người đã nộp đơn xin hỗ trợ thuê nhà thông qua chính quyền bang và địa phương. Nhưng họ không nhận được phản hồi hoặc bị từ chối.
“Với sức mạnh của thị trường nhà ở và cho thuê, chủ nhà sẽ cố đuổi những người thuê nhà đang nợ tiền, trừ khi họ nhận được sự trợ giúp từ chính phủ liên bang”, các nhà phân tích của Goldman Sachs nhấn mạnh.
Ngân hàng đầu tư dự báo việc trục xuất có thể “đặc biệt rõ rệt ở những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19”. Bởi các khu vực này có thị trường cho thuê căn hộ phát triển hơn.
Báo cáo nhấn mạnh cuộc khủng hoảng trục xuất, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ gia đình, tác động tới việc kiểm soát đại dịch, khả năng phục hồi kinh tế và lạm phát.
Goldman Sachs ước tính 750.000 hộ gia đình bị trục xuất sẽ tạo ra “lực cản nhỏ” đối với tăng trưởng chi tiêu và việc làm trong năm 2022. “Trong khi đó, những tác động đối với số ca nhiễm Covid-19 mới và sức khỏe cộng đồng có thể nghiêm trọng hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Mua bán chuyển nhượng chung cư, nhà đất , đất đai (quy trình, thủ tục, chi phí)
Hàng trăm nghìn gia đình Mỹ có nguy cơ bị đuổi khỏi nhà thuê
Mục Lục
Hàng trăm nghìn người Mỹ có nguy cơ bị đẩy ra khỏi nhà trong khi chính quyền Washington vẫn chậm chạp trong việc giải ngân tiền cứu trợ cho người thuê nhà.
CNN đưa tin theo một nghiên cứu mới, nếu Quốc hội Mỹ không gia hạn lệnh cấm trục xuất với người thuê nhà, 3/4 triệu hộ gia đình Mỹ có thể bị đuổi khỏi nhà vào cuối năm nay. Goldman Sachs ước tính 2,5-3,5 triệu hộ gia đình Mỹ đang bị chậm tiền thuê nhà đáng kể. Tổng số nợ lên đến 12-17 tỷ USD.
Họ đáng lẽ sẽ không bị đuổi khỏi nhà cho đến ít nhất là tháng 10. Tuy nhiên, tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ lệnh cấm trục xuất của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này cho thấy Quốc hội Mỹ phải có động thái tiếp theo.
Theo báo cáo của Goldman Sachs, các lệnh cấm trục xuất cấp bang cũng sắp hết hiệu lực trong tháng tới.
Nguy cơ mất chốn dung thân
Theo New York Times, phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ có thể đẩy hàng trăm nghìn người Mỹ đến cảnh không còn chỗ ở, còn chính quyền liên bang vẫn chật vật đẩy nhanh dòng tiền cứu trợ tỷ USD cho những người trả chậm tiền thuê nhà.
“Lệnh cấm trục xuất hết hiệu lực có thể dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình bị đuổi khỏi nhà tăng mạnh trong tháng tới, trừ khi nguồn tài trợ của Hỗ trợ Cho thuê Khẩn cấp (ERA) được phân phối với tốc độ nhanh hơn, hoặc Quốc hội Mỹ ra tay giải quyết vấn đề này”, báo cáo của Goldman Sachs nhấn mạnh.
Nếu việc giải ngân không được đẩy nhanh hoặc Quốc hội Mỹ chưa đưa ra luật mới, Goldman Sachs ước tính 750.000 hộ gia đình Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng bị đuổi khỏi nhà trong mùa thu hoặc mùa xuân.
Nhà băng lưu ý rằng từ năm 2006 đến năm 2016, khoảng một nửa số hồ sơ trục xuất tại Mỹ đã dẫn đến việc các hộ gia đình bị đuổi khỏi nhà thuê.
“Tòa án Tối cao đã thất bại trong việc bảo vệ hàng triệu hộ gia đình trên khắp đất nước của chúng ta khỏi cảnh mất chốn dung thân giữa đại dịch chết người”, nghị sĩ đảng Dân chủ Cori Bush chỉ trích.
“Chúng ta đều biết ai sẽ là người gánh hậu quả của quyết định tai hại này. Đó là các cộng đồng da đen, da nâu, nhất là phụ nữ da đen”, bà nhấn mạnh.
“Theo kết quả của phán quyết, các hộ gia đình sẽ phải đối mặt với tác động khủng khiếp của việc trục xuất. Đất nước cũng có thể hứng chịu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhiều hơn”, New York Times dẫn lời bà Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng, bình luận.
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn vì biến chủng Delta, nhiều người kỳ vọng lệnh cấm trục xuất sẽ được gia hạn. Bởi tình hình sẽ tệ hại hơn nếu hàng triệu người bị đẩy vào cảnh vô gia cư.
Ở chiều ngược lại, các chủ nhà ca ngợi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ. “Chính phủ phải thay đổi những chính sách thất bại trong quá khứ và bắt đầu nghiêm túc đối phó với ‘cơn sóng’ nợ quốc gia. Nó đã làm tê liệt các chủ nhà”, ông Bob Pinnegar, Chủ tịch Hiệp hội Căn hộ Quốc gia, bình luận.
Giải ngân chậm chạp
Theo CNN, một vấn đề lớn là những khó khăn trong việc nhận cứu trợ của chính phủ liên bang. “Quá trình giải ngân tiền hỗ trợ thông qua chương trình hỗ trợ tiền thuê nhà khẩn cấp đã chậm một cách đáng thất vọng”, Goldman Sachs nhấn mạnh.
Theo báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ đã phân phối 25 tỷ USD cho các chính quyền bang và địa phương. 20 tỷ USD khác cũng sẵn sàng được chuyển. Tuy nhiên, hiện chỉ có 4,5 tỷ USD tới tay người cần.
Tuần trước, Cục Điều tra Dân số Mỹ ước tính khoảng 1,3 triệu người rất có thể bị đuổi khỏi nhà trong vòng 2 tháng tới. Theo báo cáo, khoảng 2,2 triệu người đã nộp đơn xin hỗ trợ thuê nhà thông qua chính quyền bang và địa phương. Nhưng họ không nhận được phản hồi hoặc bị từ chối.
“Với sức mạnh của thị trường nhà ở và cho thuê, chủ nhà sẽ cố đuổi những người thuê nhà đang nợ tiền, trừ khi họ nhận được sự trợ giúp từ chính phủ liên bang”, các nhà phân tích của Goldman Sachs nhấn mạnh.
Ngân hàng đầu tư dự báo việc trục xuất có thể “đặc biệt rõ rệt ở những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19”. Bởi các khu vực này có thị trường cho thuê căn hộ phát triển hơn.
Báo cáo nhấn mạnh cuộc khủng hoảng trục xuất, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ gia đình, tác động tới việc kiểm soát đại dịch, khả năng phục hồi kinh tế và lạm phát.
Goldman Sachs ước tính 750.000 hộ gia đình bị trục xuất sẽ tạo ra “lực cản nhỏ” đối với tăng trưởng chi tiêu và việc làm trong năm 2022. “Trong khi đó, những tác động đối với số ca nhiễm Covid-19 mới và sức khỏe cộng đồng có thể nghiêm trọng hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Nguồn: Zingnews
__________________________________________________________________________________________
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Và một số dịch vụ pháp lý khác.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hướng dẫn tạo tài khoản và đăng tin bất động sản: Xem video!
Tải app 2Cs dành cho Android: Tại đây!
Xem thêm: