Thị trường bất động sản cuối năm 2022: “Giá đất các dự án càng ngày càng tăng”
Mục Lục
Ví dụ, nếu như trước đây những vùng bất động sản đẹp ở Thảo Điền chỉ khoảng 40-50 triệu/m2, thì bây giờ họ đã đẩy giá đất ở gần Thuận An lên đến 100, 120 triệu/m2; ở quận 9 có những căn lên tới 100 triệu/m2…
“Trong 2-4 năm nay, giá bất động sản được đẩy lên cao như vậy do cung – cầu thật hay đầu cơ? Nếu do cung – cầu thật thì các dự án đó có dân ở nhiều hoặc cho thuê tốt; nhưng ngày càng có sự nghịch lý giữa giá các sản phẩm bất động sản với hiệu quả đầu tư.
Trước đây, mua 1 shophouse cho thuê có thể lợi được 4%, nhưng bây giờ chỉ còn 1-2%, thậm chí nhiều shophouse không cho thuê được. Khu Sala Thủ Thiêm rất đẹp nhưng đến giờ này vẫn còn rất nhiều chỗ trống chưa cho thuê được, chưa nói đến các nơi vùng xa”, TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng chia sẻ.
TS Đinh Thế Hiển cho rằng nhiều nhà đầu tư tin rằng bất động sản Việt Nam chỉ có đi ngang và lên chứ không xuống, nhiều người bán bất động sản cũng giữ đúng tinh thần như vậy để thúc đẩy thị trường mua.
“Họ không muốn tiếp nhận những thông tin bất động sản đi xuống, họ sẵn sàng chụp mũ ai nói bất động sản giảm là “hù dọa thị trường”. Nhưng thật sự bất động sản có xuống không? Nhìn vào thực tế các dự án chiết khấu 40-50% là thấy rõ ràng giá bất động sản giảm thật sự. Nếu vào những biệt thự ở Thảo Điền hoàn toàn có thể kiểm chứng sự sụt giảm 20% so với trước đây. Trong giai đoạn 3 tháng tới, có thể dự báo nhiều dự án giảm giá nhưng vẫn bán không được”, ông Hiển nêu.
Ông Đinh Thế Hiển cũng chia sẻ, vài tháng trước, tại nhiều vùng đã xảy ra tình trạng rao bán hàng loạt nhưng bán không được.
“Nếu nói bán hàng loạt như bên Mỹ, họ sẽ có kênh đấu giá, xuống giá cho đến mức bán được và chốt giá bán. Còn ở Việt Nam chỉ có rao bán và bán không được thì cứ tiếp tục rao bán. Không có sự ồn ào trong thông tin người này bán nhà, người này mất nhà, chỉ có sự lặng lẽ rao bán nhưng cũng rất khó khăn”, ông Hiển nói.
(Sưu tầm)
Thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Việc nhân dân đồn thổi về sức khoẻ của 1 số đại gia bất động sản thì chẳng có gì sai. Vì logic nó phải thế. Đó là do các đại gia vay tiền quá nhiều, càng làm to càng vay mạnh. Nhưng tầm nhìn của họ hạn chế? Đấy là do khả năng đoán trước sự biến động về kinh tế kém chứ không phải hoàn toàn do đốt lò mà ép vào chỗ chê’t.
Phát triển bất động sản là việc kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro do dự án kéo dài, nhanh cũng mất 2 năm, chậm thì 5-10 năm. Trong thời gian đó sẽ có nhiều biến động về giá vật liệu, nhân công, tỉ giá, lãi vay, trong khi giá nhà bán ra là cố định rồi. Tất nhiên có tình huống là mọi thứ trên đều giảm, thì lãi to.
Biến động về lãi vay và tỉ giá ảnh hưởng lớn và nó phụ thuộc tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Việc kinh tế thế giới sẽ lạm phát là điều đương nhiên. Vì sau dịch thì mọi nền kinh tế đều phát triển bùng nổ dẫn tới lạm phát. Thế giới lạm phát thì Việt Nam cũng khó cưỡng, đầu tiên là do ảnh hưởng bởi tỉ giá ngoại tệ. Các ngân hàng có xu hướng hút tiền về để chống lạm phát dẫn tới lãi suất tăng cao.
Lãi suất ngân hàng tăng thì ông nào vay nhiều sẽ chết trước và đó là bóng ma phủ lên các đại gia bất động sản do họ vay nhiều nhất. Ngoài chuyện tăng lãi suất, ngân hàng còn chặn cho vay để đầu tư bất động sản hay để phát triển bất động sản do rủi ro nợ xấu.
Ngoài ra, việc Việt Nam có lịch trình thay đổi luật Đất đai cũng làm thị trường bất động sản đóng băng, để chờ luật. Các dự án mới không được phê duyệt, 1 phần do các quan sợ vào lò, do chính trị thượng tầng cũng đang căng.
Hiện tại chỉ các bất động sản cũ, đã ở được thì có thể vẫn giao dịch tốt, do dân cất tiền sợ lạm phát. Còn bất động sản dự án, đang xây dở thì sẽ rất căng, vì có rủi ro CĐT không đủ sức để xây xong.
Nói tóm lại, thị trường bất động sản lần này sẽ gặp thảm hoạ kép, do cả vấn đề lạm phát quốc tế lẫn ảnh hưởng bởi sự thay đổi luật, chính sách đốt lò của chính trị thượng tầng tác động. Nhà đầu tư (cơ) quay lưng. Tầm này niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp sẽ quyết định sức khoẻ của doanh nghiệp.
Nghe đồn một số sản phẩm bất động sản dự án của NVL giảm nửa giá? Vậy thì hãy chờ đợi các đại gia khác làm điều tương tự. Đó mới là sự lành mạnh của thị trường. Làm gì có chuyện sắp tiêu đến nơi rồi còn cố giữ giá.
(Theo Dương Quốc Chính)
Khủng hoảng kinh tế có nên đầu tư không?
Vào khoảng năm 2011 khi mình đi học ở Hong Kong, case study được đưa ra thảo luận nhiều nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Một số bạn học của mình lúc đó cũng chính là những đại gia bị khủng hoảng thời kỳ đó quính cho chỉ còn cái quần bông. Sau này mình mới nhận ra một điều đó là con người ta sẽ chẳng học được điều gì trong quá khứ nếu như họ không phải là người trực tiếp trải qua và nhận lấy bài học đó.
Không một ai có thể dự đoán diễn biến chính xác của một cuộc khủng hoảng kinh tế, sẽ luôn có những sai số và diễn biến bất ngờ. Quan trọng hơn tình hình tài chính của mỗi công ty/cá nhân cũng khác nhau nên một cảnh báo đưa ra có thể đúng với người này nhưng sai với người khác.
Khi khủng hoảng xảy ra, người ta truyền miệng nhau: “Cash is King” (Tiền mặt là vua), giữ lấy tiền mặt là cách mà nhiều người thường làm để tránh khủng hoảng. Thế nhưng giá trị của đồng tiền nằm ở sự luân chuyển của nó. Câu hỏi mà mình nghe nhiều nhất là “Khủng hoảng kinh tế thì có nên đầu tư không?” Dường như một số người chưa thật sự hiểu đúng giữa đầu cơ và đầu tư.
Trước đây mua lướt sóng một mảnh đất 3 tỷ với hy vọng vài tháng lên 5 tỷ bán ra kiếm lời, đó gọi là đầu cơ. Đất nền, đất dự án giảm nửa giá, đó là hệ quả của việc thổi giá đầu cơ. Trong khủng hoảng kinh tế dĩ nhiên không nên đầu cơ, nhưng đã là đầu tư thì dù khủng hoảng vẫn luôn có cơ hội, nói một câu hơi tàn nhẫn nhưng là bản chất của kinh tế đó là: “Nguy của bạn là cơ hội của chúng tôi.”
Thị trường đầu cơ không còn được ngân hàng bơm oxy nên đất nền, đất dự án suy hô hấp nằm bất động. Nhà đất có quyền sở hữu rõ ràng sạch sẽ vẫn luôn giữ đúng giá trị của nó hoặc giảm đôi chút – đầu tư được.
Khủng hoảng hay không thì con người vẫn luôn cần ăn mặc, vẫn sẽ bị ốm, ngành lương thực thực phẩm, mặt hàng thiết yếu tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khoẻ – đầu tư được. Các quỹ đầu tư sẽ loại bỏ nhiều hạng mục đầu tư liên quan đến lĩnh vực công nghệ, start-up công nghệ nên cân nhắc nếu muốn bắt đầu cái mới trong giai đoạn này.
Tư duy muốn giàu nhanh, giàu xổi sẽ rời cuộc chơi trong mùa đông kinh tế để nhường chỗ cho đầu tư bền vững , am hiểu và nghiên cứu. Lý thuyết thì giá trị tài sản sẽ được đẩy cao hơn khi khủng hoảng kinh tế kết thúc. Nhưng làm sao để giữ được trọn vẹn tài sản và nhân nó lên trong khủng hoảng mới là điều quan trọng. Chúc các bạn luôn giữ vững thần kinh thép để đưa ra lựa chọn trú bão hay đón bão.
(Nguồn Tuệ Nghi)
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ: + Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản + Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên… + Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất + Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496 Ngày cấp: 21/02/2020 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197 Mail: hotro@2cs.vn Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Thị trường bất động sản cuối năm 2022: “Giá đất các dự án càng ngày càng tăng”
Mục Lục
Ví dụ, nếu như trước đây những vùng bất động sản đẹp ở Thảo Điền chỉ khoảng 40-50 triệu/m2, thì bây giờ họ đã đẩy giá đất ở gần Thuận An lên đến 100, 120 triệu/m2; ở quận 9 có những căn lên tới 100 triệu/m2…
“Trong 2-4 năm nay, giá bất động sản được đẩy lên cao như vậy do cung – cầu thật hay đầu cơ? Nếu do cung – cầu thật thì các dự án đó có dân ở nhiều hoặc cho thuê tốt; nhưng ngày càng có sự nghịch lý giữa giá các sản phẩm bất động sản với hiệu quả đầu tư.
Trước đây, mua 1 shophouse cho thuê có thể lợi được 4%, nhưng bây giờ chỉ còn 1-2%, thậm chí nhiều shophouse không cho thuê được. Khu Sala Thủ Thiêm rất đẹp nhưng đến giờ này vẫn còn rất nhiều chỗ trống chưa cho thuê được, chưa nói đến các nơi vùng xa”, TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng chia sẻ.
TS Đinh Thế Hiển cho rằng nhiều nhà đầu tư tin rằng bất động sản Việt Nam chỉ có đi ngang và lên chứ không xuống, nhiều người bán bất động sản cũng giữ đúng tinh thần như vậy để thúc đẩy thị trường mua.
“Họ không muốn tiếp nhận những thông tin bất động sản đi xuống, họ sẵn sàng chụp mũ ai nói bất động sản giảm là “hù dọa thị trường”. Nhưng thật sự bất động sản có xuống không? Nhìn vào thực tế các dự án chiết khấu 40-50% là thấy rõ ràng giá bất động sản giảm thật sự. Nếu vào những biệt thự ở Thảo Điền hoàn toàn có thể kiểm chứng sự sụt giảm 20% so với trước đây. Trong giai đoạn 3 tháng tới, có thể dự báo nhiều dự án giảm giá nhưng vẫn bán không được”, ông Hiển nêu.
Ông Đinh Thế Hiển cũng chia sẻ, vài tháng trước, tại nhiều vùng đã xảy ra tình trạng rao bán hàng loạt nhưng bán không được.
“Nếu nói bán hàng loạt như bên Mỹ, họ sẽ có kênh đấu giá, xuống giá cho đến mức bán được và chốt giá bán. Còn ở Việt Nam chỉ có rao bán và bán không được thì cứ tiếp tục rao bán. Không có sự ồn ào trong thông tin người này bán nhà, người này mất nhà, chỉ có sự lặng lẽ rao bán nhưng cũng rất khó khăn”, ông Hiển nói.
(Sưu tầm)
Thị trường bất động sản sẽ ra sao?
Việc nhân dân đồn thổi về sức khoẻ của 1 số đại gia bất động sản thì chẳng có gì sai. Vì logic nó phải thế. Đó là do các đại gia vay tiền quá nhiều, càng làm to càng vay mạnh. Nhưng tầm nhìn của họ hạn chế? Đấy là do khả năng đoán trước sự biến động về kinh tế kém chứ không phải hoàn toàn do đốt lò mà ép vào chỗ chê’t.
Phát triển bất động sản là việc kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro do dự án kéo dài, nhanh cũng mất 2 năm, chậm thì 5-10 năm. Trong thời gian đó sẽ có nhiều biến động về giá vật liệu, nhân công, tỉ giá, lãi vay, trong khi giá nhà bán ra là cố định rồi. Tất nhiên có tình huống là mọi thứ trên đều giảm, thì lãi to.
Biến động về lãi vay và tỉ giá ảnh hưởng lớn và nó phụ thuộc tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Việc kinh tế thế giới sẽ lạm phát là điều đương nhiên. Vì sau dịch thì mọi nền kinh tế đều phát triển bùng nổ dẫn tới lạm phát. Thế giới lạm phát thì Việt Nam cũng khó cưỡng, đầu tiên là do ảnh hưởng bởi tỉ giá ngoại tệ. Các ngân hàng có xu hướng hút tiền về để chống lạm phát dẫn tới lãi suất tăng cao.
Lãi suất ngân hàng tăng thì ông nào vay nhiều sẽ chết trước và đó là bóng ma phủ lên các đại gia bất động sản do họ vay nhiều nhất. Ngoài chuyện tăng lãi suất, ngân hàng còn chặn cho vay để đầu tư bất động sản hay để phát triển bất động sản do rủi ro nợ xấu.
Ngoài ra, việc Việt Nam có lịch trình thay đổi luật Đất đai cũng làm thị trường bất động sản đóng băng, để chờ luật. Các dự án mới không được phê duyệt, 1 phần do các quan sợ vào lò, do chính trị thượng tầng cũng đang căng.
Hiện tại chỉ các bất động sản cũ, đã ở được thì có thể vẫn giao dịch tốt, do dân cất tiền sợ lạm phát. Còn bất động sản dự án, đang xây dở thì sẽ rất căng, vì có rủi ro CĐT không đủ sức để xây xong.
Nói tóm lại, thị trường bất động sản lần này sẽ gặp thảm hoạ kép, do cả vấn đề lạm phát quốc tế lẫn ảnh hưởng bởi sự thay đổi luật, chính sách đốt lò của chính trị thượng tầng tác động. Nhà đầu tư (cơ) quay lưng. Tầm này niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp sẽ quyết định sức khoẻ của doanh nghiệp.
Nghe đồn một số sản phẩm bất động sản dự án của NVL giảm nửa giá? Vậy thì hãy chờ đợi các đại gia khác làm điều tương tự. Đó mới là sự lành mạnh của thị trường. Làm gì có chuyện sắp tiêu đến nơi rồi còn cố giữ giá.
(Theo Dương Quốc Chính)
Khủng hoảng kinh tế có nên đầu tư không?
Vào khoảng năm 2011 khi mình đi học ở Hong Kong, case study được đưa ra thảo luận nhiều nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Một số bạn học của mình lúc đó cũng chính là những đại gia bị khủng hoảng thời kỳ đó quính cho chỉ còn cái quần bông. Sau này mình mới nhận ra một điều đó là con người ta sẽ chẳng học được điều gì trong quá khứ nếu như họ không phải là người trực tiếp trải qua và nhận lấy bài học đó.
Không một ai có thể dự đoán diễn biến chính xác của một cuộc khủng hoảng kinh tế, sẽ luôn có những sai số và diễn biến bất ngờ. Quan trọng hơn tình hình tài chính của mỗi công ty/cá nhân cũng khác nhau nên một cảnh báo đưa ra có thể đúng với người này nhưng sai với người khác.
Khi khủng hoảng xảy ra, người ta truyền miệng nhau: “Cash is King” (Tiền mặt là vua), giữ lấy tiền mặt là cách mà nhiều người thường làm để tránh khủng hoảng. Thế nhưng giá trị của đồng tiền nằm ở sự luân chuyển của nó. Câu hỏi mà mình nghe nhiều nhất là “Khủng hoảng kinh tế thì có nên đầu tư không?” Dường như một số người chưa thật sự hiểu đúng giữa đầu cơ và đầu tư.
Trước đây mua lướt sóng một mảnh đất 3 tỷ với hy vọng vài tháng lên 5 tỷ bán ra kiếm lời, đó gọi là đầu cơ. Đất nền, đất dự án giảm nửa giá, đó là hệ quả của việc thổi giá đầu cơ. Trong khủng hoảng kinh tế dĩ nhiên không nên đầu cơ, nhưng đã là đầu tư thì dù khủng hoảng vẫn luôn có cơ hội, nói một câu hơi tàn nhẫn nhưng là bản chất của kinh tế đó là: “Nguy của bạn là cơ hội của chúng tôi.”
Thị trường đầu cơ không còn được ngân hàng bơm oxy nên đất nền, đất dự án suy hô hấp nằm bất động. Nhà đất có quyền sở hữu rõ ràng sạch sẽ vẫn luôn giữ đúng giá trị của nó hoặc giảm đôi chút – đầu tư được.
Khủng hoảng hay không thì con người vẫn luôn cần ăn mặc, vẫn sẽ bị ốm, ngành lương thực thực phẩm, mặt hàng thiết yếu tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khoẻ – đầu tư được. Các quỹ đầu tư sẽ loại bỏ nhiều hạng mục đầu tư liên quan đến lĩnh vực công nghệ, start-up công nghệ nên cân nhắc nếu muốn bắt đầu cái mới trong giai đoạn này.
Tư duy muốn giàu nhanh, giàu xổi sẽ rời cuộc chơi trong mùa đông kinh tế để nhường chỗ cho đầu tư bền vững , am hiểu và nghiên cứu. Lý thuyết thì giá trị tài sản sẽ được đẩy cao hơn khi khủng hoảng kinh tế kết thúc. Nhưng làm sao để giữ được trọn vẹn tài sản và nhân nó lên trong khủng hoảng mới là điều quan trọng. Chúc các bạn luôn giữ vững thần kinh thép để đưa ra lựa chọn trú bão hay đón bão.
(Nguồn Tuệ Nghi)
Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường
Tải app 2Cs ngay:
+ Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.realestate2cs
+ iOS: https://apps.apple.com/vn/app/2cs-real-estate/id1558393338
Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ