“Thị trường bất động sản đã có sự đổi ngôi ngoạn mục” – suốt 30 năm CEO Indochina Capital ở Việt Nam
Sang Việt Nam từ giữa tháng 1/1992, năm 2022 sẽ đánh dấu cột mốc 30 năm sinh sống và làm việc của CEO Indochina Capital, ông Peter Ryder. Chia sẻ với Trí Thức Trẻ, ông cho biết, trong suốt khoảng thời gian đầu tư bất động sản ở Việt Nam, thị trường ở thời điểm hiện tại đã có sự đổi ngôi ngoạn mục so với 30 năm về trước.
CEO Indochina Capital, ông Peter Ryder sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ, bản thân ông cũng từng học và làm việc trong lĩnh vực khảo cổ và nhân chủng học. Song, ông quyết định rẽ hướng sang đầu tư và từng giữ vị trí Giám đốc đầu tư cho ngân hàng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Nhưng sau đó, ông bỏ lại tất cả để gắn bó và xây dựng sự nghiệp ở Việt Nam.
Gia đình có thiên hướng nghệ thuật, bản thân ông cũng từng làm về khảo cổ và nhân chủng học, tại sao ông lại rẽ hướng sang đầu tư, cụ thể là đầu tư bất động sản?
Người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như quyết định lựa chọn đi theo đầu tư của tôi chính là ông ngoại. Ông từng làm trong một ngân hàng đầu tư. Tôi nhớ rất rõ, lần đầu tiên ông đưa tôi đến sàn giao dịch chứng khoán New York là khi tôi 10 tuổi, và tôi bị ấn tượng bởi sự nhộn nhịp, tất bật của các nhà đầu tư.
Mặc dù sau đó tôi đã quyết định theo học ngành khảo cổ và nhân chủng học vì sở thích, thậm chí, tôi đã có thời gian giảng dạy trong lĩnh vực này, nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của bản thân, tôi biết rằng, một lúc nào đó tôi sẽ chuyển sang đầu tư.
Về lý do tôi chọn bất động sản mà không phải lĩnh vực khác, mọi người có thể nghĩ rằng tôi đùa, nhưng tôi yêu thích bất động sản từ khi tôi chỉ là một đứa trẻ 3 tuổi. Lớn lên ở Manhattan, New York, từ khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ thường dắt tôi đi dạo xung quanh thành phố và tôi bị thu hút với việc xây dựng, những chiếc cần cẩu lớn, những tòa nhà chọc trời và cứ thế, niềm đam mê bất động sản đã dần ngấm vào máu của tôi.
Tại sao ông lại chọn Việt Nam mà không phải là những thị trường bất động sản phát triển hơn?
Tôi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực đầu tư bất động sản kể từ năm 1983. Cụ thể, từ năm 1983-1991, tôi làm việc cho Salomon Brothers, một ngân hàng đầu tư bất động sản nổi tiếng có trụ sở ở New York, đây cũng là nơi trước đó ông tôi từng làm việc.
Sau đó, tôi chuyển đến làm việc ở Tokyo gần 4 năm, từ 1987 đến 1990. Trong khoảng thời gian làm việc ở Tokyo, tôi đã có cơ hội đi du lịch khắp nơi, từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, đến Trung Quốc, nhưng tôi chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến Việt Nam.
Khi quay trở lại New York vào năm 1991, tôi luôn tìm cách để quay lại châu Á, bởi vì tôi đã nhận ra cơ hội, tiềm năng phát triển ở đây. Cho đến cuối năm 1991, tôi quyết định rời Salomon Brothers cùng với hai đồng nghiệp sáng lập công ty đầu tư bất động sản của riêng mình.
Và ngay trước khi tôi rời Salomon Brothers khoảng 1-2 ngày, tôi nhận được một bức fax. Nội dung của bức fax là bản đồ của Thành phố Hồ Chí Minh với một dấu mực khoanh tròn ở khu vực giữa Quận 5 và Quận 6, chính xác là Chợ Lớn, kèm dòng chữ “Ông có hứng thú với dự án này không?”. Đây chính là cơ duyên đã đưa tôi đến Việt Nam.
Là một nhà nhân chủng và khảo cổ học, tôi yêu thích việc khám phá các nền văn hóa độc đáo và những nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy khi có cơ hội, tôi biết chắc rằng đây là điều tôi luôn muốn làm trong cuộc đời mình, được đến những nơi như Việt Nam.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác sâu xa hơn thế. Bởi vì tôi đã lớn lên vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, là thời điểm đang xảy ra cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ. Lúc đó, cứ khoảng 18:30 mỗi tối, trên kênh CBS Evening News, câu chuyện đầu tiên được Walter Cronkite, vị MC nổi tiếng lúc bấy giờ đề cập chính là cuộc chiến ở Việt Nam.
Là một người không ủng hộ chiến tranh, tôi bị cuốn hút vào những câu chuyện liên quan đến Việt Nam. Thậm chí, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam ngay từ khi còn rất trẻ. Mặc dù tôi chưa bao giờ học về Việt Nam ở trường trung học hay đại học, tôi đã tìm đọc nhiều nhất có thể tất cả những gì liên quan đến Việt Nam.
Vì vậy, một thỏa thuận, đam mê khám phá, Walter Cronkite và chiến tranh, tất cả những điều này đã tạo cho tôi một sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam, sau đó tôi quyết định đến và ở lại đây cho đến tận bây giờ.
Ấn tượng đầu tiên của ông khi đến Việt Nam là gì?
Tôi đến Việt Nam vào giữa tháng 1/1992. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, có một anh Việt kiều đã đưa tôi đến chợ Bến Thành. Lúc đó chỉ còn chỉ vài tuần trước Tết Nguyên Đán. Bấy giờ tôi không biết Tết là gì, tôi chỉ đứng đó và nhìn mọi hoạt động mua, bán, xe cộ qua lại nhộn nhịp ngay trước mắt mình, khác hẳn những gì tôi mường tượng về Việt Nam trước khi đến.
Thẳng thắn mà nói, tôi gần như cảm thấy hào hứng và thích thú ngay lập tức vì đã nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam, và tiềm năng phát triển ở nơi đây.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?
Còn rất nhiều thứ ở Việt Nam đã thay đổi trong suốt 30 năm qua. Các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều hơn, đẹp hơn.
Trong vòng 10-15 năm đầu kể từ khi tôi đến Việt Nam, thị trường bất động sản ở Việt Nam bị chi phối rất nhiều bởi các nhà phát triển nước ngoài, Hàn Quốc rồi đến Nhật Bản, sau đó, các công ty châu Âu và Hoa Kỳ cũng bắt đầu tham gia vào thị trường.
Ví dụ như các chủ đầu tư đến từ Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Đài Loan (Trung Quốc). Thời điểm đó, ở Việt Nam không hề tồn tại một doanh nghiệp về bất động sản như Vinhomes, NovaLand hay Sun Group giống bây giờ.
Nhưng ngày nay, thị trường bất động sản hoàn toàn do các nhà phát triển Việt Nam thống trị, các nhà phát triển nước ngoài chỉ chiếm 5% thị trường. Trong khi đó, nếu quay trở lại 20 năm trước, các nhà phát triển nước ngoài đã chiếm 95% thị trường. Vì vậy, đã xảy ra một sự đổi ngôi. Đối với tôi, đó là sự thay đổi lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam trong suốt 30 năm.
Vậy ông dự đoán thế nào về xu hướng đầu tư bất động sản ở Việt Nam hậu Covid-19?
Về xu hướng bất động sản nói chung, điều lớn nhất mà tôi nghĩ rằng sẽ có sự thay đổi đó là nơi mọi người quyết định sinh sống. Nếu trước đây, mọi người thường chuyển đến các thành phố lớn, các khu đô thị để kiếm được một công việc tốt, nhiều nhà hàng, nhiều quán bar hơn.
Thế nhưng, giờ đây, mọi người có thể sẽ thận trọng hơn về việc di chuyển vào thành phố hoặc ở lại thành phố, họ có thể tìm kiếm cơ hội sống bên ngoài thành phố. Bởi vì, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc sống ở nơi có môi trường sạch hơn và an toàn hơn.
Có thể là khu vực ngoại thành, hoặc xa hơn, nơi họ không quá lo lắng về bệnh truyền nhiễm. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều có xu hướng đó, vẫn có rất nhiều lý do để mọi người ở lại thành phố. Ví dụ như gia đình tôi, chúng tôi có một ngôi nhà ở Hà Nội, nhưng chúng tôi đã dành phần lớn thời gian trong hai năm qua ở ngôi nhà ở ngoại thành.
Ông kỳ vọng lĩnh vực bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào trong 5-10 năm tới?
Tôi hy vọng các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bất động sản bền vững và hướng tới môi trường xanh sẽ có hiệu lực, và mọi người buộc phải tuân theo luật pháp cũng như nâng cao ý thức của mình trong việc phát triển bất động sản trên cơ sở bền vững.
Bởi vì những tác động tiêu cực tiềm tàng của biến đổi khí hậu là quá lớn đối với thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Giả sử, nếu mực nước biển dâng lên thêm 1m/phút thì một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất, 1/3 Việt Nam sẽ ở dưới nước. Vì vậy chúng ta phải có các quy định, các khuyến khích kinh tế thích hợp, lúc đó, lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam sẽ phát triển bền vững hơn rất nhiều.
Trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của Indochina Capital có gặp khó khăn?
Vì Indochina Capital được thành lập và làm việc trên cơ sở trung và dài hạn, chúng tôi được tiếp cận nguồn vốn và có kế hoạch trong lâu dài, cho nên công ty không không bị ảnh hưởng nặng nề giống như lĩnh vực kinh doanh bán lẻ khác như nhà hàng hay chủ quán bar.
Chỉ có duy nhất một điều khiến hoạt động của công ty bị ảnh hưởng đấy là tốc độ xử lý hồ sơ. Khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng, cả nước giãn cách xã hội, các văn phòng đóng cửa và buộc mọi người làm việc tại nhà. Điều đó đã làm chậm quá trình phê duyệt các dự án của chúng tôi.
Thế nhưng, tôi đã có một đội ngũ nhân viên vô cùng tốt, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đạt được các phê duyệt cần thiết. Vì vậy, tôi nghĩ là chúng tôi đã rất may mắn, Covid-19 có thể chỉ ảnh hưởng đến chúng tôi từ 10-15%, trong khi có rất nhiều doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ phá sản.
Kể từ khi thành lập Indochina Capital vào năm 1999 cho đến bây giờ, ông thấy tự hào nhất với dự án nào của công ty?
Đầu tiên phải là 63 Lý Thái Tổ. Dự án này được thiết kế bởi một trong những tập đoàn kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới, Kohn Pedersen Fox. CEO Kohn Pedersen Fox, ông A. Eugene Kohn là một người bạn rất tốt của tôi, và tôi đã đưa ông ấy đến Việt Nam vào đầu năm 1992 để thiết kế cho tòa nhà 63 Lý Thái Tổ. Dự án tọa lạc ở vị trí tuyệt vời, ngay cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội, và chính thức mở cửa vào năm 1998, trở thành trụ sở của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Dự án thứ hai là Four Seasons Resort The Nam Hai, đây thực sự là khu nghỉ dưỡng siêu sang đầu tiên được phát triển tại Việt Nam. Trước khi chúng tôi đến, đây hoàn toàn là một vùng đất hoang sơ, không có gì cả. Giờ đây, nếu đứng ở Four Seasons Resort The Nam Hai, bạn sẽ thấy các khu nghỉ dưỡng và các tòa nhà cao tầng ở Đà Nẵng.
Kế hoạch phát triển trong tương lai của Indochina Capital sẽ là gì?
Hiện tại, Indochina Capital đang phát triển hệ thống khách sạn Wink. Wink được thiết kế để hướng đến đối tượng khách hàng là người dân Việt Nam, sau đó mới đến khách du lịch quốc tế.
Wink trong tiếng Việt có nghĩa là nháy mắt, nó mang một sắc thái vui tươi, sang trọng, quyến rũ, và đó là phong cách mà Wink đang hướng đến. Hiện, Wink đã có một cơ sở ở 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là dự án bất động sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại MIPIM Asia 2021 – Giải thưởng Bất động sản hàng đầu được mệnh danh là “Giải Oscar của ngành Bất động sản châu Á” – ở hạng mục phát triển xanh tốt nhất (Best Green Development) và được nhiều giải thưởng như Asia Pacific Property Awards 2019, International Travel Awards 2021 với danh hiệu khách sạn có kiến trúc và thiết kế tốt nhất Việt Nam.
Trong tương lai, Indochina đặt mục tiêu sẽ xây dựng khoảng 20 khách sạn dọc Việt Nam. Trong đó, 4 khách sạn đang hoàn thiện xây dựng và 2 khách sạn chuẩn bị khởi công. Nhiều khách sạn Wink sẽ có mặt tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, cũng như Cần Thơ, Hải Phòng, Tuy Hòa, Phú Yên. Ngoài ra, Indochina Kajima cũng muốn xây dựng Wink ở Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh.
“Thị trường bất động sản đã có sự đổi ngôi ngoạn mục” – suốt 30 năm CEO Indochina Capital ở Việt Nam
Sang Việt Nam từ giữa tháng 1/1992, năm 2022 sẽ đánh dấu cột mốc 30 năm sinh sống và làm việc của CEO Indochina Capital, ông Peter Ryder. Chia sẻ với Trí Thức Trẻ, ông cho biết, trong suốt khoảng thời gian đầu tư bất động sản ở Việt Nam, thị trường ở thời điểm hiện tại đã có sự đổi ngôi ngoạn mục so với 30 năm về trước.
CEO Indochina Capital, ông Peter Ryder sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ, bản thân ông cũng từng học và làm việc trong lĩnh vực khảo cổ và nhân chủng học. Song, ông quyết định rẽ hướng sang đầu tư và từng giữ vị trí Giám đốc đầu tư cho ngân hàng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Hoa Kỳ tại Nhật Bản. Nhưng sau đó, ông bỏ lại tất cả để gắn bó và xây dựng sự nghiệp ở Việt Nam.
Gia đình có thiên hướng nghệ thuật, bản thân ông cũng từng làm về khảo cổ và nhân chủng học, tại sao ông lại rẽ hướng sang đầu tư, cụ thể là đầu tư bất động sản?
Người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như quyết định lựa chọn đi theo đầu tư của tôi chính là ông ngoại. Ông từng làm trong một ngân hàng đầu tư. Tôi nhớ rất rõ, lần đầu tiên ông đưa tôi đến sàn giao dịch chứng khoán New York là khi tôi 10 tuổi, và tôi bị ấn tượng bởi sự nhộn nhịp, tất bật của các nhà đầu tư.
Mặc dù sau đó tôi đã quyết định theo học ngành khảo cổ và nhân chủng học vì sở thích, thậm chí, tôi đã có thời gian giảng dạy trong lĩnh vực này, nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của bản thân, tôi biết rằng, một lúc nào đó tôi sẽ chuyển sang đầu tư.
Về lý do tôi chọn bất động sản mà không phải lĩnh vực khác, mọi người có thể nghĩ rằng tôi đùa, nhưng tôi yêu thích bất động sản từ khi tôi chỉ là một đứa trẻ 3 tuổi. Lớn lên ở Manhattan, New York, từ khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ thường dắt tôi đi dạo xung quanh thành phố và tôi bị thu hút với việc xây dựng, những chiếc cần cẩu lớn, những tòa nhà chọc trời và cứ thế, niềm đam mê bất động sản đã dần ngấm vào máu của tôi.
Tại sao ông lại chọn Việt Nam mà không phải là những thị trường bất động sản phát triển hơn?
Tôi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực đầu tư bất động sản kể từ năm 1983. Cụ thể, từ năm 1983-1991, tôi làm việc cho Salomon Brothers, một ngân hàng đầu tư bất động sản nổi tiếng có trụ sở ở New York, đây cũng là nơi trước đó ông tôi từng làm việc.
Sau đó, tôi chuyển đến làm việc ở Tokyo gần 4 năm, từ 1987 đến 1990. Trong khoảng thời gian làm việc ở Tokyo, tôi đã có cơ hội đi du lịch khắp nơi, từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, đến Trung Quốc, nhưng tôi chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến Việt Nam.
Khi quay trở lại New York vào năm 1991, tôi luôn tìm cách để quay lại châu Á, bởi vì tôi đã nhận ra cơ hội, tiềm năng phát triển ở đây. Cho đến cuối năm 1991, tôi quyết định rời Salomon Brothers cùng với hai đồng nghiệp sáng lập công ty đầu tư bất động sản của riêng mình.
Và ngay trước khi tôi rời Salomon Brothers khoảng 1-2 ngày, tôi nhận được một bức fax. Nội dung của bức fax là bản đồ của Thành phố Hồ Chí Minh với một dấu mực khoanh tròn ở khu vực giữa Quận 5 và Quận 6, chính xác là Chợ Lớn, kèm dòng chữ “Ông có hứng thú với dự án này không?”. Đây chính là cơ duyên đã đưa tôi đến Việt Nam.
Là một nhà nhân chủng và khảo cổ học, tôi yêu thích việc khám phá các nền văn hóa độc đáo và những nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy khi có cơ hội, tôi biết chắc rằng đây là điều tôi luôn muốn làm trong cuộc đời mình, được đến những nơi như Việt Nam.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác sâu xa hơn thế. Bởi vì tôi đã lớn lên vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, là thời điểm đang xảy ra cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ. Lúc đó, cứ khoảng 18:30 mỗi tối, trên kênh CBS Evening News, câu chuyện đầu tiên được Walter Cronkite, vị MC nổi tiếng lúc bấy giờ đề cập chính là cuộc chiến ở Việt Nam.
Là một người không ủng hộ chiến tranh, tôi bị cuốn hút vào những câu chuyện liên quan đến Việt Nam. Thậm chí, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam ngay từ khi còn rất trẻ. Mặc dù tôi chưa bao giờ học về Việt Nam ở trường trung học hay đại học, tôi đã tìm đọc nhiều nhất có thể tất cả những gì liên quan đến Việt Nam.
Vì vậy, một thỏa thuận, đam mê khám phá, Walter Cronkite và chiến tranh, tất cả những điều này đã tạo cho tôi một sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam, sau đó tôi quyết định đến và ở lại đây cho đến tận bây giờ.
Ấn tượng đầu tiên của ông khi đến Việt Nam là gì?
Tôi đến Việt Nam vào giữa tháng 1/1992. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, có một anh Việt kiều đã đưa tôi đến chợ Bến Thành. Lúc đó chỉ còn chỉ vài tuần trước Tết Nguyên Đán. Bấy giờ tôi không biết Tết là gì, tôi chỉ đứng đó và nhìn mọi hoạt động mua, bán, xe cộ qua lại nhộn nhịp ngay trước mắt mình, khác hẳn những gì tôi mường tượng về Việt Nam trước khi đến.
Thẳng thắn mà nói, tôi gần như cảm thấy hào hứng và thích thú ngay lập tức vì đã nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam, và tiềm năng phát triển ở nơi đây.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?
Còn rất nhiều thứ ở Việt Nam đã thay đổi trong suốt 30 năm qua. Các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều hơn, đẹp hơn.
Trong vòng 10-15 năm đầu kể từ khi tôi đến Việt Nam, thị trường bất động sản ở Việt Nam bị chi phối rất nhiều bởi các nhà phát triển nước ngoài, Hàn Quốc rồi đến Nhật Bản, sau đó, các công ty châu Âu và Hoa Kỳ cũng bắt đầu tham gia vào thị trường.
Ví dụ như các chủ đầu tư đến từ Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Đài Loan (Trung Quốc). Thời điểm đó, ở Việt Nam không hề tồn tại một doanh nghiệp về bất động sản như Vinhomes, NovaLand hay Sun Group giống bây giờ.
Nhưng ngày nay, thị trường bất động sản hoàn toàn do các nhà phát triển Việt Nam thống trị, các nhà phát triển nước ngoài chỉ chiếm 5% thị trường. Trong khi đó, nếu quay trở lại 20 năm trước, các nhà phát triển nước ngoài đã chiếm 95% thị trường. Vì vậy, đã xảy ra một sự đổi ngôi. Đối với tôi, đó là sự thay đổi lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam trong suốt 30 năm.
Vậy ông dự đoán thế nào về xu hướng đầu tư bất động sản ở Việt Nam hậu Covid-19?
Về xu hướng bất động sản nói chung, điều lớn nhất mà tôi nghĩ rằng sẽ có sự thay đổi đó là nơi mọi người quyết định sinh sống. Nếu trước đây, mọi người thường chuyển đến các thành phố lớn, các khu đô thị để kiếm được một công việc tốt, nhiều nhà hàng, nhiều quán bar hơn.
Thế nhưng, giờ đây, mọi người có thể sẽ thận trọng hơn về việc di chuyển vào thành phố hoặc ở lại thành phố, họ có thể tìm kiếm cơ hội sống bên ngoài thành phố. Bởi vì, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc sống ở nơi có môi trường sạch hơn và an toàn hơn.
Có thể là khu vực ngoại thành, hoặc xa hơn, nơi họ không quá lo lắng về bệnh truyền nhiễm. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều có xu hướng đó, vẫn có rất nhiều lý do để mọi người ở lại thành phố. Ví dụ như gia đình tôi, chúng tôi có một ngôi nhà ở Hà Nội, nhưng chúng tôi đã dành phần lớn thời gian trong hai năm qua ở ngôi nhà ở ngoại thành.
Ông kỳ vọng lĩnh vực bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào trong 5-10 năm tới?
Tôi hy vọng các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển bất động sản bền vững và hướng tới môi trường xanh sẽ có hiệu lực, và mọi người buộc phải tuân theo luật pháp cũng như nâng cao ý thức của mình trong việc phát triển bất động sản trên cơ sở bền vững.
Bởi vì những tác động tiêu cực tiềm tàng của biến đổi khí hậu là quá lớn đối với thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Giả sử, nếu mực nước biển dâng lên thêm 1m/phút thì một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất, 1/3 Việt Nam sẽ ở dưới nước. Vì vậy chúng ta phải có các quy định, các khuyến khích kinh tế thích hợp, lúc đó, lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam sẽ phát triển bền vững hơn rất nhiều.
Trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của Indochina Capital có gặp khó khăn?
Vì Indochina Capital được thành lập và làm việc trên cơ sở trung và dài hạn, chúng tôi được tiếp cận nguồn vốn và có kế hoạch trong lâu dài, cho nên công ty không không bị ảnh hưởng nặng nề giống như lĩnh vực kinh doanh bán lẻ khác như nhà hàng hay chủ quán bar.
Chỉ có duy nhất một điều khiến hoạt động của công ty bị ảnh hưởng đấy là tốc độ xử lý hồ sơ. Khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng, cả nước giãn cách xã hội, các văn phòng đóng cửa và buộc mọi người làm việc tại nhà. Điều đó đã làm chậm quá trình phê duyệt các dự án của chúng tôi.
Thế nhưng, tôi đã có một đội ngũ nhân viên vô cùng tốt, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đạt được các phê duyệt cần thiết. Vì vậy, tôi nghĩ là chúng tôi đã rất may mắn, Covid-19 có thể chỉ ảnh hưởng đến chúng tôi từ 10-15%, trong khi có rất nhiều doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ phá sản.
Kể từ khi thành lập Indochina Capital vào năm 1999 cho đến bây giờ, ông thấy tự hào nhất với dự án nào của công ty?
Đầu tiên phải là 63 Lý Thái Tổ. Dự án này được thiết kế bởi một trong những tập đoàn kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới, Kohn Pedersen Fox. CEO Kohn Pedersen Fox, ông A. Eugene Kohn là một người bạn rất tốt của tôi, và tôi đã đưa ông ấy đến Việt Nam vào đầu năm 1992 để thiết kế cho tòa nhà 63 Lý Thái Tổ. Dự án tọa lạc ở vị trí tuyệt vời, ngay cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội, và chính thức mở cửa vào năm 1998, trở thành trụ sở của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Dự án thứ hai là Four Seasons Resort The Nam Hai, đây thực sự là khu nghỉ dưỡng siêu sang đầu tiên được phát triển tại Việt Nam. Trước khi chúng tôi đến, đây hoàn toàn là một vùng đất hoang sơ, không có gì cả. Giờ đây, nếu đứng ở Four Seasons Resort The Nam Hai, bạn sẽ thấy các khu nghỉ dưỡng và các tòa nhà cao tầng ở Đà Nẵng.
Kế hoạch phát triển trong tương lai của Indochina Capital sẽ là gì?
Hiện tại, Indochina Capital đang phát triển hệ thống khách sạn Wink. Wink được thiết kế để hướng đến đối tượng khách hàng là người dân Việt Nam, sau đó mới đến khách du lịch quốc tế.
Wink trong tiếng Việt có nghĩa là nháy mắt, nó mang một sắc thái vui tươi, sang trọng, quyến rũ, và đó là phong cách mà Wink đang hướng đến. Hiện, Wink đã có một cơ sở ở 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là dự án bất động sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại MIPIM Asia 2021 – Giải thưởng Bất động sản hàng đầu được mệnh danh là “Giải Oscar của ngành Bất động sản châu Á” – ở hạng mục phát triển xanh tốt nhất (Best Green Development) và được nhiều giải thưởng như Asia Pacific Property Awards 2019, International Travel Awards 2021 với danh hiệu khách sạn có kiến trúc và thiết kế tốt nhất Việt Nam.
Trong tương lai, Indochina đặt mục tiêu sẽ xây dựng khoảng 20 khách sạn dọc Việt Nam. Trong đó, 4 khách sạn đang hoàn thiện xây dựng và 2 khách sạn chuẩn bị khởi công. Nhiều khách sạn Wink sẽ có mặt tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, cũng như Cần Thơ, Hải Phòng, Tuy Hòa, Phú Yên. Ngoài ra, Indochina Kajima cũng muốn xây dựng Wink ở Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh.
Cảm ơn ông!
Nguồn: CafeF