Tin vui với bất động sản có thực sự là nới room tín dụng?

Những thông tin về việc điều chỉnh room tín dụng của hệ thống ngân hàng đang được không ít nhà đầu tư bất động sản mong đợi. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, triển vọng dòng vốn vào địa ốc được khơi thông trong ngắn hạn là rất thấp.

Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc thực hiện điều chỉnh hạn mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 14% trong năm 2022 sẽ được thực hiện chậm nhất trong những ngày cuối tháng 8.

Dòng vốn sẽ vẫn khó “chảy” mạnh

Cần nhắc lại, trong 8 tháng qua, tăng trưởng tín dụng ở mức 9,3%, như vậy dư địa còn lại là 4,7 điểm %, tương đương khoảng 450.000 tỷ đồng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc hệ thống ngân hàng được nới room phần nào sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản theo hai góc độ.

Thứ nhất, các doanh nghiệp có nguồn tiền mới để đảo nợ trái phiếu đến hạn – vốn đang gây áp lực lớn.

Thứ hai, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào các tháng cuối năm 2022 khi dòng tín dụng “tan băng”, nhà đầu tư cá nhân và người mua nhà tiếp cận được vốn, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, khả năng dòng vốn được khơi thông trong ngắn hạn là rất mong manh, nếu không muốn nói là không thể. Nguyên nhân dễ thấy nhất là vì ngân hàng đã đổ quá nhiều vốn cho lĩnh vực nhà đất trong những năm qua.

Ngân hàng muốn sửa quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai bất động sản
Dù ngân hàng được nới room, triển vọng dòng vốn vào bất động sản hồi phục mạnh vẫn là rất thấp.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, trong thời gian qua, các ngân hàng đã quá “dễ dãi” với bất động sản. Đến năm 2022, dù đã có động thái siết chặt, nhưng địa ốc vẫn nhận được nhiều vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp. Minh chứng là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của ngành này trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 280 nghìn tỷ đồng.

Các kết quả khảo sát cho thấy, vốn ngân hàng đang chiếm đến 70% giá trị vốn bất động sản. Với mô hình kinh doanh hiện nay, ngân hàng càng tăng tín dụng, doanh nghiệp địa ốc sẽ càng tăng thâm dụng vốn.

“Chưa kể, thời hạn quay vòng vốn trong lĩnh vực bất động sản rất dài, bình quân 10 năm, cao gấp 4 lần các ngành sản xuất kinh doanh khác. Về lâu dài, điều này sẽ gây bất ổn, vì vậy khả năng dòng vốn đổ vào nhà đất được nới rộng trong ngắn hạn là rất khó có thể xảy ra”, ông Hiển phân tích.

Đã đến lúc giảm bớt sự lệ thuộc

Không chỉ các chuyên gia, không ít nhà đầu tư có kinh nghiệm “thực chiến” cũng khẳng định nhà đầu tư nên cẩn trọng trước thông tin nhà băng nới room tín dụng. Có rất nhiều “tay to” đang chia sẻ thông tin này để “chốt hàng”.

Chia sẻ trên trang cá nhân, ông Trần Minh, một nhà đầu tư cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, room tín dụng có nới nhưng thực chất tổng nguồn cung không đổi. Nguồn tiền sẽ được luân chuyển từ ngành có nhiều rủi ro sang ít rủi ro. Mà bất động sản lại đang bị đánh giá rất thiếu tích cực. Vì vậy, hy vọng dòng tiền “dễ dãi” quay trở lại với nhà đất trong thời gian ngắn là bất khả thi.

Mọi phân tích đều cho thấy, các doanh nghiệp không nên quá kỳ vọng vào động thái nới room tín dụng. Thậm chí, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho hay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% là con số buồn chứ không vui, cần nới thêm 1-2% bởi các ngân hàng thương mại đã gần cạn room.

Thị trường BĐS khu Nam Sài Gòn 2022 thế nào?

Trong bối cảnh tín dụng từ ngân hàng khó có thể được khơi thông trong ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần chủ động đa dạng nguồn vốn, trước tiên là chủ động xây dựng và cải thiện hồ sơ tín dụng trên thị trường vốn, hướng đến một chiến lược vốn tối ưu thay vì đến khi có nhu cầu mới huy động.

Cùng với đó, các chủ đầu tư cần tăng tốc việc đa dạng nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện cho người mua bằng cách điều chỉnh kỳ hạn thanh toán phù hợp với hạn mức tín dụng từ các ngân hàng…

Ngoài ra, cần đẩy mạnh áp dụng xếp hạng tín nhiệm, sẽ giúp không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà còn giúp các ngân hàng thương mại trong việc tham chiếu lựa chọn, đánh giá và cho vay tín dụng phù hợp.

Trong khi đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp.

Đặc biệt, ông Nghĩa nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm phải ra được Nghị định 153 sửa đổi về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu. Các doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi trả, bao gồm mạnh dạn phát hành trái phiếu mới hoặc bán các dự án, tài sản dở dang.


Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS 
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường

Nhật Minh/ Vnbusiness

Đánh giá BĐS này

  • Chất lượng
  • Giá
  • Dịch vụ
Mục Lục