Đất quê bỗng nóng bỏng tay hậu dịch căng thẳng tại các TP lớn:

Giá đất vườn ven Sài Gòn lại tăng “nóng” 2022

Thị trường đất tỉnh như Phú Mỹ, Định Quán, Bình Phước, Long An, Đăk Nông… không chỉ đất thổ cư, đất nông nghiệp tăng trên 30%. So với thời điểm này hồi giữa năm 2020 thì các khu vực này giá đất đã tăng hơn gấp đôi.

Thực tế, từ tháng 10 đến nay, sau khi mở cửa cho đi lại thì chỉ có nhà phố thành phố giữ giá, còn thị trường vùng ven và đất tỉnh đã lập mặt bằng giá mới so với thời điểm quý 2/2021 trước bùng dịch. Vùng ven như Q.9, Hóc Môn, Củ Chi tăng 10- 20%. Thị trường đất tỉnh như Phú Mỹ, Định Quán, Bình Phước, Long An, Đăk Nông tăng trên 30%, so với thời điểm này hồi giữa năm 2020 thì đất tỉnh đã tăng hơn gấp đôi. 

Đáng nói, không chỉ đất thổ cư, đất vườn, đất nông nghiệp tại các khu vực này cũng tăng giá chóng mặt. Hoạt động đầu tư mua bán sôi động khiến mặt bằng giá đất thay đổi những năm qua.  Mức tăng ghi nhận trong một năm có thể lên đến 20-40%.

Ghi nhận cho thấy, khoảng hai năm gần đây, nhiều người dân ở quê bán đất rồi lên đời. Từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, đâu đâu người dân cũng bàn tán về mảnh vườn này, bãi đất kia được bán với giá trên trời. “Cò đất” lùng sục, họ vào tận thôn quê, xóm lẻ để tìm đất.

Không chỉ ở Xuân Lộc mà ở hầu hết các huyện tại Đồng Nai, giá đất nông nghiệp đều tăng phi mã. Năm 2016, đất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ giá khoảng 200-800 triệu đồng/ha, tùy theo vị trí. Còn thời điểm hiện tại, giá 1ha đất nông nghiệp đã tăng lên 4-8 tỷ đồng. Giá đất ở những thửa đất nông nghiệp gần mặt tiền đường lớn có thể lên đến 1-2 tỷ đồng/sào (1.000m2).

Tương tự, tại các huyện Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Cẩm Mỹ… giá đất trên nhiều tuyến đường liên xã, trong các ấp cũng tăng cao. Tại ấp 2 xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, giá đất nông nghiệp đang giao dịch quanh mức 1-1,5 tỷ đồng/ha, tăng gấp 5-6 lần so với 2 năm trước; còn đất nằm trên các tuyến đường lớn có khi lên đến 5-7 tỷ đồng/ha.

Tại các khu vực công nghiệp phát triển như các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Biên Hòa, Long Khánh, giá đất nông nghiệp lên mức mức 20-50 tỷ đồng/ha.

Tìm hiểu được biết, nhiều nhà đầu tư từ Tp.HCM tìm đến Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai hoặc ra Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên… để mua đất vườn đầu tư hoặc mua làm nơi nghỉ dưỡng, khiến loại hình này nhộn nhịp thời gian qua. Mặt bằng giá vì thế cũng tăng mạnh.

Theo một chuyên gia trong ngành, xu hướng mua đất nông nghiệp, đất nghỉ dưỡng ở các tỉnh nở rộ trong vài năm gần đây, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà còn bùng mạnh hơn sau đợt giãn cách xã hội. Từ bán kính 100-120 km, hiện nhiều người chấp nhận xa hơn 200- 300 km để mua được đất rẻ.

Thực tế, hậu giãn cách, điểm sáng của thị bất động sản đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô, xuất phát từ làn sóng “bỏ phố về quê” khi dịch bệnh xuất hiện. Xu hướng này phát triển suốt năm 2020 và có phần chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền “sốt” ở nhiều khu vực.

Không chỉ ở phía Nam, các khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên khu vực ven Hà Nội như Vân Canh, Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm mua, giao dịch đều, giá đất tiếp tục tăng. Chẳng hạn như tại Hoà Bình, điểm nóng nhất là huyện Lương Sơn, quy hoạch phát triển đô thị du lịch, đô thị sinh thái đang được các nhà đầu tư lớn quan tâm nghiên cứu khảo sát triển khai các dự án đầu tư, giá đất đang tăng chóng mặt.

Nếu năm 2019, có một cá nhân đến gom, mua hàng loạt sổ đất rừng của người dân với giá từ 140 – 180 triệu đồng/ha thì nay, người dân đang đòi không dưới 700 – 800 triệu đồng/ha. Hay,  những lô đất rộng vài nghìn m2 tại các xã: Hòa Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên của huyện Lương Sơn đang được rao bán ở mức giá từ 3 – 3,5 tỷ đồng, tăng gấp 2-3 lần trước đó.

giá đất

Trong khi đó, tại Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận…xu hướng tìm mua đất vườn, đất nông nghiệp đã trở thành một làn sóng từ lâu, khiến giá đất các khu vực này ngày càng tăng cao.

Các miếng đất có view đẹp, có suối, thác nhanh chóng trở thành hàng hiếm để rao bán cho những người đầu tư farmstay, homestay p..hục vụ du lịch. Những mảnh vườn có cây trái sẵn như bơ, hồng, sầu riêng cũng hấp dẫn người muốn làm nhà ở, trang trại, sống gần gũi với thiên nhiên. Ngay cả những miếng đất xa trung tâm, chưa có sổ cũng được người ít tiền tìm đến.

Chính nhu cầu tăng đã khiến giá cả phân khúc này tăng trưởng. Theo dự báo, giá đất vườn, đất nông nghiệp ven Sài Gòn còn tiếp tục xu hướng tăng tại các khu vực có lợi thế về hạ tầng, quy hoạch, gần sông, biển…

Một lớp nhà đầu từ tư khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Hà Nội… vẫn đang âm thầm “săn” loại hình bất động sản này.

Nguồn: CafeF

Đánh giá BĐS này

  • Chất lượng
  • Giá
  • Dịch vụ