M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc?

Báo cáo về thị trường vốn đầu tư quý I/2022 của Cushman & Wakefield cho thấy, chỉ riêng trong quý I/2022, các doanh nghiệp bất động sản đã chi gần 1 tỷ USD để M&A các dự án. Những chỉ báo này cho thấy, cuộc đua M&A sẽ tăng tốc mạnh trong những quý tiếp theo.

Dù chỉ được ghi nhận trong một quý, con số này cao hơn khoảng 10% so với cả năm 2019 và chỉ thấp hơn khoảng 10% so với cả năm 2017, 2018 – giai đoạn trước khi đại dịch xuất hiện.

Sôi động thị trường M&A

Đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị giao dịch quý I là thương vụ chuyển nhượng tòa nhà văn phòng Capital Place (Ba Đình, Hà Nội) trị giá 550 triệu USD từ CapitaLand Development cho Viva Land.

Ba khu đất có tổng diện tích 14,2 ha, bao gồm 2 khu được quy hoạch để phát triển nhà ở thấp tầng và 1 khu dành cho chung cư cao tầng. Giao dịch dự kiến được thực hiện vào quý III/2022.

Hay như mới đây, Tập đoàn Keppel Land cũng vừa ký thỏa thuận ràng buộc với ng ty cổ phần Địa ốc Phú Long để mua 49% cổ phần trong 3 khu đất tại Khu đô thị Bắc An Khánh – Mailand Hanoi City (tên cũ là Splendora) với tổng giá trị 2.715 tỷ đồng (khoảng 120 triệu USD).

Trong khi đó, mới đây ng ty TNHH Boustead Projects đã mua lại 49% cổ phần trong ng ty cổ phần ng Nghiệp Logistics KTG & Boustead tại khu ng nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) với giá 6,9 triệu USD. Sự hợp tác này sẽ mang tới cho Boustead Projects 03 bất động sản và KTG 10 bất động sản. Tổng giá trị tài sản của thương vụ lên tới 141 triệu USD, bao gồm 840.000m2 tổng diện tích đất, trong đó, có 550.000m2 diện tích đất cho thuê.

ng ty Vina Đại Phước, chủ đầu tư dự án SwanBay Đại Phước cũng đã có sự thay đổi về cổ đông chủ chốt khi SNC Investments 27 (nắm 92% cổ phần) và SNC Investments 28 đã không còn tên trong danh sách cổ đông của ng ty.

Dù tên tuổi doanh nghiệp “thế chân” chưa được ng bố, song một số nguồn tin cho biết, có khả năng dự án này đã thuộc về doanh nghiệp bất động sản lớn của Việt Nam, được sở hữu bởi một nữ tỷ phú USD.

Thị trường bất động sản tại khu Tây

Theo phân tích của giới quan sát, phân khúc văn phòng cũng được ghi nhận chiếm đa số trong các thương vụ đầu năm, với tỷ trọng 58% tổng giá trị giao dịch, theo sau là bất động sản ng nghiệp (28%) và nhà ở (13%). Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên các tòa nhà văn phòng được sang nhượng với tổng giá trị lớn như vậy.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam nói rằng, một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới đang bắt đầu và cần phải “tranh thủ”. Những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, hoặc đơn giản là có nguồn tiền nhàn rỗi đang tích cực tìm kiếm cơ hội trên thị trường M&A bất động sản khi có nhiều yếu tố hỗ trợ như kinh tế đang trên đà hồi phục, hoạt động đầu tư ng vào các dự án hạ tầng giao thông lớn được thúc đẩy…

Xét về phân khúc sản phẩm, ông David Jackson đánh giá, nhiều chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án còn dang dở và tiến hành các chiến lược tiếp thị quy mô lớn, dài hơi. Một số chủ đầu tư có tiềm lực tài chính đẩy mạnh hoạt động M&A để rút ngắn thời gian tạo lập quỹ đất.

Những đợt bùng phát dịch COVID-19 đã khiến những chủ đầu tư không đủ tiềm lực phải tạm rời khỏi thị trường, còn lại là những đơn vị có thực lực, sức chống chịu tốt và đã chuẩn bị sẵn nguồn lực để tiếp tục vượt lên. Đây là thời điểm quan trọng mang đến nhiều cơ hội cho họ.

Bất động sản | Địa ốc có thể trầm lắng kéo dài

“Kịch hay” vẫn còn ở phía trước?

ng ty Savills Việt Nam cũng vừa có báo cáo mới nhất về triển vọng thị trường M&A Việt Nam trong năm 2022. Theo Savills, khi những rào cản du lịch được dỡ bỏ, các nhà đầu tư có thể trực tiếp di chuyển tới các dự án để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu mô hình kinh doanh hay đánh giá tiềm năng của ngành. Từ đó, quá trình giải ngân nguồn vốn FDI sẽ trở nên thuận tiện hơn, góp phần gia tăng tỉ lệ thành ng của các giao dịch M&A.

Ngành bất động sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội tạo sức bật cho các hoạt động mua bán – sáp nhập và trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp quốc tế trong năm 2022.

Bà Lê Thị Phương Lan, Trưởng Bộ phận Tư vấn Đầu tư, Savills Hà Nội, chia sẻ: “Trong những tháng đầu năm 2022, Việt Nam tiếp tục ghi nhận tình hình hoạt động M&A tích cực. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản xếp thứ 2 toàn ngành khi thu về tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% thị phần. Những con số này đã phần nào khẳng định nhu cầu và kỳ vọng của các doanh nghiệp ngoại quốc trong việc phát triển các dự án bất động sản tại Việt Nam.”

Tuy nhiên, đổi lại những cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam mang tới, hoạt động mua bán- sáp nhập vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định. Điều này khiến doanh nghiệp FDI trở nên dè dặt hơn, phần nào kìm hãm sự phát triển của thị trường M&A.

Rõ ràng, thị trường M&A tại Việt Nam sở hữu nhiều ưu thế so với các quốc gia trong khu vực, song vẫn tiềm tàng nhiều thách thức cho nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư ngoại quốc. Các giao dịch M&A là một loại hàng hóa phức tạp. Do đó, các bên tham gia cần tìm hiểu kỹ càng cũng như lập kế hoạch chi tiết để hướng tới giá trị dài hạn trong tương lai.

Đặc biệt, động thái cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bất động sản nói riêng và việc tiếp tục hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào phân khúc này cũng sẽ khiến nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền.

Do đó, họ buộc phải chia tay sớm, chuyển nhượng bớt các dự án, quỹ đất để có dòng tiền hoạt động. Điều này tiếp thêm một trợ lực vào sự sôi động trong cuộc đua M&A bất động sản năm 2022.

Nhận định về thị trường, giới phân tích cho rằng trong quý II/2022, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển ổn định, nguồn cung tại một số thị trường hiện hữu giảm do chính sách và quỹ đất hạn hẹp. Thêm vào đó, các gói đầu tư ng vào hạ tầng tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận cụ thể là các tuyến đường vành đai 4, 5… sẽ là điểm nhấn giúp thị trường bất động sản tại các tỉnh lân cận Hà Nội hấp dẫn hơn.

Thị trường tại các tỉnh có các khu ng nghiệp quy mô như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương… sẽ vẫn có sự phát triển trong quý II nhờ nguồn cầu bất động sản vùng ven khu ng nghiệp vẫn đang là điểm sáng của thị trường. Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là phân khúc lựa chọn hút dòng tiền nhờ mở cửa sau dịch và kích cầu du lịch tại các địa phương. Sự hồi phục kinh tế cùng với nhận định về sự lạm phát, đưa bất động sản trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế.

Đây chắc chắn sẽ là những điểm đáng chú ý để thị trường M&A tiếp tục phát triển và tiếp tục bùng nổ trong những quý tiếp theo. Nhất là khi cả vốn ngoại và nội cùng chọn phương thức M&A sẽ khiến cuộc đua vào thị trường bất động sản thêm hấp dẫn.

Theo Trà My/vnbusiness.vn

 

Đánh giá BĐS này

  • Chất lượng
  • Giá
  • Dịch vụ
Mục Lục