Vai trò dẫn đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Mục Lục
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn được mệnh danh là “bát giác kim cương” gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang đã có những đóng góp đáng kể tạo nên sức bật và duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – động lực phát triển mạnh nhất
Ngay từ năm 2019, Chính phủ đã xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nắm giữ vai trò “đầu tàu”, dẫn dắt, phát triển bền vững đối với kinh tế đất nước.
Tuy diện tích chỉ chiếm 9,2%, nhưng GDP của vùng chiếm hơn 45% cả nước và gần 51% GDP của bốn vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp hơn 42% tổng thu ngân sách, trong đó, có 4 địa phương có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương thuộc nhóm cao nhất (TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương).
Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 1,89% so với năm 2019. Riêng Đồng Nai tăng trưởng kinh tế 4,44%, cao hơn gấp 2 lần so với bình quân của vùng, đồng thời đứng thứ ba trong vùng chỉ sau Bình Dương và Bình Phước. Kết quả này sẽ tạo đà cho tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục phát triển.
Tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Trong năm 2020, GRDP của tỉnh tăng 4,44%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.952 USD, thu ngân sách nhà nước hơn 54,2 ngàn tỷ đồng, đạt 102% dự toán, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt kế hoạch 30%, thu hút đầu tư trong nước tăng gấp gần 3 lần so với kế hoạch năm.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn với 32 khu công nghiệp đã được thành lập và phân bổ ở TP. Biên Hòa, Huyện Long Thành, Huyện Trảng Bom. Nhờ chính sách thoáng, mở và tạo điều kiện để phát triển mà tỉnh Đồng Nai đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 525 triệu USD, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế, những năm gần đây, Đồng Nai thực hiện đẩy mạnh đồng bộ hóa hạ tầng giao thông, xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch kết nối đến các vùng kinh tế, khu đô thị tiệm cận. Chính điều này là động lực giúp Đồng Nai tăng tốc bứt phá, thu hút nguồn vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế.
Đô thị sân bay Long Thành: hoàn thiện diện mạo đón đầu ‘thành phố sân bay”
Nằm trong quy hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai, huyện Long Thành sẽ được xây dựng thành vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh, thuộc vùng đô thị trung tâm ở vị trí phía Đông của TP.HCM.
Nhờ định hướng phát triển mang tính chiến lược và sự quy hoạch đồng bộ đô thị, Long Thành đang sở hữu nhiều lợi thế nhờ kết nối và tập trung nhiều dự án giao thông lớn của quốc gia.
Với diện tích hơn 5.000ha, sân bay quốc tế Long Thành là “siêu dự án” cấp quốc gia với vốn đầu tư lên đến 336.630 tỷ đồng (16 tỉ USD) bao gồm 4 đường băng, được chia làm 3 giai đoạn. Dự kiến khi sân bay hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, công suất khai thác sẽ đạt 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm.
Hàng loạt các tuyến đường cao tốc, đường sắt được triển khai xây dựng và duy trì tiến độ thi công để kết nối trực tiếp huyện Long Thành và sân bay quốc tế với các đô thị lớn liền kề như cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành; đường sắt TP.HCM – Biên Hòa – Long Thành – Vũng Tàu; Quốc lộ 51,…
Mạng lưới các công trình giao thông trọng điểm và các khu đô thị hiện đại hoàn chỉnh góp phần tạo nên diện mạo xứng tầm cho “thành phố sân bay”, hướng đến mục tiêu đưa Long Thành trở thành đô thị loại III vào 2030 với quy mô dân số huyện Long Thành dự báo đến năm 2030 đạt từ 370.000 – 380.000 người.
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt, hiện Đồng Nai có 344 dự án khu dân cư, khu đô thị với diện tích gần 9,2 ngàn ha.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn uy tín đã đầu tư từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng vào các dự án khu dân cư, khu đô thị nhằm đón đầu nhu cầu ở thực khi sân bay Long Thành chính thức đi vào hoạt động vào năm 2025.
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Mua bán chuyển nhượng chung cư, nhà đất , đất đai (quy trình, thủ tục, chi phí)
Vai trò dẫn đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Mục Lục
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn được mệnh danh là “bát giác kim cương” gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang đã có những đóng góp đáng kể tạo nên sức bật và duy trì vị trí dẫn đầu nền kinh tế cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – động lực phát triển mạnh nhất
Ngay từ năm 2019, Chính phủ đã xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nắm giữ vai trò “đầu tàu”, dẫn dắt, phát triển bền vững đối với kinh tế đất nước.
Tuy diện tích chỉ chiếm 9,2%, nhưng GDP của vùng chiếm hơn 45% cả nước và gần 51% GDP của bốn vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp hơn 42% tổng thu ngân sách, trong đó, có 4 địa phương có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương thuộc nhóm cao nhất (TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương).
Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 1,89% so với năm 2019. Riêng Đồng Nai tăng trưởng kinh tế 4,44%, cao hơn gấp 2 lần so với bình quân của vùng, đồng thời đứng thứ ba trong vùng chỉ sau Bình Dương và Bình Phước. Kết quả này sẽ tạo đà cho tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục phát triển.
Tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Trong năm 2020, GRDP của tỉnh tăng 4,44%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.952 USD, thu ngân sách nhà nước hơn 54,2 ngàn tỷ đồng, đạt 102% dự toán, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt kế hoạch 30%, thu hút đầu tư trong nước tăng gấp gần 3 lần so với kế hoạch năm.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn với 32 khu công nghiệp đã được thành lập và phân bổ ở TP. Biên Hòa, Huyện Long Thành, Huyện Trảng Bom. Nhờ chính sách thoáng, mở và tạo điều kiện để phát triển mà tỉnh Đồng Nai đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 525 triệu USD, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thực tế, những năm gần đây, Đồng Nai thực hiện đẩy mạnh đồng bộ hóa hạ tầng giao thông, xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch kết nối đến các vùng kinh tế, khu đô thị tiệm cận. Chính điều này là động lực giúp Đồng Nai tăng tốc bứt phá, thu hút nguồn vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế.
Đô thị sân bay Long Thành: hoàn thiện diện mạo đón đầu ‘thành phố sân bay”
Nằm trong quy hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai, huyện Long Thành sẽ được xây dựng thành vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh, thuộc vùng đô thị trung tâm ở vị trí phía Đông của TP.HCM.
Nhờ định hướng phát triển mang tính chiến lược và sự quy hoạch đồng bộ đô thị, Long Thành đang sở hữu nhiều lợi thế nhờ kết nối và tập trung nhiều dự án giao thông lớn của quốc gia.
Với diện tích hơn 5.000ha, sân bay quốc tế Long Thành là “siêu dự án” cấp quốc gia với vốn đầu tư lên đến 336.630 tỷ đồng (16 tỉ USD) bao gồm 4 đường băng, được chia làm 3 giai đoạn. Dự kiến khi sân bay hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025, công suất khai thác sẽ đạt 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm.
Hàng loạt các tuyến đường cao tốc, đường sắt được triển khai xây dựng và duy trì tiến độ thi công để kết nối trực tiếp huyện Long Thành và sân bay quốc tế với các đô thị lớn liền kề như cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành; đường sắt TP.HCM – Biên Hòa – Long Thành – Vũng Tàu; Quốc lộ 51,…
Mạng lưới các công trình giao thông trọng điểm và các khu đô thị hiện đại hoàn chỉnh góp phần tạo nên diện mạo xứng tầm cho “thành phố sân bay”, hướng đến mục tiêu đưa Long Thành trở thành đô thị loại III vào 2030 với quy mô dân số huyện Long Thành dự báo đến năm 2030 đạt từ 370.000 – 380.000 người.
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt, hiện Đồng Nai có 344 dự án khu dân cư, khu đô thị với diện tích gần 9,2 ngàn ha.
Đến nay, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn uy tín đã đầu tư từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng vào các dự án khu dân cư, khu đô thị nhằm đón đầu nhu cầu ở thực khi sân bay Long Thành chính thức đi vào hoạt động vào năm 2025.
Nguồn: CafeLand
__________________________________________________________________________________________
Nếu bạn vẫn còn những lo lắng khi phải tự mình làm những thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. 2Cs-chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản xin giới thiệu đến bạn những dịch vụ pháp lý liên quan như:
Và một số dịch vụ pháp lý khác.
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hướng dẫn tạo tài khoản và đăng tin bất động sản: Xem video!
Tải app 2Cs dành cho
Android: Tại đây!
iOS: Tại đây!
Xem thêm: