Nguy cơ rửa tiền trên thị trường bất động sản, Đại biểu Quốc hộ nói gì?

Nguy cơ rửa tiền trên thị trường bất động sản, Đại biểu Quốc hộ nói gì?

Góp ý dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu quốc hội đề nghị tăng cường phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá, quy định giao dịch phải thanh toán qua ngân hàng.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tài sản được mua bằng tiền “bẩn” có thể được bán, ngụy trang một cách hiệu quả để che đậy nguồn gốc tham nhũng của số tiền bị lấy ra từ ngân sách. Đặc biệt, ở một số nơi, rất dễ để che giấu chủ sở hữu thực sự của một tài sản. Tại đó tồn tại các công ty ẩn danh có thể được sử dụng để mua bất động sản. Điều này có nghĩa, ngay cả những người thực thi pháp luật cũng không biết người sở hữu ngôi nhà ở kế bên.

Các quốc gia giàu có thường là đích đến những các khoản đầu tư bất hợp pháp.

Theo nghiên cứu của TI, ở Anh, ít nhất có số bất động sản trị giá 4,4 tỷ bảng Anh (5,5 tỷ USD) đã được mua với sự giàu có đáng ngờ.

Ở Đức, tính riêng trong năm 2017, khoảng 30 tỷ USD tiền có nguồn gốc không rõ ràng đã bước chân vào thị trường bất động sản nước này.

Còn tại Canada, ít nhất 20 tỷ đô la Canada (khoảng 15 tỷ USD) đã tham gia vào thị trường nhà ở tại khu vực Greater Toronto trong hơn 10 năm qua mà không có sự giám sát của các cơ quan chống rửa tiền.

Các nhà báo điều tra và lực lượng điều tra thực thi pháp luật đã chỉ ra cách thức mà quan chức tham nhũng lợi dụng sự điều hành lỏng lẻo của thị trường bất động sản.

Các nước Tây Phi cho chúng ta những ví dụ nổi bật gây sốc. Năm 2017, Teodorín Obiang, Phó Tổng thống Guinea Xích đạo, một trong những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao nhất châu Phi, đã có căn biệt thự trị giá 107 triệu Euro (118 triệu USD) ở Thủ đô Paris của nước Pháp bị tịch thu sau khi một tòa án ở Pháp phát hiện ông có hành vi rửa tiền và tham ô.

Trong khi đó, Tổng thống Guinea Xích đạo Obiang (cha của Phó Tổng thống Teodorin), đang đón tiếp ông Yahya Jammeh – cựu Tổng thống lưu vong của Gambia – người cùng với các cộng sự của mình đánh cắp gần 1 tỷ USD từ ngân sách Nhà nước trong thời gian nắm quyền. Ông Jammeh và Tổng thống Obiang có điểm chung là đều sở hữu các biệt thự sang trọng nằm cạnh nhau ở Maryland, Mỹ.

Một trường hợp khác, James Ibori, cựu Thống đốc bang Delta của Nigeria từ năm 1999 – 2007, đã bị kết án 13 năm tù sau khi thừa nhận gian lận gần 50 triệu bảng (66 triệu USD). Thẩm phán trong vụ án nói rằng, con số này thấp đến mức lố bịch và số tiền thực tế có thể vượt quá 200 triệu bảng (245 triệu USD). Ibori đã sử dụng các công ty “ma” trong nhiều khu vực pháp lý bí mật để di chuyển các quỹ, và sau đó, điểm hoàn thành của dòng tiền bẩn này là đất đai, nhà cửa và hàng hóa xa xỉ nằm rải khắp thế giới.

Những biệt thự hào nhoáng ở nước ngoài của các Tổng thống và quan chức quyền lực cao có thể là tiêu điểm của câu chuyện rửa tiền, tham nhũng, nhưng đó không phải là toàn bộ thực tế. Ở Zambia – một quốc gia Cộng hòa thuộc miền Nam châu Phi, có câu chuyện đầy bí ẩn xung quanh quyền sở hữu 48 căn hộ tại Thủ đô Lusaka. Có những nghi ngờ cho rằng, số bất động sản này đang được sử dụng để che giấu số tiền bị đánh cắp thông qua các hoạt động tham nhũng.

Ở Việt Nam, tại báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố của NHNN, bất động sản là một trong 15 lĩnh vực trong nền kinh tế có nguy cơ rửa tiền cao. Bởi, lĩnh vực này thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Quy định về phòng, chống rửa tiền trong bất động sản là hết sức cần thiết

Sáng ngày 1/11, Quốc hội thảo luận về dự án luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền, đại biểu Thái Thị An Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nhận thấy, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét. Đại biểu cho biết, trong lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công các giao dịch bất động sản có thể qua sàn hoặc trực tiếp, thanh toán bằng tiền hoặc chuyển khoản nên khó kiểm soát.

Đại biểu nêu rõ việc quy định và thực thi các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là hết sức cần thiết, không chỉ để thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Do đó, để góp phần hoàn thiện các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại khoản 2 Điều 4 là tổ chức đấu giá tài sản bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến, nhiều năm gần đây, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương. Do đó, cũng cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá.

Nguy cơ rửa tiền trên thị trường bất động sản, Đại biểu Quốc hộ nói gì?
Đại biểu Thái Thị An Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An. (Ảnh quochoi.vn).

Đồng thời, bổ sung thêm các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 33 của dự thảo Luật là khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trở lên trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trở lên trong một lần.

Bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, rửa tiền, áp dụng cho các đối tượng báo cáo là đấu giá viên, tổ chức hành nghề, đấu giá thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền đối với các đối tượng này.

Đại biểu Thái Thị An Chung cũng nhấn mạnh, cần sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết để chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường bất động sản.

Tăng tính minh bạch của thị trường khi giao dịch bất động sản qua ngân hàng

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Theo đó, HoREA cho rằng kiến nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, chống thất thu ngân sách Nhà nước và góp phần phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.

Cụ thể, khi nêu rõ sự cần thiết phải quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng, HoREA cho biết từng có văn bản kiến nghị đề xuất về việc này.

Tại Văn bản 107 năm 2011, HoREA đề nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng do hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ.

Việc thanh toán bằng tiền mặt chưa đảm bảo được tính minh bạch. Thậm chí, có trường hợp giá mua bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở ghi trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch thật. Điều này dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp, hoặc có thể làm cho ngân sách Nhà nước bị thất thu.

Hơn nữa, theo HoREA, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống rửa tiền và để thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, nên việc quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng là rất cần thiết.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

HoREA cũng cho biết, nội dung khoản 1, điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định: Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán” cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 của Chính phủ với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng để làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Theo đó, Hiệp hội kiến nghị bổ sung một điều mới vào Nghị định 02/2022 quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Thanh Phong/ Nhịp sống thị trường

Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, quý khách hàng hoàn toàn an tâm khi làm việc, hợp tác với 2CS với đầy đủ các dịch vụ:
+ Mua, bán, chuyển nhượng, ký gửi bất động sản
+ Dịch vụ pháp lý liên quan: xin phép xây dựng, hồ sơ thừa kế, chia tách, chuyển đổi, sang tên…
+ Thiết kế xây dựng, nội – ngoại thất
+ Trang trí cảnh quan, an ninh…
CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN 2CS 
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0316152496
Ngày cấp: 21/02/2020
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM
Hotline: 0989 888 197
Mail: hotro@2cs.vn
Địa chỉ: Số 21 Đường N, KP Ích Thạnh, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Chỉ đường
Văn phòng Long An: ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chỉ đường

Tải app 2Cs ngay:

Video hướng dẫn tạo tài khoản – đăng tin: https://youtu.be/lUlBVisXGFQ

Đánh giá BĐS này

  • Chất lượng
  • Giá
  • Dịch vụ
Mục Lục